86,44%). Tuy nhiên, Bắc Ninh lại là một trong số những tỉnh có quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, trong những năm gần đây, do có nhiều điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài nên rất nhiều nhà máy, KCN, khu chế xuất mọc lên khắp nơi, song song với quá trình này thì rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để phục vụ cho phát triển công nghiệp, theo thống kê từ năm 2001 đến nay tỉnh Bắc ninh đã thu hồi trên 3000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN tập trung và các khu chế xuất. Nhận thấy sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình THĐ tới đời sống kinh tế của người dân, đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu đề ra đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, do đó trong những năm qua tỉnh đã đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến THĐ cho người dân, cụ thể những giải pháp đó như sau:
+ Khuyến khích phát triển các làng nghề theo hướng công nghiệp để giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động sau THĐ (hiện nay toàn tỉnh có 62 làng nghề).
+ Luôn gắn đào tạo nghề với việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư ở nông thôn cũng như những lao động sau THĐ, cùng với Hội nông dân đưa ra các chương trình hành động để tạo nghề, giải quyết việc làm phù hợp. Bình quân mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho 14.894 lao động, trong 5 năm 2000- 2005 tỉnh đã giải quyết được việc làm cho 74.474 lao động.
+ Tỉnh đã có yêu cầu đối với các KCN trước khi quy hoạch phải giải trình phương án tuyển lao động địa phương vào làm việc, đặc biệt là lao động bị thu hồi hết đất canh tác.
+ Hỗ trợ nông dân thâm canh trên diện tích còn lại để tăng năng suất,
đảm bảo an ninh lương thực.
+ Cấp đất để phát triển dịch vụ cho các hộ mất toàn bộ đất canh tác, nhằm giải quyết việc làm tạo thu nhập ổn định cho người dân (Tạp chí cộng sản, 2008) [22].
2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.3.1. Phương pháp luận
- Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận.
- Chủ nghĩa duy vật cho ta phương pháp nhìn nhận sự vât, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với sự vật, hiện tượng khác.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Chọn điểm điều tra:
- Đề tài chọn KCN Trung Thành làm địa bàn nghiên cứu, chọn xã Trung Thành làm địa bàn điều tra. Bởi toàn bộ không gian KCN nằm trọn trên địa bàn xã, hơn nữa đây là một xã điển hình có diện tích thu hồi cho KCN lớn và tập trung chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp. Chính vì vậy, tác động của quá trình THĐ đến đời sống của người dân được thể hiện rất rò rệt.
* Chọn mẫu điều tra:
- Trong tổng số 413 hộ bị THĐ, căn cứ vào tình hình thực tế lấy 382 hộ để làm đối tượng nghiên cứu. Trong số đó, chọn ngẫu nhiên lấy 60 hộ làm mẫu điều tra theo các tiêu chí được nêu ra trong phương pháp phân tổ.
* Phương pháp phân tổ điều tra:
- Trong tổng số 382 hộ bị thu hồi đất trên địa bàn xã. Căn cứ vào các tiêu chí sau:
+ Số lượng diện tích đất bị thu hồi
+ Loại đất bị thu hồi
Chia tổng số 382 hộ bị thu hồi thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Bao gồm các hộ chỉ mất diện tích đất nông nghiệp, trong nhóm này dựa vào số lượng diện tích thu hồi của các hộ nên nhóm lại được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm hộ có diện tích thu hồi <50% tổng diện tích đất NN của hộ
- Nhóm hộ có diện tích thu hồi ≥ 50% tổng diện tích đất NN của hộ
+ Nhóm 2: Bao gồm các hộ có diện tích thu hồi bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn tạp và đất thổ cư.
Dựa vào các tiêu chí trên, trong tổng số 382 hộ thì nhóm 1 có 336 hộ, nhóm 2 có 46 hộ. Sau đó dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tức là lấy tổng số mẫu điều tra chia cho tổng số hộ rồi nhân với số hộ của từng nhóm. Theo phương pháp này thì nhóm 1 sẽ tiến hành điều tra 50 mẫu, nhóm 2 điều tra 10 mẫu.
* Phương pháp điều tra:
Dựa vào bảng hỏi đã được thiết lập, tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc một cách linh hoạt.
* Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến thông tin chung của hộ, tình hình đất đai của hộ, thông tin về lao động, việc làm, thu nhập trước và sau khi THĐ cùng với các thông tin về sự tác động của THĐ đến đời sống KT-XH của hộ.
2.3.2.2. Phương pháp chuyên gia
Đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù này một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.
2.3.2.3. Phương pháp sử lý thông tin, số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.
2.3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp phân tích, so sánh
Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được nhũng thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rò ràng theo các phương pháp thống kê.
2.3.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết những câu hỏi sau:
- Thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn KCN Trung Thành như thế nào?
- Làm thế nào để có thể ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn KCN Trung Thành?
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn.
- Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
- Số lao động bình quân/ hộ = Tổng số lao động/ tổng số hộ.
- Thu nhập bình quân/ hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ tổng số hộ.
- Thu nhập bình quân của hộ theo ngành = Tổng thu nhập theo ngành của các hộ/ tổng số hộ.
- Chi phí BQ hàng năm/ hộ = Tổng chi phí của các hộ trong 1 năm/ tổng số hộ.
- Chi phí BQ hàng năm theo ngành/ hộ = Tổng chi phí theo ngành trong 1 năm của các hộ/ tổng số hộ.
Phần 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Trung Thành nằm ở khu vực phía nam của huyện Phổ Yên có:
- Phía bắc: Giáp với xã Tân Hương và Nam Tiến
- Phía nam: Giáp với xã Thuận Thành
- Phía đông: Giáp với xã Tân Phú
- Phía tây: Giáp với Xã Vạn Phái và địa phận Bắc Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội.
Với điều kiện vị trí địa lý này, có thể nói Trung Thành có rất nhiều thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các khu vực khác đồng thời có nhiều tiềm năng để phát triển KT- XH một cách bền vững và lâu dài.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
3.1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm khí hậu của xã Trung Thành mang đặc tính cơ bản của khí hậu huyện Phổ Yên, đó là khí hậu gió mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa trung bình trên địa bàn xã từ 2000 – 2500 mm, và thường cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1; nhiệt độ trung bình của xã là 22ºC; số giờ nắng trong năm từ 1300 đến 1750 h, với lượng bức xạ trung bình là 115kcal/cm2.
Với đặc điểm khí hậu này, Trung Thành sẽ có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra rất nhiều thách thức đối với ngành nông nghiệp xã nói riêng và huyện Phổ Yên nói chung trong vấn đề phòng trừ dịch bệnh và sâu bệnh.
3.1.2.2. Đặc điểm thuỷ văn
Điều kiện thuỷ văn của xã có nhiều thuận lợi, do có con Sông Công chảy qua địa bàn xã với lưu vực 951km2, không những cung cấp nguồn nước cho việc phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho dân cư xung quanh phát triển một số nghề phụ đặc biệt là nghề khai thác cát, sỏi vừa tạo được công ăn việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn, vừa góp phần tăng thu nhập và tạo điều kiện sống ổn định cho họ.
3.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai
3.1.3.1. Đặc điểm địa hình
Điểm đặc biệt của xã Trung Thành đó là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi hầu như là không có mà diện tích toàn xã chủ yếu là đồng bằng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã phát triển KT-XH, đồng thời đây cũng là một nhân tố tạo sức thu hút đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với xã, góp phần phát triển nền kinh tế của xã trong những năm tới theo hướng CNH - HĐH.
3.1.3.2. Đặc điểm đất đai
Do điều kiện địa hình có đặc điểm riêng biệt, chủ yếu là đồng bằng, nên đất đai của xã cũng tập trung chủ yếu là đất đồng bằng, diện tích đất đồi, đất trồng cây lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể. Tình hình này được thể hiện rất rò thông qua bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 ta có thể thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong 3 năm vẫn ổn định và không có sự thay đổi với diện tích là 877,72 ha.
- Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn, tuy nhiên trong 3 năm từ 2006 đến 2008 diện tích đất nông nghiệp có rất nhiều biến động và không ổn định. Cụ thể, năm 2006 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 572,73 ha chiếm 65,25% tổng diện tích tự nhiên song đến năm 2008 diện tích này giảm xuống còn 429,32 ha chiếm 48,91% tổng diện tích tự nhiên, điều này chứng tỏ cơ cấu sử dụng đất của xã đang có sự biến đổi theo chiều hướng giảm dần diện tích nông nghiệp.
31
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Trung Thành qua các năm (2006 - 2008)
ĐVT: Ha
2006 | 2007 | 2008 | So sánh (%) | Tốc độ phát triển BQ (2006-2007) | |||||
Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | Diện tích (ha) | Cơ Cấu (%) | 2007/2006 | 2008/2007 | ||
Tổng diện tích tự nhiên | 877,72 | 100,00 | 877,72 | 100,00 | 877,72 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
I. Đất nông nghiệp | 572,73 | 65,25 | 554,08 | 63,13 | 429,31 | 48,91 | 96,74 | 77,48 | 87,11 |
1. Đất Sx NN | 437,50 | 76,39 | 405,45 | 73,17 | 259,11 | 60,35 | 92,67 | 63,90 | 78,28 |
a. Đất trồng lúa | 296,97 | 67,87 | 290,82 | 71,72 | 145,41 | 56,12 | 97,93 | 50,00 | 73,96 |
b. Đất trồng cây hàng năm khác | 140,53 | 32,12 | 114,58 | 28,26 | 113,70 | 43,88 | 81,53 | 99,23 | 90,38 |
2. Đất nông nghiệp khác | 135,23 | 23,61 | 148,63 | 26,82 | 170,20 | 39,64 | 109,90 | 114,51 | 112,20 |
II. Đất nuôi trồng thuỷ sản | 19 | 2,16 | 22 | 2,50 | 22,70 | 2,58 | 115,78 | 103,18 | 109,48 |
III. Đất lâm nghiệp | 6,90 | 0,78 | 6,90 | 0,78 | 6,97 | 0,79 | 100,00 | 101,01 | 100,50 |
IV. Đất thổ cư | 59,55 | 6,78 | 62,85 | 7,16 | 62,67 | 7,14 | 105,54 | 99,71 | 102,625 |
V. Đất chuyên dùng | 203,34 | 23,16 | 218,53 | 24,90 | 349,15 | 39,78 | 107,47 | 159,77 | 133,62 |
VI. Đất chưa sử dụng | 16,20 | 1,84 | 13,36 | 1,52 | 6,92 | 0,79 | 82,47 | 51,80 | 67,14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 1
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tạo Việc Việc Làm Cho Người Lao Động Sau Thđ
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008)
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Trước Và Sau Thu Hồi Đất Của Các Hộ Điều Tra
- Chất Lượng Nguồn Lao Động Ở Các Nhóm Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng địa chính xã Trung Thành, 2009 [19].
Sở dĩ, có sự biến đổi này là vì trong mấy năm qua trên địa bàn đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước do vậy nhiều xí nghiệp, nhà máy được xây dựng trên địa bàn xã. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây xã đã tiến hành thu hồi đất để phục vụ xây dựng KCN Trung Thành giai đoạn I, trong số diện tích đất bị thu hồi thì diện tích đất nông nghiệp lại chiếm chủ yếu. Chính vì vậy trong những năm qua trên địa bàn xã diện tích đất nông nghiệp thường biến động và có xu hướng giảm.
- Trong tổng diện tích nông nghiệp thì diện tích trồng lúa chiếm tỷ lệ lớn nhất, song tỷ lệ này cũng có nhiều biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 diện tích đất trồng lúa là 296,97 ha, chiếm 67,87% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng đến năm 2008 con số này đã giảm xuống chỉ còn 145,41 ha và tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm chỉ đạt 73,96%. Điều này chứng tỏ diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã có xu hướng giảm trong những năm qua. Đây cũng là điều hiển nhiên, do trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của xã không ngừng giảm, trong khi do đặc điểm địa hình thuận lợi nên diên tích đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chính vì vậy khi đất nông nghiệp giảm thì kéo theo diện tích sản xuất lúa giảm theo.
- Diện tích cây hàng năm khác nhìn chung cũng giảm hơn qua các năm, song sự biến động không lớn lắm, cụ thể năm 2006 diện tích này chiếm 32,12% trong tổng số đất sản xuất NN. Nhưng đến năm 2008 diện tích này vẫn chiếm 43,88%. Điều này chứng tỏ, ngoài cây lúa ra thì các cây màu khác cũng rất được phát triển trên địa bàn.
- Đặc biệt trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp khác có xu hướng tăng, cụ thể tốc độ phát triển bình quân đạt 112,20%, đây có thể coi là một giải pháp nhằm ổn định an ninh lương thực trong thời gian tới khi diện tích nông nghiệp giảm.
- Diện tích đất có sự biến động cao nhất là đất chuyên dùng trong 3 năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 133,62%. Loại đất này sở dĩ có xu hướng tăng lên là do xã đã có chủ trương xây dựng mở mang giao thông, các công trình công cộng nhằm mục tiêu phát triển KT-XH của xã một cách lâu dài.