C. Tổng Hợp Tình Hình Biến Động Về Việc Làm Của Lao Động Trong Các Nhóm Điều Tra Trước Và Sau


57


Bảng 4.5c. Tổng hợp tình hình biến động về việc làm của lao động trong các nhóm điều tra trước và sau

THĐ

ĐVT: Người



STT


Ngành nghề lao

động

Nhóm hộ 1 (n=50)


Nhóm hộ 2 (n=10)

Hộ có DT thu hồi <50% (n=20)

Hộ có DT thu hồi ≥ 50%

(n=30)


Trước THĐ


Sau

THĐ

So sánh


Trước THĐ


Sau

THĐ

So sánh


Trước THĐ


Sau

THĐ

So sánh

Tăng (+)

Giảm ( - )

Tăng (+)

Giảm ( - )

Tăng (+)

Giảm ( - )

1

LĐ làm NN

49

36

_

13

68

43

_

25

27

15

_

12

2

Công nhân

9

12

3

_

11

16

5

_

2

7

5

_

3

Cán bộ xã, CQ Nhà

nước


3


5


2


_


8


8


0


0


3


3


0


0

4

LĐ làm KD,DV

6

6

0

0

5

11

6

_

2

2

0

0

5

LĐ làm thuê

7

11

4

_

10

22

12

_

3

9

6

_

6

Công việc khác

2

6

4

_

7

9

2

_

4

5

1

_

7

Tổng số

76

76

_

_

109

109

_

_

41

41

_

_

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 8


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009


Qua bảng số liệu ta có thể thấy được sự biến động việc làm của các lao động trong các nhóm hộ, nhìn chung sau THĐ thì cơ cấu việc làm của các lao động biến động theo hướng giảm dần lao động làm nông nghiệp, tăng dần lao động trong các lĩnh vực việc làm khác. Tuy nhiên, sự biến động này phụ thuộc vào từng tính chất của từng nhóm hộ, cụ thể:


Số lượng (người)


70


60


50


40


30


20


10


0

Trước THĐ Sau THĐ


Hộ có DT thu hồi <50%


Trước THĐ Sau THĐ


Hộ có DT thu hồi trên

50%


Nhóm hộ

Trước THĐ Sau THĐ


Nhóm hộ 2


Lao động NN LĐ làm KD, DV

công nhân Làm thuê

cán bộ xã, CQ nhà nước công việc khác


Hình 4.4. Tình hình biến động việc làm của lao động ở các nhóm hộ điều tra


Trong nhóm hộ 1 nhìn chung sau THĐ có sự biến động tương đối lớn về việc làm của các lao động, song nó cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi. Đối với các hộ có diện tích đất thu hồi dưới 50% thì sau THĐ tỷ lệ lao động làm nông nghiệp tuy có giảm song vẫn còn tương đối lớn so với trước thu hồi thì số lao động nông nghiệp giảm 13 người.



Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là sau khi không còn đất sản xuất các lao động chủ yếu là chuyển sang lao động ở các lĩnh vực mang tính chất tạm thời và không cho thu nhập cao, thiếu sự ổn định như làm thuê, làm thêm những công việc khác trong thời gian nhàn rỗi, qua kết quả điều tra cho thấy số lượng người làm trong 2 lĩnh vực này là 8 trong tổng số 13 người mất việc hoặc thiếu việc (chiếm 61,53%), trong khi tỷ lệ người tham gia vào làm công nhân và những công việc mang tính ổn định lại rất thấp chỉ có 5 trong tổng số 13 người (chiếm 38,46%). Còn đối với nhóm hộ có diện tích thu hồi trên 50% thì sự biến động này thể hiện càng rò hơn, cụ thể qua kết quả điều tra 30 hộ cho thấy sau THĐ thì tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 25 người, nếu lấy tỷ lệ lao động trước thu hồi đất làm gốc thì tỷ lệ này chiếm 36,76%, đồng thời tỷ lệ lao động trong những lĩnh vực khác cũng tăng theo nhưng tăng mạnh nhất là lao động tham gia làm thuê chiếm tới 12 người trong tổng số 25 người không có việc, trong khi số lao động chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ sau khi mất việc chỉ có 6 chiếm 24% trong tổng số lao động chuyển từ lao động nông nghiệp, và số lao động chuyển sang làm công nhân chỉ có 6 người trong tổng số 25 người.

Xét tới nhóm hộ 2 là nhóm chịu ảnh hưởng tương đối lớn của quá trình THĐ thì qua kết quả điều tra 10 hộ ta thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm tương đối mạnh, sau THĐ chỉ còn 15 người chiếm 36,58% giảm 29,27% so với trước THĐ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hoặc mất việc sau THĐ lại chủ yếu chuyển sang lĩnh vực làm thuê và làm công nhân, tỷ lệ làm thuê chiếm 50% tổng số lao động chuyển sang từ nông nghiệp.

Qua phân tích ta có thể thấy sự tác động rất lớn của quá trình THĐ đến việc làm của lao động ở các nhóm hộ, khiến cho rất nhiều lao động bị mất việc làm sau khi mất đất sản xuất, tuy nhiên sau khi THĐ do hạn chế về trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nên lực lượng lao động thiếu việc làm này chủ yếu chuyển sang làm thuê và một số công việc khác để tạo thêm thu nhập, song các công việc này chỉ mang tính tạm thời và không mang lại thu nhập cao và ổn định. Chính vì vậy, một yêu cầu bức thiết đặt ra đó là phải



có chính sách đào tạo nghề phù hợp để nâng cao trình độ cho các lao động để họ có khả năng tìm kiếm được những công việc cho thu nhập ổn định, đồng thời phải có chính sách ưu tiên thu hút lao động chủ yếu là các đối tượng lao động trong diện bị THĐ nhằm tạo việc làm, ổn định thu nhập cũng như cuộc sống lâu dài cho họ.

4.2.4. Thực trạng thu nhập của các nhóm hộ sau THĐ

4.2.4.1. Tình hình thu nhập của các nhóm hộ trước và sau THĐ

Sau khi bị chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất sang phục vụ xây dựng KCN đã làm cho cơ cấu ngành nghề của các nhóm hộ bị thay đổi, điều này kéo theo cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ cũng có sự thay đổi tương đối lớn. Để thấy được sự thay đổi này ta đi xem xét bảng 4.6

Qua bảng số liệu ta thấy sau khi bị THĐ nhìn chung thu nhập từ ngành nông nghiệp của các hộ giảm mạnh, đặc biệt thu nhập từ trồng trọt giảm nhanh chóng chính vì vậy kéo theo tổng thu nhập của các hộ giảm, trừ nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% là có thu nhập tăng hơn trước nhưng không đáng kể. Cụ thể:

- Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì theo kết quả điều tra 20 hộ cho thấy, nhìn chung sau THĐ thu nhập từ nông nghiệp giảm, tuy nhiên do diện tích thu hồi nhỏ cho nên sự ảnh hưởng không lớn lắm. Chính vì vậy, một số hộ sau khi nhận được đền bù đã tập trung đầu tư vào chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, do vậy mặc dù thu nhập từ nông nghiệp giảm song thu nhập từ chăn nuôi và các lĩnh vực khác tăng lên kéo theo tổng thu nhập tăng hơn trước nhưng tăng không đáng kể, cụ thể trước THĐ tổng thu nhập bình quân là 59,24 triệu trên hộ, sau THĐ là 63,91 triệu trên hộ. Bên cạnh đó, thu nhập từ nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 40,24% tổng thu nhập so với trước thu hồi là 50,81% thì tỷ lệ này giảm 10,57%.


61


Bảng 4.6. Cơ cấu thu nhập bình quân của các nhóm hộ điều tra trước và sau THĐ

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=50)


Nhóm hộ 2(n=10)

Hộ có DT thu hồi <50%

Hộ có DT thu hồi ≥ 50%

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng


Tỷ lệ (%)


Tổng thu nhập

BQ/hộ


59,24


100


63,91


100


56,35


100


54,68


100


81,67


100


72,92


100


1. Từ NN


30,10


50,81


25,72


40,24


32,38


57,46


21,25


38,86


53,25


65,68


36,66


50,27


- Trồng trọt


10,26


34,09


7,01


27,25


10,50


32,43


3,46


16,28


12,80


24,03


4,72


12,87


- Chăn nuôi


17,79


59,10


18,68


72,63


21,88


65,57


17,79


83,72


40,45


75,96


31,92


87,07


2. Từ KD,DV


9,98


16,85


12,19


19,07


10,67


18,93


14,97


27,38


3,00


3,70


3,24


4,44


3. Từ lương LĐ


17,51


29,56


23,10


35,99


12,94


22,96


16,71


30,56


18,62


22,97


25,26


34,64


4.Nguồn thu khác


1,65


2,79


2,07


3,24


0,36


0,64


1,75


3,20


6,20


7,65


7,76


10,64

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009


Điều này chứng tỏ, đối với các hộ thuộc nhóm này nghề nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của họ, song thu nhập từ nông nghiệp sau THĐ lại chủ yếu là thu nhập từ chăn nuôi chiếm tới 72,63% tăng lên 13,53% so với trước thu hồi, qua kết quả điều tra ta còn thấy thu nhập bình quân của các hộ từ sản xuất kinh doanh cũng tăng từ 16,85% trước thu hồi lên 19,07% sau thu hồi. Đặc biệt thu nhập từ lương lao động của các hộ thuộc nhóm này ngày càng chiếm ưu thế hơn các nghành khác sau THĐ với 35,99% tổng thu nhập.


Cơ cấu thu nhập của các hộ

Tỷ l ệ (%)

70


60


50


40


30


20


10


0

T rc T HĐ Sau T HĐ T rc T HĐ Sau T HĐ T rc T HĐ

Sau T HĐ

Nhóm hộ

Hộ có DT t hu hồi <50% Hộ có DT t hu hồi >= 50%

Nhóm hộ 2

NN

Từ KD,DV

Lương LĐ

Thu khác

Hình 4.5. Cơ cấu thu nhập bình quân của các nhóm hộ điều tra trước và sau THĐ

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì tổng thu nhập lại giảm hơn so với trước thu hồi, đặc biệt thu nhập từ ngành nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn chiếm 38,86% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này là 57,46%. Hơn nữa, cũng như các nhóm khác thu nhập của ngành nông nghiệp cũng chủ yếu từ ngành chăn nuôi chiếm tới 83,72%. Điều này chứng tỏ, khi


diện tích canh tác bị thu hẹp các hộ đã chuyển sang tập trung sản xuất chăn nuôi để tạo thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, ở nhóm này thu nhập từ kinh doanh cũng tăng lên đáng kể chiếm 27,38% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này chỉ là 18,93%. Có thể nói, lương lao động là một trong những nguồn thu nhập chính của các hộ sau THĐ vì nó chiếm tới 30,56% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này chỉ chiếm 22,96%. Điều này chứng tỏ, sau khi bị THĐ phần lớn lao động do bị hạn chế về trình độ nên khó tìm được việc làm ổn định, do vậy chủ yếu các hộ chuyển sang làm thuê những công việc tạm thời như phụ hồ, làm mộc, gánh vác thuê,… để tạo thu nhập cho gia đình.

Đối với nhóm hộ 2, sau khi THĐ cơ cấu thu nhập của các hộ cũng có nhiều thay đổi, theo kết quả điều tra 10 hộ trên địa bàn ta thấy: Sau khi bị thu hồi diện tích đất tổng hợp khá lớn thì tổng thu nhập bình quân của các hộ giảm rất mạnh từ 81,67 triệu xuống còn 72,92 triệu. Tuy nhiên, ở nhóm này thu nhập phần lớn vẫn tập trung vào ngành nông nghiệp chiếm tới 50,27%, trong đó chủ yếu là thu nhập thu được từ chăn nuôi chiếm tới 87,07%.

Qua đây ta có thể thấy được một thực tế là hầu như các hộ sau khi THĐ đều tập trung vào phát triển chăn nuôi, tuy nhiên đây là một ngành chịu rất nhiều rủi ro, chính vì vậy đây không thể là giải pháp tối ưu để ổn định thu nhập và cuộc sống của các hộ sau THĐ được. Hơn nữa, sau khi bị THĐ đa số các lao động vừa làm nông nghiệp vừa đi làm thuê và nhiều công việc khác để tăng thêm thu nhập do đó thu nhập từ công việc khác và làm thuê chiếm 45,28% tổng thu nhập sau THĐ.

Như vậy, qua phân tích kết quả điều tra ta có thể thấy được rò cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ có xu hướng giảm dần thu nhập nông nghiệp, tăng dần thu nhập từ các ngành nghề khác. Song nhìn chung đại đa số sau THĐ thu nhập của các hộ đều giảm, điều này chứng tỏ vai trò của đất đai đối với đời sống của người dân rất quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân thì vấn đề đặt ra ở đây phải có giải pháp can thiệp làm sao để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho họ sau khi mất đất.


4.2.4.2. Sự tác động của việc THĐ đến thu nhập của các hộ dân trên địa bàn

Sau khi phân tích bảng 4.6 ta có thể hiểu được phần nào tác động của quá trình THĐ đến đời sống của các hộ, song để hiểu sâu hơn về sự tác động này ta đi xem xét bảng 4.7.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy đa số các hộ sau THĐ có thu nhập giảm, mặc dù nhóm có diện tích thu hồi dưới 50% đất nông nghiệp khi xét bình quân các hộ thì tổng thu nhập tăng, song khi đi phân tích sâu hơn thì ta thấy sau THĐ chỉ có 35% số hộ ở nhóm này có thu nhập tăng hơn so với trước thu hồi, còn đa số các hộ có thu nhập giảm chiếm 55% và chỉ có 10% số hộ là có thu nhập không thay đổi.

Đối với nhóm có diện tích thu hồi trên 50% đất nông nghiệp, qua kết quả điều tra 30 hộ thì cũng chỉ có 30% số hộ có thu nhập tăng, 60% số hộ có thu nhập giảm và chỉ có 10% là vẫn giữ được thu nhập ổn định.

Bảng 4.7. Tổng hợp sự biến động thu nhập của các hộ điều tra sau

THĐ



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=50)


Nhóm hộ 2

(n=10)


Tổng số

Hộ có DT

thu hồi

<50% (n=20)

Hộ có DT

thu hồi

≥50%

(n=30)

SL

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

20

100

30

100

10

100

60

100

Hộ có thu nhập tăng

7

35

9

30

2

20

18

30

Hộ có thu nhập không thay đổi

2

10

3

10

2

20

7

11,67

Hộ có thu nhập

giảm


11


55


18


60


6


60


35


58,33

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022