người khác. Thứ ba, những thông tin trong các hội nghị, hội thảo sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp Đà Lạt phát triển đời sống kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, Đà Lạt hiện nay còn thiếu hầu như cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút các hội nghị, hội thảo lớn. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến như hệ thống viễn thông, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng, những hội trường đạt chuẩn và nhất là các khách sạn cao cấp. Nguồn nhân lực có chuyên môn tổ chức hội nghị, hội thảo hầu như chưa được đào tạo.
Vì vậy, để phát triển loại hình du lịch này cần có những nghiên cứu đầu tư phát triển thích đáng đối với những yêu cầu đặc thù mà quan trọng nhất đối với Đà Lạt bây giờ chính là cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ hội nghị, hội thảo.
Ngoài những loại hình du lịch được chú trọng phát triển, Đà Lạt cần có chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đặc biệt, trong lĩnh vực lưu trú, cần khuyến khích các cơ sở lưu trú hiện nay đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ du lịch. Đầu tư khôi phục, nâng cấp số biệt thự thuộc sở hữu nhà nước ở thành phố Đà Lạt để đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng đang có xu hướng ngày càng phát triển. Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các khu vui chơi giải trí; tăng cường chất lượng phục vụ của các cơ sở lưu trú và mạng lưới dịch vụ sẽ tạo tiền đề để thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
Phát triển du lịch Đà Lạt cũng cần phải liên kết chặt chẽ với việc phát triển du lịch liên tỉnh, liên vùng, hình thành hệ thống các tour du lịch có chất lượng cao với những lợi thế so sánh, như “con đường xanh Tây nguyên” (5 tỉnh Tây nguyên), “đô thị - biển - núi" (TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu/Nha Trang – Đà Lạt)… Để làm được điều này cần phải liên kết trên 3 cấp độ: thứ nhất, liên kết giữa thành phố Đà Lạt với các địa phương khác trong và ngoài
nước; thứ hai, liên kết giữa Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng với các sở, ban ngành khác nhau của thành phố; thứ ba, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với các doanh nghiệp du lịch khác trong và ngoài nước. Trên cơ sở các mối liên kết đó phải cụ thể hoá và cam kết được các nội dung liên kết để tránh tình trạng chỉ đưa ra các giải pháp liên kết chung chung để từ đó có sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp cũng như phối hợp đồng bộ của các cơ sở du lịch để tạo ra một môi trường du lịch hấp dẫn du khách.
3.3.3.2. Sử dụng chính sách giá linh hoạt tạo thêm sức hút cho du lịch Đà Lạt
Chính sách giá đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược marketing du lịch. Bởi hiện nay, mặc dù trên thị trường cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, hay bằng nhiều điều kiện khác nhưng không vì thế mà giá cả giảm vai trò quan trọng trong kinh doanh. Giá cả vẫn là yếu tố quyết định để xác định lợi ích kinh tế của cả người mua và người bán. Chính sách giá có mối quan hệ mật thiết với chính sách sản phẩm. Nó phối hợp chặt chẽ, chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh với thị trường, là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Nếu thiếu một chính sách giá đúng đắn thì dù chính sách sản phẩm có được xây dựng tốt cũng không đem lại nhiều hiệu quả. Hàng hoá, sản phẩm sẽ không bán được nếu giá cả không được người mua chấp nhận. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận lớn nếu định giá quá thấp. Tất cả đều hướng tới khuynh hướng một chính sách giá hợp lý.
Với việc xác định thị trường mục tiêu và chiến lược sản phẩm như đã nêu thì một chính sách giá linh hoạt để tạo thêm sức thu hút cho du lịch Đà Lạt là một điều cần thiết. Các doanh nghiệp sẽ có hai mục tiêu chính trong việc thiết lập giá, thứ nhất là thu hút khách nhiều như có thể trên phân đoạn
Có thể bạn quan tâm!
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Marketing Du Lịch Đà Lạt
- Các Chiến Lược Marketing Du Lịch Đà Lạt Trong Thời Gian Tới
- Đẩy Mạnh Đào Tạo Nhân Lực Cho Hoạt Động Du Lịch Nói Chung Và Hoạt Động Marketing Du Lịch Nói Riêng
- Các Điểm Có Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Lạt
- Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 16
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
thị trường mục tiêu, thứ hai là thu hút khách trong điều kiện sinh lợi nhiều nhất. Và tất nhiên cần quan tâm khai thác yếu tố nhạy cảm về giá.
Thị trường khách mục tiêu của Đà Lạt được xác định có hai loại, khách có khả năng chi trả cao và khách có khả năng chi trả trung bình. Chính vì vậy cần có chiến lược giá phù hợp.
Chiến lược giá cao, với đối tượng khách hàng mục tiêu là người có thu nhập cao và yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ đặc biệt tốt. Chiến lược giá cao cho sản phẩm chất lượng tốt sẽ góp phần tạo nhận thức tốt và nâng cao giá trị hình ảnh và sản phẩm du lịch Đà Lạt.
Chiến lược giá kinh tế, là đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng mục tiêu là người có thu nhập trung bình, khá, yêu cầu dịch vụ đạt chuẩn. Thị trường khách này rất có tiềm năng bởi hiện nay tầng lớp người dân có mức thu nhập trung bình, khá vẫn chiếm đông đảo hơn cả và nhu cầu đi du lịch của họ là rất cao.
Một trong những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch là mức độ tổng hợp chi phí rất cao. Vì vậy, để có một mức giá kinh tế đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung ứng các dịch vụ trong một sản phẩm du lịch trọn gói. Điều này chúng ta có thể học hỏi các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia,… Du lịch ở các nước này thực sự thu hút với đối tượng khách này vì họ xây dựng được một mức giá rất hấp dẫn. Sở dĩ có mức giá như vậy bởi các công ty, các ngành thuộc lĩnh vực du lịch phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một chuỗi doanh nghiệp du lịch liên hoàn và hỗ trợ nhau. Ví dụ như giá vé máy bay được các hãng hàng không nước ngoài bán cho công ty du lịch thấp hơn 20 - 50% giá vé mà họ bán lẻ cho hành khách. Dịch vụ lưu trú cũng được ưu đãi giảm 50% so với giá thuê phòng cho khách lẻ. Sự tài trợ của các điểm tham quan, mua sắm cũng góp phần làm giảm giá tour. Một sự hợp tác chặt chẽ như vậy tạo ra sự
hấp dẫn đối với sản phẩm du lịch, đồng thời cũng là sức mạnh cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Một chính sách giá thống nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Đà Lạt cũng là một điều quan trọng, đặc biệt là vào mùa cao điểm, những dịp lễ, tết. Vào thời gian này, thực trạng đang diễn ra tại Đà Lạt là “mạnh ai người ấy chém”, thậm chí với nhiều doanh nghiệp kinh doanh lưu trú còn tạo ra cơn sốt ảo để nâng giá phòng với các công ty lữ hành và bắt chẹt khách lẻ.
Khi một mức giá chuẩn được đưa ra kèm theo chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm, có thể là phá giá vào thời kỳ thấp điểm, hoặc tự ý nâng giá vào mùa cao điểm, hy vọng giá cả sản phẩm, dịch vụ hàng hoá du lịch sẽ bình ổn tạo tâm lý thoải mái đối với khách du lịch đến Đà Lạt.
3.3.3.3. Hoàn thiện kênh phân phối
Nhiều quyết định marketing quan trọng được đưa ra trong quá trình phân phối. Một kênh phân phối hợp lý là kênh phân phối đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với giả cả hợp lý vào thời điểm thích hợp. Nói cách khác là kênh phân phối này làm tăng giá trị cho sản phẩm, tức là nâng cao giá trị hình ảnh điểm du lịch.
Chiến lược phân phối là vấn đề xác định rõ cách đưa sản phẩm tới thị trường được lựa chọn. Quyết định một chiến lược phân phối sản phẩm du lịch, nhân tố hàng đầu cần quan tâm đó là qui mô thị trường, chi phí phân phối và tính hiệu quả trong việc phân phối. Khi lựa chọn một nhà phân phối cần xem xét các tiêu chuẩn như khả năng tác động đến thị trường, khả năng tác động đến khách du lịch của kênh phân phối đó. Ngành du lịch dựa chủ yếu vào các kênh phân phối như các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, các khách
sạn hoặc đại diện khách sạn, dịch vụ đặt phòng tự động, hệ thống đặt phòng trung tâm, các hãng hàng không…
Đại lý du lịch bán trực tiếp cho khách, chính vì vậy, đại lý du lịch được coi là kênh quan trọng nhất trong phân phối du lịch. Các đại lý du lịch bán sản phẩm du lịch trọn gói của các công ty lữ hành, bao gồm các dịch vụ chính như vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống. Ngoài ra thì các đại lý cũng làm nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin về các dịch vụ. Để việc phân phối sản phẩm, dịch vụ du lịch của Đà Lạt đạt hiệu quả, trước tiên các công ty du lịch ở Đà Lạt cần mở nhiều đại lý, văn phòng chi nhánh ở các thị trường trọng điểm, các thành phố lớn. Chính các đại lý này sẽ tiếp xúc và bán hàng trực tiếp tới khách.
Ngoài ra, các công ty du lịch ở Đà Lạt cũng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty du lịch, hãng lữ hành lớn ở các địa phương khác trong nước, và tiến tới là các hãng lữ hành nước ngoài để liên kết nối tour, giới thiệu và bán sản phẩm du lịch Đà Lạt. Để hỗ trợ cho kênh phân phối này, Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng cần tổ chức nhiều cuộc hội nghị khách hàng, giao lưu, gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng với các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương khác, để các doanh nghiệp có điều kiện giao lưu học hỏi, ký kết hợp tác.
Cùng với các kênh phân phối truyền thống, công nghệ thông tin hiện nay đã đem lại cho ngành công nghiệp du lịch hệ thống bán hàng qua mạng internet, qua hệ thống đặt chỗ qua máy tính (Computer Reservation System – CRS) hay hệ thống phân phối toàn cầu (Global Distribution System – GDS), các thiết bị di động, truyền hình số và kênh điện thoại trung tâm. Các nhà cung cấp sản phẩm du lịch đã tận dụng những cơ hội mới từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin để phát triển các ứng dụng kinh doanh trực tuyến cho phép khách hàng đặt chỗ trực tiếp thông qua hệ thống đặt chỗ của mình. Sự
phát triển du lịch trực tuyến đã giảm được rất nhiều thủ tục cho khách du lịch bằng cách tiến hành bán các sản phẩm du lịch qua mạng. Trên các website này, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể giới thiệu và phân phối sản phẩm của mình tới khách, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thông qua website, các doanh nghiệp lữ hành thiết lập kênh giao tiếp thông tin trực tiếp và tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng, có thêm nhiều cơ hội để phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua internet. Internet cũng giúp cho khách hàng có thể giao tiếp với các doanh nghiệp lữ hành bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, internet còn giúp cho các công ty thực hiện các chương trình quản lý quan hệ khách hàng và tăng cường sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng. Sự giao tiếp này làm phát sinh thêm hàng loạt những yêu cầu mới cho các doanh nghiệp lữ hành, bởi vì mọi thông tin về công ty phải luôn luôn sẵn có cho khách hàng có thể truy cập và khai thác bất kỳ lúc nào.
3.3.3.4. Chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch là một hoạt động được chú trọng hơn cả trong các hoạt động marketing du lịch, đặc biệt là đối với các quốc gia, địa phương mà ngành du lịch còn non trẻ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, Lãnh đạo Tổng cục Du lịch và lãnh đạo Sở Du lịch – Thương mại tỉnh Lâm Đồng đã dành nhiều công thời gian, công sức chỉ đạo hoạt động xúc tiến du lịch. Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng đã triển khai được nhiều hoạt động để quảng bá du lịch Đà Lạt thông qua các phương thức đa dạng như phát hành ấn phẩm, băng đĩa tuyên truyền, hội thảo, hội nghị chuyên môn về du lịch, hội chợ, lễ hội, festival… Nhìn chung, các hoạt động này được đánh giá là đã có những bước tiến nhất định trong việc thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng,
công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở Đà Lạt nói riêng và cả nước nói chung còn tụt hậu rất xa so với các điểm đến du lịch trong khu vực và trên thế giới. Như Phó Thủ tướng Vũ Khoan - Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đánh giá là “3 thiếu”: thiếu tri thức, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu văn hoá ứng xử của người làm du lịch.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thường gắn với hoạt động mở rộng thị trường của ngành hàng không, với các hoạt động ngoại giao, tuyên truyền văn hoá, hoạt động thể thao, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Nhưng nó là một hoạt động kinh tế, bởi nó được định hướng thị trường, mục tiêu thu lợi từ khách hàng tiềm năng. Chính những yêu cầu và mục tiêu kinh tế đòi hỏi tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, kể từ nghiên cứu, xác định định hướng thị trường, phương thức tiếp cận và khai thác từng thị trường, cách thức xây dựng và sử dụng các ấn phẩm, phương tiện và tổ chức thực hiện các sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch. Xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải có tính thống nhất trong định hướng thị trường và chiến lược marketing, phải có sự phối hợp tham gia của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế.
Đối với hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Đà Lạt trong thời gian tới, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1. Chiến lược quảng bá: Mục tiêu là tạo ra nhận thức về du lịch Đà Lạt trong khách hàng mục tiêu. Để đạt được mục tiêu này cần truyền tải các thông điệp hoặc các thông tin một cách có hiệu quả về hình ảnh du lịch Đà Lạt tới các thị trường mục tiêu.
Thực hiện chiến lược trước tiên phải xây dựng kế hoạch. Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải có tính dài hạn và trung hạn. Du lịch là ngành kinh tế có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán… Đi du lịch đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn ngày thường nên
khách du lịch thường phải dự tính trước cho các chuyến đi. Vì vậy, xúc tiến quảng bá du lịch phải đi trước, phải có sự tính toán dài hạn và trung hạn. Tránh để tình trạng như các sự kiện Festival hoa 2005 vừa rồi diễn ra trong một tình trạng gấp gáp, không có phương án phòng bị thay thế để trống rất nhiều quỹ thời gian vào những lúc các chương trình không diễn ra được vì trời mưa.
Tiếp theo là việc xây dựng ngân sách cho kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch. Một thực tế ở Việt Nam là ngân sách dành cho xúc tiến quảng bá du lịch quá eo hẹp, lại gặp phải thủ tục hành chính rườm rà nên nhiều khi bị lỡ mất cơ hội. Thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt, nhưng do kinh phí bị động và cố định nên đã hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động xúc tiến. Trong khi chờ có một cơ chế thông thoáng hơn thì việc huy động các doanh nghiệp du lịch cùng kết hợp xúc tiến quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn hiện nay. Chi phí sẽ được chia sẻ, đồng thời mỗi doanh nghiệp tham gia đều có được lợi ích của mình, đó chính là danh tiếng và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được biết đến. Để làm được điều này, vai trò của Hiệp hội du lịch rất quan trọng, Hiệp hội sẽ là chất xúc tác liên kết các đơn vị nhằm hướng về một mục tiêu chung, một tiếng nói chung cho hình ảnh và sản phẩm du lịch thành phố Đà Lạt.
Xác định các phương tiện hay hình thức để thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của chiến lược. Cần phải lựa chọn ra phương tiện/ hình thức nào có tác động mạnh nhất tới khách hàng mục tiêu.
Đối với Đà Lạt hiện nay, khách nội địa vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng hơn 92%) nên chọn hình thức tổ chức các sự kiện, các lễ hội để tuyên truyền quảng bá du lịch Đà Lạt là hợp lý. Với sự kiện Festival hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm một lần là một cơ hội tốt để cả nước biết đến Đà Lạt và làm tăng