kinh tế của tỉnh xác định đưa ngành du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế động lực, và đối với thành phố Đà Lạt được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó việc định hướng phát triển du lịch là vô cùng quan trọng.
Trên cơ sở qui hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt đến năm 2010 và Nghị quyết của Bộ Chính trị, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tăng cường trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cả tỉnh và thành phố, với phương châm “Đà Lạt vì cả tỉnh, cả tỉnh vì Đà Lạt”, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển Đà Lạt toàn diện, vững chắc với trọng tâm là phát triển kinh tế du lịch để nhanh chóng đưa du lịch – dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, phát triển du lịch Đà Lạt không thể tách rời được những định hướng và phát triển của ngành du lịch Việt Nam thời kì 1996 – 2010 trong qui hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Những định hướng đó là:
- Phát triển du lịch theo chính sách mở của nhà nước, đảm bảo hoạt động của kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sự phát triển cần chú trọng đến sự đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Sự phát triển phải đảm bảo Đà Lạt là một trung tâm du lịch của cả tỉnh và là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của vùng Nam trung bộ.
Theo định hướng qui hoạch phát triển đến năm 2010, ngoài những tính chất về chính trị, văn hoá, khoa học giáo dục, nông nghiệp và an ninh quốc phòng thì tính chất quan trọng hàng đầu của thành phố Đà Lạt là một trong
những trung tâm du lịch (đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, và sinh thái) của vùng, cả nước và quốc tế.
Trong hơn 100 năm qua, thành phố Đà Lạt đã được phát triển để trở thành một thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng. Nhiều đồ án qui hoạch được thiết lập và định hướng cho sự phát triển, biến đổi vùng cao nguyên hoang vu trở thành một thành phố có tương đối đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị như: mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, sân bay, các hệ thống cung cấp điện nước, thoát nước, bưu điện, các hồ nước, các công trình phục vụ công cộng như chợ, bệnh viện, trường học, các viện nghiên cứu, nhà hát, công sở…
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Marketing Du Lịch Của Giai Đoạn 2000 – 2005
- Đánh Giá Hoạt Động Marketing Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt
- Các Chiến Lược Marketing Du Lịch Đà Lạt Trong Thời Gian Tới
- Sử Dụng Chính Sách Giá Linh Hoạt Tạo Thêm Sức Hút Cho Du Lịch Đà Lạt
- Đẩy Mạnh Đào Tạo Nhân Lực Cho Hoạt Động Du Lịch Nói Chung Và Hoạt Động Marketing Du Lịch Nói Riêng
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Bước đầu, thành phố Đà Lạt có cường độ phát triển thấp, qui mô thành phố được giới hạn và không lớn, thành phố có cơ cấu tổ chức đơn giản với mật độ dân số và mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ không gian đô thị nhỏ so với không gian của cảnh quan tự nhiên, thành phố như hoà lẫn trong đồi núi và rừng thông. Với qui mô hợp lý này của thành phố đã tạo cho con người được sự gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Đà Lạt ngày nay tập trung các nguồn lực phát triển nhanh ngành du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh. Trọng tâm là đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang tính đặc thù. Trước mắt ưu tiên phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, hội nghị - hội thảo, đồng thời với việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan các khu du lịch hiện có và xây dựng các khu vui chơi giải trí mới, tổ chức hội hoa và các lễ hội văn hoá hàng năm, từng bước hình thành các tuyến du lịch liên vùng nhằm tăng khả năng thu hút khách. Tiếp tục triển khai chủ trương kinh doanh du lịch dưới tán rừng với sự quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, giữ gìn môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, Đà Lạt trở thành một
thành phố “xanh, sạch, đẹp” nổi tiếng, là khu du lịch lớn của cả nước, tiến tới là khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.
3.2.3. Mục tiêu phát triển
Nhằm phát triển một ngành kinh tế du lịch đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những mục tiêu chiến lược mà ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đặt ra như sau:
Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của thành phố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ chiếm trên 70 - 80%, bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành sao cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là các khu vực thắng cảnh, các khu rừng thông, thảm cỏ, nguồn nước và các di tích lịch sử, văn hoá… Phát triển du lịch cũng phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá đặc trưng của địa phương đồng thời khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị, giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá để phát triển du lịch. Bên cạnh đó cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch chất lượng cao của cả nước và quốc tế để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của Lâm Đồng.
Song song với du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, kết hợp giữa các tổ chức nhà nước với khu vực tư nhân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các địa phương, đặc biệt ở những vùng
đồng bào dân tộc ít người để góp phần nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các vùng xa xôi hẻo lánh.
Mục tiêu cụ thể của ngành: tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 16 – 17% , đến năm 2010 thu hút được từ 3 – 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 800 - 900 ngàn lượt; huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được qui hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm mới; tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường củng cố bộ máy tổ chức và công tác cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ của ngành, phấn đấu đến năm 2010 thu hút 10.000 lao động vào lĩnh vực này.
Như vậy, mục tiêu cơ bản của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng là phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hoà giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hoá – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và đặc thù của du lịch Đà Lạt. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế, đưa ngành du lịch, dịch vụ thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch Đà Lạt
3.3.1. Mục tiêu marketing du lịch Đà Lạt
Với những mục tiêu mà ngành du lịch của tỉnh đặt ra, thì mục tiêu của chiến lược marketing du lịch sẽ bao gồm những mục tiêu chính sau:
Xây dựng hình ảnh tốt về Đà Lạt với thương hiệu “Thành phố hoa”. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, thành phố Đà Lạt sở hữu trong mình vẻ đẹp lãng mạn của một thành phố cao nguyên với những hồ, suối, thác, đồi trập trùng được bao phủ bởi những rừng thông và rực rỡ trên nền xanh của bầu trời chính là ngàn hoa. Đà Lạt có quyền tự hào về những gì mình có và về thương hiệu “Thành phố hoa” có một không hai trong cả nước, thậm chí cả khu vực.
Phát triển thành phố Đà Lạt để được quảng bá như là một điểm đến hấp dẫn của cả nước và tiến tới là của khu vực trong tương lai. Thành phố Đà Lạt được gắn với nhiều mỹ từ như “Thành phố mùa xuân”, “Thành phố sương mờ”, “Pari thu nhỏ” hay “Thành phố ngàn hoa”, với những lợi thế sẵn có Đà Lạt có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn riêng.
Tăng số lượng du khách cả nội địa và quốc tế. Tài nguyên du lịch Đà Lạt được đánh giá là rất phong phú và đa dạng. Số lượng khách du lịch đến với Đà Lạt hiện nay cùng với những hoạt động du lịch đang diễn ra được coi là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có này. Trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế động lực không những của thành phố mà còn của cả tỉnh Lâm Đồng nói chung. Ngành du lịch của thành phố Đà Lạt đã và đang được quan tâm đúng mức: các tuyến giao thông quan trọng nối Đà Lạt với Nha Trang, với Đăk Lăk, với Phan Thiết đã được khởi công nâng cấp; sân bay Liên Khương nâng cấp thành sân bay quốc tế, đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được thi công… Cơ sơ hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của thành phố, các danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư nên đã tạo ra những hấp lực mới cho ngành du lịch – dịch vụ Đà Lạt.
Kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại địa phương. Số lượng du khách đến đông nhưng thời gian ở lại điểm du lịch không dài, thì
doanh thu từ du lịch cũng không cao. Kéo dài thời gian lưu trú của du khách, điều đó phải được khẳng định bằng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch – dịch vụ Đà Lạt. Và hiệu ứng của việc này chính là công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.
3.3.2. Xác định thị trường khách mục tiêu của Đà Lạt
Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Đà Lạt tăng đáng kể và khá ổn định. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng vốn có và xuất phát điểm được qui hoạch là một thành phố nghỉ dưỡng với chức năng du lịch ngay từ khi mới hình thành thì kết quả đạt được hiện nay là chưa tương xứng. Điều này được thể hiện qua số ngày lưu trú bình quân (2,3 ngày) và chi tiêu trung bình của du khách khá thấp (khoảng 900.000 đồng/ du khách) do sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng không cao, nhưng giá lại tương đối cao.
Có thể nhận thấy việc phát triển thị trường của ngành du lịch Đà Lạt trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều yếu kém: thứ nhất, mới chỉ tập trung vào việc thu hút khách đến mà chưa quan tâm đến khả năng tiếp nhận và thoả mãn yêu cầu của khách. Vào những dịp lễ tết, sự kiện văn hoá, lễ hội hay những dịp nghỉ dài ngày, thường xảy ra tình trạng quá tải, nhiều du khách phải ngủ bụi. Điều này sẽ gây ra những ấn tượng xấu và hậu quả sẽ làm giảm lượng khách trong tương lai; Hai là, khi khai thác nhu cầu của thị trường thường nhấn mạnh đến số lượng khách đến hơn là thời gian lưu trú hay mức độ chi tiêu của khách, ít nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách, vì vậy doanh thu và lợi nhuận trên một lượt khách thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao; Ba là, công tác xúc tiến vào các thị trường trọng điểm còn nhiều hạn chế do đầu tư không đúng mức; Bốn là, chưa thực sự coi trọng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài trong tổ chức khai thác các thị trường.
Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch của một số quốc gia với cách nhìn là một điểm đến du lịch có thể giúp cho Đà Lạt các bài học kinh nghiệm trong việc đề ra các giải pháp phát triển thị trường du lịch trong giai đoạn tới.
Ireland, trong hơn chục năm qua có mức tăng trưởng du lịch gấp 3 lần nhờ vào việc hoạch định các kế hoạch khai thác thị trường, xác định thị trường trọng điểm và những việc cần làm để khai thác nó có hiệu quả, gắn việc phát triển sản phẩm với từng phân đoạn thị trường mục tiêu. Việc hợp tác giữa chính quyền các cấp, các ngành có liên quan rất chặt chẽ trên cơ sở quyền lợi được hưởng do du lịch mang lại và nghĩa vụ của từng ngành phải thực hiện phần việc của mình.
New Zealand, thay vì chiến lược làm tăng số lượng du khách, nước này chú trọng đến thời gian lưu trú và chi tiêu của khách trong giới hạn khách có thể chấp nhận, hình thành những sản phẩm mang thương hiệu chất lượng cao.
Singapore, đặt mục tiêu đưa quốc đảo Sư Tử thành một điểm đến ưa thích, một trạm dừng chân hấp dẫn với khách du lịch, các doanh nhân và những tài năng trẻ. Để đạt mục tiêu này du lịch Singapore đưa ra ba lĩnh vực cần tập trung phát triển. Thứ nhất, nhấn mạnh khía cạnh Singapore là một địa điểm lý tưởng cho các cuộc họp và triển lãm. Thứ hai, đẩy mạnh việc quảng bá Singapore như địa danh số một trong khu vực về nghỉ ngơi, giải trí; và cuối cùng, thiết lập vị thế trung tâm dịch vụ hàng đầu Châu Á.
Thực tế các năm qua cho thấy khách du lịch đến Đà Lạt chủ yếu vẫn là khách trong nước, khách quốc tế chiếm 6 – 8% trong tổng số khách đến. Tuy nhiên, không vì vậy mà ta bỏ qua thị trường khách quốc tế, mà ngược lại cần có những chính sách để thu hút hơn nữa, bởi khai thác được thị trường khách quốc tế điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh của ngành du lịch Đà Lạt, sản phẩm du lịch của Đà Lạt có sức hấp dẫn và vươn xa.
Đối với thị trường trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ vẫn là thị trường trọng điểm của du lịch Đà Lạt. Các khu công nghiệp ở các tỉnh này ngày một tăng cho thấy nhu cầu đi du lịch sẽ ngày một nhiều do mức thu nhập cao hơn các nơi khác và cũng do áp lực công việc căng thẳng sẽ thúc đẩy họ đi du lịch.
Đối với thị trường khách quốc tế, xác định thị trường mục tiêu cho du lịch Đà Lạt không nằm ngoài định hướng thị trường khách du lịch quốc tế mà du lịch Việt Nam hướng tới. Đó là việc duy trì các thị trường truyền thống, thị trường có mức chi trả cao và đang trong thời kỳ tăng trưởng như Pháp, Đức, Tây Âu… Đồng thời, cần chuyển hướng khai thác từ các thị trường với khoảng cách xa Việt Nam và không an toàn đến các thị trường gần và an toàn hơn là điều thích hợp trong bối cảnh hiện nay. Đó là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Asean. Tuy nhiên, du lịch Đà Lạt cũng cần xác định những thị trường cụ thể hơn phù hợp với khả năng khai thác của mình.
Ngoài việc củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả các thị trường hiện tại như là Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Đức…, cần hướng tới thị trường khách Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Hiện nay một số dự án lớn Nhật Bản đầu tư đang được triển khai, điển hình là khu du lịch tổng hợp cao cấp Đankia
- Suối Vàng với ý tưởng có thể thu hút du khách là các doanh nhân Nhật Bản nghỉ ngơi và cũng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho người cao tuổi Nhật Bản.
Theo đề tài “Nghiên cứu cơ chế quản lý và đa dạng hoá sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng”, 4 nhóm thị trường chủ yếu cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt là Mỹ, Nhật, EU và Úc.
Với thị trường Mỹ, trọng tâm là khách Việt Kiều muốn đi du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ thì Đà Lạt là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi. Hầu hết