41
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi đất của các hộ điều tra
Nhóm hộ 1 (n=50) | Nhóm hộ 2 (n=10) | |||||||||||
Hộ có DT thu hồi < 50% (n=20) | Hộ có DT thu hồi ≥ 50% (n=30) | |||||||||||
Trước THĐ | Sau THĐ | Trước THĐ | Sau THĐ | Trước THĐ | Sau THĐ | |||||||
Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (m2) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng DT BQ/hộ | 3057,45 | 100,00 | 2357,22 | 100,00 | 3227,67 | 100,00 | 1567,93 | 100,00 | 3970,90 | 100,00 | 1559,80 | 100,00 |
DT đất NN BQ/hộ | 2327,25 | 76,11 | 1627,90 | 69,06 | 2399,87 | 74,35 | 737,73 | 47,05 | 2842,20 | 71,57 | 1099,40 | 70,48 |
DT đất thổ cư BQ/ hộ | 432,20 | 14,13 | 432,20 | 18,33 | 464,40 | 14,39 | 462,00 | 29,46 | 540,10 | 13,60 | 113,40 | 7,27 |
DT đất vườn tạp BQ/hộ | 219,40 | 7,17 | 219,40 | 9,30 | 315,60 | 9,77 | 315,60 | 20,12 | 469,60 | 11,83 | 160,90 | 10,31 |
Đất khác | 78,60 | 2,57 | 77,70 | 3,29 | 47,80 | 1,48 | 52,60 | 3,35 | 119,00 | 3,00 | 186,10 | 11,93 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Tạo Việc Việc Làm Cho Người Lao Động Sau Thđ
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008 )
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008)
- Chất Lượng Nguồn Lao Động Ở Các Nhóm Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn
- C. Tổng Hợp Tình Hình Biến Động Về Việc Làm Của Lao Động Trong Các Nhóm Điều Tra Trước Và Sau
- Tình Hình Chi Phí Hàng Năm Của Các Hộ Dân Trước Và Sau Thđ
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn : Tổng hợp qua kết quả điều tra của tác giả năm 2009
- Đặc biệt, theo kết quả điều tra trong bảng ta có thể thấy trong toàn bộ diện tích bị thu hồi thì đại đa số vẫn là diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể:
Đối với nhóm có diện tích đất thu hồi dưới 50 % trước khi thu hồi diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là 2327,25m2 chiếm 76,11% tổng diện tích, sau khi THĐ con số này giảm xuống còn 1627,90 m2 chiếm 69,06
% tổng diện tích.
Đối với nhóm có diện tích thu hồi trên 50% thì sau THĐ diện tích sản xuất nông nghiệp giảm rất nhiều, theo kết quả điều tra 30 hộ thì trước khi THĐ diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của các hộ là 2399,87 m2 chiếm 74,35 % tổng diện tích, nhưng sau khi THĐ con số này giảm xuống chỉ còn chiếm 47,05% so với tổng diện tích. Điều này chứng tỏ trong các loại đất thì đất sản xuất nông nghiệp vẫn là đối tượng bị thu hồi nhiều nhất.
- Đối với các loại đất khác thì sau THĐ hầu như không thay đổi ở nhóm hộ 1, song ở nhóm hộ 2 cũng có sự thay đổi tương đối lớn. Đặc biệt là đất thổ cư và đất vườn, cụ thể: Trước THĐ diện tích 2 loại đất này bình quân trên hộ chiếm tới 25,43% so với tổng diện tích, nhưng sau THĐ con số này giảm xuống chỉ còn chiếm 17,58% so với tổng diện tích.
Tóm lại, qua phân tích bảng số liệu ta thấy rò được thực trạng của việc chuyển đổi đất phục vụ xây dựng KCN, trong đó diện tích đất chuyển đổi nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên đất đai là 1 tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc THĐ sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống của các hộ dân, đặc biệt những hộ làm nông nghiệp. Để khắc phục những tác động tiêu cực này tới mức tối thiểu yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết lao động, việc làm nhằm nâng cao thu nhập góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau THĐ.
4.2. Thực trạng về lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn
4.2.1. Thực trạng biến động ngành nghề của các hộ dân sau THĐ
Đất đai chính là tư liệu sản xuất của các hộ, bởi vậy việc THĐ sẽ có những tác động nhất định đến các hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ. Để thấy rò hơn sự tác động này ta đi xem xét kết quả điều tra tại bảng 4.2
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được ngành nghề của các hộ chuyển biến theo hướng giảm dần hộ thuần nông, tăng dần số hộ kiêm nông nghiệp (vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm nghề khác). Tuy nhiên, sự chuyển biến này đối với từng nhóm hộ lại khác nhau, cụ thể:
- Đối với nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp thì sự biến động ngành nghề tương đối chậm, so với trước khi thu hồi đất thì số hộ thuần nông tuy có giảm, song tốc độ còn chậm, điều này được thể hiện như sau: Trước khi THĐ số hộ thuần nông chiếm 65% tổng số hộ, nhưng sau THĐ tỷ lệ này có giảm nhưng số hộ làm thuần nông vẫn chiếm 55%. Trong khi số hộ kiêm nông nghiệp tăng không đáng kể, trước khi THĐ số hộ làm kiêm nông nghiệp chiếm 30% nhưng sau khi THĐ số hộ này tăng lên không nhiều chỉ chiếm 35% trong tổng số hộ. Hơn nữa, ở nhóm này số hộ chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 10% tổng số hộ, tăng lên 5% so với trước thu hồi.
- Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì theo kết quả điều tra cho thấy số hộ làm thuần nông giảm mạnh, tuy nhiên tỷ lệ này so với thực tế vẫn còn cao. Cụ thể, sau THĐ số hộ thuần nông vẫn chiếm 43,33% tổng số hộ giảm 13,77 % so với trước khi THĐ. Tuy nhiên, ở nhóm này số hộ chuyển sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên rò rệt, chiếm 20% tổng số hộ và tăng lên 10% so với trước THĐ, trong khi số hộ kiêm nông nghiệp tuy có tăng nhưng chỉ chiếm 36,66% tổng số hộ so với trước thu hồi tăng lên 6,66%.
44
Bảng 4.2. Tình hình biến động ngành nghề của các hộ trước và sau THĐ
Nhóm hộ 1 (n=50) | Nhóm hộ 2 (n=10) | |||||||||||
Nhóm hộ có DT thu hồi <50% (n=20) | Nhóm hộ có DT thu hồi ≥ 50% (n=30) | |||||||||||
Trước THĐ | Sau THĐ | Trước THĐ | Sau THĐ | Trước THĐ | Sau THĐ | |||||||
SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng số | 20 | 100 | 20 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | 10 | 100 | 10 | 100 |
Thuần nông | 13 | 65 | 11 | 55 | 18 | 60 | 13 | 43,33 | 8 | 80 | 4 | 40 |
Kiêm NN (tổng hợp) | 6 | 30 | 7 | 35 | 9 | 30 | 11 | 36,66 | 2 | 20 | 5 | 50 |
SX phi NN | 1 | 5 | 2 | 10 | 3 | 10 | 6 | 20 | 0 | 0 | 1 | 10 |
Nguồn: Số liệu tổng hợp qua kết quả điều tra của tác giả năm 2009
Thuần nông Kiêm NN ( tổng hợp) Sx phi NN |
Hình 4.1: Tình hình biến đổi ngành nghề của các hộ trước và sau THĐ
- Đối với nhóm hộ 2: Là nhóm chịu tác động nhiều nhất do mất tổng hợp cả 3 loại đất sản xuất. Chính vì vậy, sau khi THĐ số hộ thuần nông giảm rất mạnh từ 80% tổng số hộ trước THĐ xuống còn 40% tổng số hộ sau THĐ. Trong khi, số hộ kiêm nông nghiệp tăng lên rất mạnh từ 20% trước thu hồi tăng lên chiếm 50% tổng số hộ sau THĐ.
Như vậy, có thể nói khi diện tích canh tác bị suy giảm để chuyển đổi phục vụ cho xây dựng KCN thì một số hộ có lợi thế vốn, điều kiện thuận lợi đã chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng như phát triển các nghề đã có để thay thế nghề nông nghiệp trước kia. Bên cạnh đó, những ngành nghề tự do như làm thuê, phụ hồ,… cũng được các hộ tận dụng để thay thế công việc trước. Tuy nhiên, tốc độ còn chậm, điều này chứng tỏ khả năng
chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh của các hộ còn gặp nhiều khó khăn, do đó tỷ lệ các hộ thuần nông ở các nhóm hộ sau THĐ còn cao.
4.2.2. Thực trạng lao động của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn
Nhìn chung trong những năm gần đây lực lượng lao động ở các nhóm hộ nghiên cứu trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn nhân khẩu trong các nhóm đều thuộc vào lực lượng lao động chính, đây là một nguồn lực phát triển tiềm năng bởi với lực lượng lao động dồi dào nó sẽ nguồn lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó lại là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho họ, bởi sau khi bị THĐ thì rất nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm hoặc không tìm được việc làm ổn định. Hơn nữa, trong những năm tới số lao động chuẩn bị bước vào độ tuổi khá cao trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm lại càng tạo ra sức ép lớn trong khâu giải quyết lao động dư thừa hiện tại, Đặc biệt đối với các hộ trong diện THĐ trên địa bàn xã Trung Thành một trong những xã với số đông dân số còn phụ thuộc vào nghề nông nghiệp. Do vậy, để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho lao động sau THĐ thì vấn đề đặt ra là làm sao đưa ra được hướng giải quyết việc làm một cách hợp lý nhằm ổn định và nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau THĐ. Tuy nhiên, để đưa ra được những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, thì trước tiên các cấp chính quyền địa phương phải dự đoán được bao nhiêu lao động chuẩn bị bước vào tuổi lao động và bao nhiêu người đang chuẩn bị qua độ tuổi lao động để có hướng giải quyết kịp thời.
4.2.2.1. Tình hình độ tuổi lao động của các nhóm hộ
Độ tuổi lao động là một trong những nhân tố phản ánh được chất lượng và tiềm năng lao động của các hộ. Để thấy được rò tiềm năng lao động ở các nhóm hộ nghiên cứu ta đi phân tích bảng 4.3
47
Bảng 4.3. Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra
Nhóm hộ 1 (n=50) | Nhóm hộ 2 (n=10) | |||||
Hộ có DT thu hồi < 50% (n=20) | Hộ có DT thu hồi ≥ 50% (n=30) | |||||
Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng số nhân khẩu | 103 | 100,00 | 150 | 100,00 | 59 | 100 |
Dưới 15 tuổi | 18 | 17,48 | 29 | 19,33 | 14 | 23,73 |
15 – 17 tuổi | 4 | 3,88 | 7 | 4,76 | 0 | 0 |
18 – 25 tuổi | 25 | 24,27 | 31 | 20,67 | 11 | 18,67 |
26 – 44 tuổi | 31 | 30,10 | 46 | 30,67 | 16 | 27,12 |
45 – 60 tuổi | 16 | 15,53 | 25 | 16,67 | 13 | 22,03 |
Trên 60 tuổi | 9 | 8,74 | 12 | 8,00 | 5 | 8,47 |
Nguồn: Số liệu tổng hợp qua kết quả điều tra của tác giả năm 2009
Qua kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 4.3 ta có thể thấy:
Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động ở các nhóm hộ đều chiếm đa số, cụ thể:
dưới 15 tuổi 15-17 18-25 26-44 45-60 trên 60 tuổi
Tỷ lệ (%)
35
30,1
30,67
30
27,12
24,27
25
23,73
20,67
22,03
19,33
20
17,48
18,67
16,67
15,53
15
10
8,74
8
8,47
4,76
5
3,88
0
Hộ có DT thu hồi <50% Hộ có DT thu hồi >=50%
0
Nhóm hộ 2
Nhóm hộ
Hình 4.2: Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra
- Đối với nhóm bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 20 hộ với tổng số 103 nhân khẩu thì số lao động tuổi từ 15- 60 chiếm tới 73,78% tổng số nhân khẩu. Đặc biệt trong nhóm này tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 26 – 60 tuổi chiếm tới 45,63% tổng số nhân khẩu đây là một vấn đề khó khăn lớn đối với việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề của các hộ sau THĐ. Bởi vì, ở lứa tuổi này họ khó có thể tham gia vào các lớp đào tạo cũng như khó có thể thích nghi với môi trường làm việc mới do vậy nếu không có giải pháp tạo việc làm tại chỗ cho họ thì họ rất dễ rơi vào cảnh thất nghiệp thiếu việc sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ các xây dựng KCN. Bên cạnh đó, số nhân khẩu dưới 15 tuổi tức là lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao chiếm 17,48% tổng số nhân khẩu. Đây chính là một cơ hội đồng thời cũng là một khó khăn lớn đối với việc giải