Các Chiến Lược Marketing Du Lịch Đà Lạt Trong Thời Gian Tới

Việt kiều Mỹ đều đã có thời gian sống tại Việt Nam nên họ đã có khái niệm về những đặc điểm tuyệt vời của Đà Lạt, hơn nữa, chi phí du lịch nghỉ dưỡng ở Đà Lạt sẽ thấp hơn đáng kể so với các nơi khác trên thế giới như Thụy Sĩ, Tây Ban Nha trong khi chất lượng phục vụ không thấp hơn nhiều mà họ còn có thể kết hợp thăm thân nhân, họ hàng, bạn bè… Trong số liệu thống kê lượng khách qua các năm, khách Mỹ, đặc biệt là Việt Kiều luôn chiếm từ 20 - 30% lượng khách quốc tế đến Đà Lạt.

Với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường rất khó tính, tuy nhiên là một thị trường tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng. Đà Lạt hội đủ những lợi thế để hấp dẫn du khách Nhật lớn tuổi đó là sự yên tĩnh, môi trường thiên nhiên trong lành, không có sự hiện diện của cuộc sống công nghiệp đầy ô nhiễm, phong cách thanh lịch, hiền hoà, giá cả phải chăng. Kết hợp với sân Golf 18 lỗ Đồi Cù và hệ thống sân Golf 36 lỗ sắp xây dựng thì Đà Lạt đã thoả mãn hoàn toàn sở thích chơi golf của người Nhật. Thị trường Nhật Bản đã nổi tiếng trên thế giới là một thị trường du lịch khổng lồ, du khách chi rất cao nhưng họ cũng đỏi hỏi dịch vụ mang đẳng cấp tương xứng. Hơn nữa, đối với người Nhật lớn tuổi, họ luôn coi Việt Nam là một nơi thân thuộc, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với Nhật Bản như nghệ thuật xếp giấy, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ, nghệ thuật ngồi thiền, trà đạo…

Với thị trường EU, chủ yếu là thị trường Pháp, cũng là một thị trường tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt. Đối với người Âu thì Việt Nam hay Đông Nam Á là một điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên họ chỉ đến đây để khám phá, lượng khách chủ yếu là thanh niên. Trong các kết quả khảo sát của các công ty lữ hành thì du khách Châu Âu thường không thích lưu lại dài ngày ở Đà Lạt vì nó mang những đặc tính giống với những gì ở quê hương họ. Sở dĩ có hiện tượng này là do các sản phẩm du lịch Đà Lạt còn đơn điệu, chưa mang tính đặc thù. Nếu các chiến dịch quảng bá về du lịch nghỉ dưỡng được

xúc tiến hiệu quả thì chúng ta sẽ có ngay một lượng khách Pháp lớn tuổi, đã có nhiều kỷ niệm với Đà Lạt. Đối với họ, Đà Lạt là một chuỗi những kỷ niệm thu nhỏ về những gì đã trải qua trong cuộc đời. Với một ngân sách tương đối lớn, du khách Châu Âu sẽ đến Đà Lạt để hưởng thụ một cảnh quan thiên nhiên trong lành, hoang sơ mang dáng vẻ châu Âu nhưng phong cách phục vụ Châu Á. Kết hợp với các chương trình trùng tu hệ thống kiến trúc Pháp tại Đà Lạt cũng như khôi phục lại phong trào nói tiếng Pháp tại Đà Lạt như những năm 30 của thế kỷ trước thì Đà Lạt sẽ hấp dẫn du khách từ thị trường này.

Thị trường Úc, đây là thị trường tương đối mới với du lịch nghỉ dưỡng của Đà Lạt. Du khách Úc chủ yếu là những người trẻ tuổi, thích khám phá. Đà Lạt cũng có những nét hấp dẫn tuyến khách này do mang các đặc tính của một thành phố Châu Âu giữa một khu vực nhiệt đới. Trong các năm gần đây, Úc là một quốc gia có quan hệ rất gần gũi với Việt Nam. Các dự án đầu tư cũng như các chương trình hợp tác đã phát triển đáng kể. Doanh nhân Úc có mặt ở Việt Nam ngày càng nhiều. Trong thời gian làm việc tại Việt Nam thì họ sẽ có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng. So với trung râm du lịch nghỉ dưỡng khác trong khu vực, Đà Lạt sẽ có một lợi thế đáng kể do khoảng cách gần với TP. Hồ Chí Minh, chi phí cho một tour du lịch phù hợp trong khi chất lượng phục vụ và môi trường thiên nhiên không thua kém gì. Theo số liệu thống kê về lượng khách qua các năm thì du khách Úc chiếm khoảng 15% tổng số du khách quốc tế đến Đà Lạt. Kết hợp với các chương trình quảng bá về du lịch Đà Lạt ở thị trường tiềm năng này thì đây là một thị trường tương đối lớn.


3.3.3. Các chiến lược marketing du lịch Đà Lạt trong thời gian tới

Các chiến lược marketing du lịch Đà Lạt trong thời gian tới bao gồm 4 chiến lược chính: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược quảng bá. Các chiến lược được đặt ra dựa trên điều kiện tiềm năng du lịch của Đà Lạt, phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch tới năm 2010 của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng và của cả nước nói chung, đồng thời cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại của thành phố Đà Lạt.

3.3.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Chiến lược sản phẩm của du lịch Đà Lạt chính là phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên điều kiện tài nguyên du lịch của Đà Lạt.

Theo đó, thì các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – văn hoá, và du lịch hội nghị, hội thảo sẽ là thế mạnh trong các sản phẩm du lịch của Đà Lạt. Trong định hướng phát triển du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng cũng xác định đây là các loại hình được coi là hướng phát triển chủ yếu.

Du lịch nghỉ dưỡng - một lợi thế so sánh của Đà Lạt: Tính chất là một thành phố nghỉ dưỡng của Đà Lạt được xác định ngay từ khi hình thành. Và loại hình du lịch nghỉ dưỡng được coi là một lợi thế so sánh của du lịch Đà Lạt, được biểu hiện tập trung ở các yếu tố sau: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, vị trí địa lý và thương hiệu.

Về tài nguyên thiên nhiên: Trong khu vực Đông Nam Á, những vùng đất có khí hậu mát mẻ trong lành như Đà Lạt không nhiều, đặc biệt với rừng thông bạt ngàn thích hợp với việc nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ. Nếu so sánh với các trung tâm du lịch trong nước thì không có nơi nào có những lợi thế giống Đà Lạt. Phía Bắc có Sapa, nhưng khí hậu Sapa khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ cao, độ ẩm cao, chỉ thích hợp cho những chuyến du lịch tham

quan hay thám hiểm. Trong khu vực chúng ta có một số trung tâm du lịch có tính chất giống Đà Lạt như Chiềng Mai (Thái Lan), Baguio (Philipines)… những nơi này cũng có lợi thế giống về khí hậu, rừng thông, phong cảnh cho nên trong việc qui hoạch Đà Lạt cần phát huy những yếu tố khác để tăng được lợi thế cạnh tranh của mình.

Về tài nguyên nhân văn, đặc biệt là nhân tố con người: phong cách người Đà Lạt thanh lịch, hiền hoà, mến khách. Đây là đức tính vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phát huy khi phát triển du lịch. Không phải địa phương nào cũng có được những phong cách như vậy. Do đó, khi được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ và công nghệ đón tiếp, sẽ có được một đội ngũ nhân viên lý tưởng cho ngành du lịch.

Một lợi thế kết hợp cả tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên của Đà Lạt đó là sự yên tĩnh. Sự yên tĩnh của Đà Lạt chính là một sản phẩm, một tài nguyên vô giá đối với việc phát triển du lịch ở đây, đặc biệt là với loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Về vị trí địa lý: nếu dành cho các ngành công nghiệp khác thì Đà Lạt có vị trí địa lý tương đối bất tiện: không nằm trên các trục giao thông chính, đồi núi chập trùng, đường giao thông hẹp, quanh co… Nhưng đối với ngành du lịch thì vị trí địa lý của Đà Lạt lại rất thuận tiện: đường bộ nối liền với trung tâm TP. Hồ Chí Minh chỉ khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ và sắp tới khi đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian thêm nữa; nối thành phố biển Nha Trang chỉ khoảng 3 giờ; đường hàng không nối TP. Hồ Chí Minh chỉ 45 phút, với Băng Cốc hay Singapore chỉ có 60 phút. Với vị trí này, Đà Lạt rất thuận tiện cho những tour du lịch nối tuyến TP. Hồ Chí Minh hoặc Nha Trang, hoặc những tour đi trực tiếp từ các nước trên thế giới quá cảnh Băng Cốc hay Singapore.

Thương hiệu: Mặc dù chưa được biết đến nhiều trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng đối với thị trường trong nước và một số quốc gia thì Đà Lạt cũng đồng nghĩa với một nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, một nơi nghỉ mát lý tưởng. Khi xây dựng một khu nghỉ mát tại Đà Lạt, không cần phải giải thích nhiều trong các thông điệp quảng cáo, du khách cũng có thể hình dung ngay những tiện nghi, những tính chất tuyệt vời của một vùng núi mát mẻ, không khí trong lành. Đây là một lợi thế quan trọng, trong khi các địa phương khác, khi muốn xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng thì phải bỏ ra nhất nhiều công sức, thời gian, tiền của để quảng bá, thuyết phục du khách là địa phương mình thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.

Như vậy, với những lợi thế so sánh của mình, một trong những sản phẩm du lịch phù hợp nhất cho du lịch Đà Lạt là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Thị trường chủ yếu của sản phẩm này là du khách lớn tuổi từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Âu. Trong bối cảnh dân số khu vực này ngày càng già đi, thu nhập và phúc lợi xã hội ngày càng tăng thì đây là một thị trường hấp dẫn. Việc định vị sản phẩm là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mới có thể chọn lọc du khách, mới có đủ điều kiện và phương tiện bảo vệ môi trường thiên nhiên. Và hơn nữa, với giá cả phù hợp làm cho doanh thu tăng, lợi nhuận đủ lớn để hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 6. So sánh đặc điểm của 3 địa phương có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Địa phương

Tiêu chí

Đà Lạt

Sapa

Tam Đảo

Độ cao so với

mặt nước biển

1500m

1560m

900m

Vị trí địa lý

Trên cao nguyên Lang Bian, vùng du lịch Nam trung bộ

Trên sường núi Phan Xi Păng, vùng du lịch Bắc

bộ

Trên đỉnh núi Tam Đảo, vùng du lịch Bắc bộ

Tiềm năng du

Khí hậu ôn hoà, môi

Khí hậu lạnh,

Khí hậu tốt, phù

lịch

trường yên tĩnh,

thắng cảnh đẹp,

hợp tổ chức loại


trong lành, thắng

thích hợp loại

hình du lịch nghỉ


cảnh đẹp, thích hợp

hình du lịch tham

dưỡng


với du lịch nghỉ

quan



dưỡng, tham




quan,…



Nhiệt độ trung

bình năm

18,3 độ C

15,3 độ C

18 độ C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 12


Hiện nay, Đà Lạt đang thực thi hai dự án lớn là khu nghỉ dưỡng cao cấp Đankia - Suối Vàng và khu nghỉ dưỡng hồ Tuyền Lâm. Theo qui hoạch của Chính phủ thì Đankia - Suối Vàng, khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi, là một trong 4 khu du lịch tổng hợp của quốc gia (3 khu kia là: Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân – Non Nước gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung; Khu du lịch biển

tổng hợp Vịnh Nha Trang gắn với khu bảo tồn thiên nhiên hòn Mun, đảo hòn Tre). Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là một trong 30 khu du lịch chuyên đề của cả nước.

Ở Đankia - Suối Vàng, ý tưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản là xây dựng một “thành phố lãng mạn” ở nơi này với nhiều biệt thự, khách sạn 5 sao, trường học, bệnh viện, nhà thờ, sân golf, khu vui chơi giải trí, những thung lũng, những đồi hoa với những loài hoa đặc trưng của Đà Lạt.

Đối với khu du lịch hồ Tuyền Lâm được qui hoạch không chỉ là một khu du lịch mà là cả một đô thị - một đô thị du lịch sinh thái có diện tích lên tới 28.000 ha. Đây là đô thị sinh thái đầu tiên ở Việt Nam với những yêu cầu nghiêm ngặt từ việc qui hoạch đến việc xây dựng và đặc biệt là khi đi vào hoạt động, để đảm bảo tính bền vững của một đô thị sinh thái. Phục vụ mục tiêu này, tỉnh Lâm Đồng dành 2/3 diện tích của dự án (gần 2000 ha) bao gồm diện tích rừng phía tây nam, nam và đông bắc của Tuyền Lâm để phát triển du lịch sinh thái với các hoạt động dã ngoại, nghiên cứu, cắm trại, leo núi, du thuyền, thám hiểm, đi bộ trong rừng… nhất là khi tổ chức những chuyến du lịch xuyên rừng, tour du lịch sinh thái có chiều sâu như quan sát chim, thú. Các khu lưu trú, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, công viên thú hoang dã, chòi nghỉ chân và chòi quan sát chim thú sẽ được xây dựng với kiến trúc đơn giản, sử dụng các vật liệu của núi rừng để thực sự hài hoà với thiên nhiên.

Du lịch sinh thái – văn hoá: Thực ra, du lịch sinh thái – văn hoá là loại hình du lịch đã xuất hiện ở Đà Lạt khá lâu với cái tên “du lịch dưới tán lá rừng”. Dựa vào vùng rừng khá nguyên vẹn với sự đa dạng sinh học, nền văn hoá bản địa đặc sắc, nhiều khu du lịch đã có những hoạt động mang tính khám phá thiên nhiên và văn hoá địa phương như khu du lịch Núi Voi, Lang Bian… Tuy nhiên, nếu xét theo đúng tiêu chí một khu du lịch chuyên đề thì các khu du lịch sinh thái ở Đà Lạt – Lâm Đồng mới chỉ dừng ở mức du lịch

tham quan. Bởi vì, nếu là du lịch sinh thái, việc đầu tiên là phải giữ gìn và phát huy mạnh mẽ môi trường sinh thái và nền văn hoá bản địa.

Khu du lịch Tuyền Lâm đang được đầu tư theo hướng khu du lịch chuyên đề, gắn với đa dạng sinh thái quí hiếm vùng hồ Tuyền Lâm với làng dân tộc bản địa Núi Voi. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà với hàng trăm loài chim, thú quí hiếm, với những buôn người Lạch bản địa, cũng đang xây dựng phương án khai thác du lịch sinh thái.

Không chỉ có phát triển du lịch sinh thái ở các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch chuyên đề, theo qui hoạch tổng thể và chi tiết về thành phố Đà Lạt đã được Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt sẽ phải chú trọng đến việc phát triển để trở thành “Thành phố xanh”, một trung tâm du lịch sinh thái – văn hoá quan trọng của cả nước.

Du lịch hội nghị, hội thảo: Bên cạnh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng là sản phẩm lợi thế của Đà Lạt, du lịch sinh thái đã được chú trọng khai thác, thì du lịch hội nghị hội thảo là loại hình du lịch mà Đà Lạt rất có điều kiện phát triển. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 409/CP phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020, theo đó, Đà Lạt được mở rộng các vùng phục cận cũng là để phát triển mà không phá vỡ đặc thù riêng. Theo qui hoạch này, tính chất du lịch của thành phố Đà Lạt được điều chỉnh là Trung tâm nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học của cả nước và quốc tế.

Là một thành phố du lịch với nhiều điều kiện tốt để phát triển du lịch hội nghị, hội thảo, khá nhiều hội nghị, hội thảo của các tổ chức, doanh nghiệp chọn Đà Lạt là nơi tổ chức. Đây là một loại hình du lịch Đà Lạt cần coi trọng phát triển bởi nhiều lí do. Thứ nhất, chi tiêu của khách du lịch hội nghị, hội thảo rất cao. Thứ hai, những người dự hội nghị, hội thảo có dịp lưu trú tại Đà Lạt và chính họ sẽ là những tuyên truyền viên đưa hình ảnh Đà Lạt đến với

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí