2.1.3.3. Sự cần thiết phải tạo việc việc làm cho người lao động sau THĐ
Tạo việc làm, hạn chế tối đa việc dư thừa lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất chiến lược, nó là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Đặc biệt là tạo việc làm cho những lao động ở trong vùng THĐ, đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho họ, đồng thời phải đảm họ có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước là một trong những vấn đề nổi cộm mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm giải quyết. Bởi vì nếu không tạo việc làm ổn định cho người dân sau THĐ thì nó không những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống KT- XH của người dân, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển KT- XH của đất nước nói chung, hơn nữa nếu không có chính sách ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động sau THĐ thì sớm muộn gì họ cũng sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói, điều này nó sẽ là vật cản quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn đi đến thành công. Ngoài ra, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc THĐ thường là những người lao động nông thôn, trong khi việc làm của họ lại phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác, bởi đây là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu được của họ, nó không những giúp người dân ổn định cuộc sống mà còn đảm bảo duy trì cuộc sống lâu dài cho họ. Do vậy, thiếu đất canh tác ở mức độ nào đó đồng nghĩa với việc thiếu việc làm của lao động nông thôn và vấn đề này đang gây ra rất nhiều bức xúc hiện nay. Mặt khác, trong những năm qua việc THĐ thường tập trung vào những vùng đất tốt và thuận tiện giao thông, đây cũng là những nơi tạo việc làm và cho thu nhập chính của người dân. Chính vì vậy, việc THĐ ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và đời sống kinh tế của người dân. Do đó, tạo việc làm cho người dân sau THĐ là việc làm rất cần thiết, yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
2.1.4. Thu nhập và các vấn đề liên quan đến thu nhập
2.1.4.1. Thu nhập
Thu nhập là giá trị thu được (quy ra thóc hoặc tiền) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC) và khấu hao tài sản cố định.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất trong 1 chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích.
MI = GO – IC – TSX – C1
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 1
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 2
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008 )
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008)
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Trước Và Sau Thu Hồi Đất Của Các Hộ Điều Tra
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
MI: Thu nhập hỗn hợp
GO: Giá trị sản xuất (của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định của hộ, thường là 1 năm).
IC: Chi phí trung gian TSX: Thuế sản xuất
C1: Khấu hao tài sản cố định
- Thu nhập ổn định: Là khả năng tạo thu nhập một cách ổn định, lâu dài qua các năm, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ.
- Phân loại thu nhập: Theo mức độ, thì thu nhập bao gồm: Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên
+ Thu nhập thường xuyên: Là các khoản thu nhập có tính chất lặp đi lặp lại và ổn định như: Tiền lương, tiền công,tiền trợ cấp, các khoản thu nhập do tổ chức cá nhân chi trả,...
+ Thu nhập không thường xuyên: Là các khoản thu nhập không ổn định, đột xuất như: Quà biếu tặng, thu nhập từ các hoạt động khoa học,...
2.1.4.2. Vấn đề thu nhập đối với người dân sau THĐ
Việc THĐ tác động rất lớn tới đời sống của người dân, biểu hiện rò rệt nhất ở thu nhập và việc làm của người dân sau THĐ. Sau khi bị THĐ, người dân với trình độ hạn chế nên họ rất khó tìm kiếm được việc làm mới, và họ cũng không định hướng được nên chuyển sang làm việc gì để có thể tạo được thu nhập một cách ổn định, do vậy rất nhiều người dân trong vùng THĐ chỉ mong muốn làm sao có được việc làm đem lại thu nhập ổn định cho dù thu nhập đó có thấp hơn chút ít so với thu nhập trước kia. Một khảo sát thực tế cho thấy thu nhập của người dân sau THĐ phần lớn bị giảm sút so với trước
thu hồi (53%) chỉ có gần 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước do được chuẩn bị trước. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này là do lao động ở những vùng THĐ thường là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới do vậy có tới 67% lao động nông nghiệp sau THĐ vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có ≈ 20% lao động không có việc làm hoặc có nhưng việc làm không ổn định (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2008) [3]. Qua đây, ta có thể thấy được một vấn đề bức thiết cần tháo gỡ hiện nay là làm thế nào để người dân sau THĐ có được thu nhập ổn định, đảm bảo nâng cao cuộc sống cho họ, hạn chế được hiện tượng nghèo đói sau THĐ.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình lao động, việc làm, và thu nhập của Việt nam hiện nay
Việt Nam là một nước đang phát triển, có quá trình CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ trong mấy năm qua. Tuy nhiên, đại bộ phận dân số tập trung ở nông thôn (73%), số người trong độ tuổi lao động là 49,86 triệu người (chiếm 59,36%), trong đó 42,45 triệu người tham gia vào lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số bình quân trên 10 năm là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động 2,6%/ năm (khu vực nông thôn 2,5%/ năm). Tuy tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao, song chất lượng lao động vẫn còn thấp. Theo số liệu điều tra năm 2004 của tổng cục Thống kê, lực lượng đã qua đào tạo của cả nước (tính từ thời gian đào tạo 3 tháng trở lên) là 25%, trong khi trình độ tiểu học trở xuống chiếm 42,5%. Qua đây ta thấy tỷ lệ dân số chưa qua đào tạo còn rất cao, do vậy lao động ở nông thôn hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp. Tuy vậy, trong những năm gần đây, do thực hiện chủ trương của Đảng đó là đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn nên diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm để phục vụ phát triển công nghiệp. Chính điều này đã dẫn tới vấn đề là ngày càng nhiều lao động nông thôn rơi vào cảnh thất nghiệp và thiếu việc làm,thu nhập thấp. Do nhận thức được điều này, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm tạo việc làm, giải quyết lao động dư thừa đồng thời nâng cao thu nhập cho họ, cụ thể: Theo số liệu của tổng cục
thống kê, trong 5 năm 2001-2005 các chương trình hỗ trợ việc làm đã tạo được việc làm cho 7,5 triệu lao động (2001: 1400.000 người; 2002: 1420.000
người; 2003: 1525000 người; 2004: 1557000 người). Song thực tế cho thấy, tình hình giải quyết việc làm cho lao động vẫn chưa tương xứng với tốc độ gia tăng của lực lượng lao động do vậy tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn rất cao, thu nhập vẫn còn thấp không đảm bảo ổn định cuộc sống hàng ngày, đặc biệt đối với lao động sau THĐ trong giai đoạn hiện nay.
2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm, ổn định và đảm bảo cuộc sống cho
người dân trong vùng THĐ ở trong nước và trên thế giới
2.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi.
a. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi.
Trong thời kỳ đầu cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tốc độ đô thị hoá của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng, kéo theo diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hoá (ĐTH), trong khi dân số lại tăng nhanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng nhanh, trong những năm 1990, ước tính Trung Quốc có 100 – 120 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm, hàng năm con số này lại được cộng thêm 6 - 7 triệu người, hơn nữa hiện nay Trung Quốc đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) đó là thực thi chiến lược “tích cực thúc đẩy tiến trình ĐTH”. Chính vì vậy, tốc độ ĐTH không ngừng được đẩy mạnh, ước tính đến năm 2010 tỷ lệ ĐTH ở Trung quốc ít nhất đạt 48% cũng chính quá trình này dẫn đến việc THĐ phục vụ cho xây dựng các khu đô thị ngày càng gia tăng. Thống kê cho thấy, tỷ lệ ĐTH tăng 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất tăng 1%. Do vậy, từ năm 1979 – 1997 Trung Quốc đã thu hồi 18 triệu ha đất để xây dựng các KCN, các khu đô thị và các nhà máy, xí nghiệp. Chỉ tính riêng từ năm 2000 đến tháng 6/2005 diện tích canh tác của Trung Quốc lên tới 7,3 triệu ha. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân bị THĐ, theo thống kê thì hiện nay số nông dân bị THĐ ở Trung Quốc lên tới 40 triệu người, mỗi năm số nông dân bị THĐ tăng
lên 2,5 đến 3 triệu người. Thực trạng này cũng gây ra rất nhiều khó khăn đối với tình hình phát triển KT- XH của Trung Quốc, do là một nước có nông nghiệp phát triển mạnh nên chính phủ Trung Quốc luôn nhận thức rằng muốn phát triển thì phải giải quyết tốt vấn đề “tam nông”, muốn làm được tốt “tam nông” thì phải giải quyết ổn thoả vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chính vì vậy, ngay từ đầu thực hiện quá trình CNH-HĐH chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng đến vấn đề giải quyết lao động, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng THĐ, điều này thể hiện thông qua một loạt các giải pháp mà chính phủ Trung Quốc đã làm như sau:
+ Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút lao động, tạo công ăn việc làm thông qua các chính sách khuyến khích phát triển xí nghiệp địa phương đã thu hút được sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương, hơn nữa các doanh nghiệp này lại đóng vai trò chính trong việc thu hút lao động dôi dư ở nông thôn trong quá trình ĐTH, chính vì thế trong những năm đầu đã có tới 20% tổng thu nhập của người dân nông thôn Trung Quốc từ doanh nghiệp địa phương. Năm 1992, số lao động làm việc trong khu vực này tăng lên tới vài trăm triệu người, thấy được dấu hiệu thành công này Trung Quốc đã coi đây là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ đồng thời góp phần giảm sức ép việc làm ở đô thị.
+ Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư ở các thành phố lớn, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao động sau THĐ, thúc đẩy nông thôn chuyển đổi sản xuất, phát triển các loại hình dịch vụ góp phần giảm khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
+ Cải cách chế độ sở hữu ruộng đất ở nông thôn.
+ Có chính sách đền bù đất hợp lý cho người dân (thể hiện ở điều 47 luật quản lý đất đai của Trung Quốc), đồng thời để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân sau THĐ ngày 25/7/2006 thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chủ trì của cuộc họp thường kỳ của quốc vụ viện, yêu cầu các địa phương tăng mức đền bù và đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Từ ngày 1/1/2008 Bộ lao động và An sinh xã hội, Bộ tài nguyên thổ
nhưỡng Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương đề ra các chính sách quan tâm
kịp thời tới người dân bị THĐ, đảm bảo cho họ được chế độ an sinh xã hội.
+ Thúc đẩy phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm, tạo thu nhập ổn định.
+ Thành lập các quỹ bồi dưỡng, đào tạo nghề cho những nông dân bị thu hồi đất. Đồng thời khuyến khích người dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị THĐ vào thành phố mở các doanh nghiệp và được hưởng chính sách ưu đãi (Đồng Minh Đoàn, 2008) [6].
b. Kinh nghiệm của Malaisia trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sau THĐ
Liên bang Malaisia có diện tích tự nhiên 329,8 nghìn km2, dân số 22,2 triệu người (1998), mật độ dân số khoảng 70 người/ km2. Trong thời kỳ thực hiện CNH-HĐH, Malaisia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của người dân sau THĐ, tuy nhiên do có nhiều giải pháp giải quyết kịp thời nên hiện nay Malaisia không những giải quyết được vấn đề lao động, việc làm mà còn là nước nhập khẩu lao động rất lớn hiện nay. Kết quả này chứng tỏ Malaisia rất có kinh nghiệm trong việc giải quyết lao động , việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động sau THĐ. Cụ thể, các kinh nghiệm được thể hiện như sau:
+ Thời gian đầu chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng cây công nghiệp, song song với việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp (trước hết là công nghiệp chế biến), nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hiệu quả.
+ Hỗ trợ việc làm, và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bị THĐ tìm được việc làm và nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống ổn định, lâu dài cho họ (Đinh Văn Ân, 2005) [5].
2.2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, của người dân sau THĐ ở nước ta
a. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc trong việc giải quyết vấn đề của người dân sau THĐ
Vĩnh Phúc là một tỉnh được coi là có tốc độ ĐTH rất nhanh, do vậy rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để phục vụ xây dựng các khu đô thị, KCN. Theo thống kê, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi trên 4000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, đô thị và hạ tầng. Việc này đã khiến cho trên 10.000 hộ dân mất đất một phần hoặc mất toàn bộ, đồng thời sau khi bị THĐ đã có khoảng 45000 lao động nông thôn bị mất hoặc thiếu việc làm. Dự tính trong thời gian tới, đất nông nghiệp ở nhiều nơi trong tỉnh sẽ bị thu hồi để phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH, điều này kéo theo số lượng người dân không còn tư liệu sản xuất tăng lên, tạo sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định thu nhập. Trước thực trạng đó, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để giải quyết và Vĩnh Phúc được coi là tỉnh có nhiều biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề của người dân sau thu hồi đất nhất, cụ thể những biện pháp tỉnh đã thực hiện như sau:
+ Tỉnh đã chủ trương xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ học phí cho con em nông dân bị THĐ, đồng thời có quy hoạch và phát triển các làng nghề.
+ Đối với đối tượng lao động là thanh niên: Tỉnh có chủ trương làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề. Tỉnh đã sớm xây dựng dự án “dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp” và để thực hiện dự án tỉnh đã dành ≈ 87 tỷ để xây dựng và nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm thiết bị hiện đại, hỗ trợ học phí cho 14000 lao động nông thôn, hiện nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo với cơ cấu nghề đa dạng, quy mô đào tạo 31000 lao động/ năm.
+ Đối với lao động bị THĐ ở tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề tỉnh đã xác định hướng giải quyết tạo việc làm tại chỗ thông qua chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công, tiểu thủ công.
+ Tỉnh đã có những chủ trương khuyến khích phát triển các hệ thống, trung tâm giới thiệu việc làm nhằm tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt người dân bị THĐ.
+ Một giải pháp được coi là có tính chất “đột phá” đã và đang được tỉnh áp dụng rộng rãi đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ” thông qua quyết định số 2502/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về vấn đề cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng KCN, khu đô thị… nêu rò: Các hộ gia đình, các nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm từ 40% tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên thì được cấp đất làm dịch vụ với quy định cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi thì được cấp 10m2 đất dịch vụ (tối thiểu 20m2, tối đa 100m2), diện tích này được người dân sử dụng để xây nhà cho công nhân trọ, kinh doanh quán ăn,…giải pháp này không những giải quyết được việc làm cho người dân bị THĐ mà còn góp phần tạo thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống lâu dài cho họ.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận lao động, mỗi doanh nghiệp khi nhận lao động là nông dân bị THĐ sẽ được hỗ trợ 100.000-200.000đ/ người. hoặc mỗi người tự tìm việc làm thì được hỗ trợ 300.000-700.000đ. Đây được coi là mô hình điểm trong việc giúp nông dân mất đất tìm được việc làm.
+ Tỉnh đã chú trọng đến việc tái định cư cho người dân đảm bảo nơi ở
mới có điều kiện sống , sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ.
Đó là những giải pháp mà Vĩnh Phúc đã thực hiện được coi là có hiệu quả trong những năm qua. Tuy nhiên, trong những năm tới để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh CNH–HĐH một cách hiệu quả tỉnh đã có chủ trương thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, đồng thời tập trung nghiên cứu để lập quỹ “hỗ trợ nông dân có đất bị thu hồi” nhằm phát huy sức mạnh toàn xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người dân sau THĐ (Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 2008) [21].
b. Kinh nghiệm của Bắc Ninh trong giải quyết lao động, việc làm của người dân sau THĐ
Bắc Ninh là tỉnh có gần 1triệu dân, dân số trong độ tuổi lao động
607.400 người (chiếm 60,84%) trong đó ở nông thôn 525.062 người (chiếm