Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tiếp Cận Và Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh


dịch vụ KCB có chất lượng, họ muốn đến KCB ở những nơi tin tưởng, có uy tín và khỏi bệnh nhanh. Những cơ sở y tế phải có bác sỹ, họ biết rằng bác sỹ mới có trình độ chuyên môn để KCB có chất lượng tốt và chữa bệnh nhanh khỏi, họ cần bác sỹ KCB cho họ thì mới yên tâm và tin tưởng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Lương [40] cũng cho thấy khi phân tích về việc lựa chọn hay không lựa chọn cơ sở y tế thì yếu tố kinh tế cũng chỉ đứng hàng thứ 3 trong số các yếu tố được xét. Tại Hà Nội và Yên Bái yếu tố tiện lợi là quan trọng nhất khi chọn đến cơ sở y tế phường, còn ở Thanh Hóa thì trình độ chuyên môn, có đủ thuốc tốt và thái độ phục vụ tốt là yếu tố được người dân coi trọng nhất. Và chúng tôi coi rằng đây là những yếu tố mà các cơ sở KCB cần phải xem xét khi phục vụ người dân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi còn cho kết quả cách xử trí của người ốm theo tình trạng BHYT. Người ốm có thẻ BHYT người nghèo, BHYT đối tượng chính sách đến KCB tại TYTX, bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh; BHYT trẻ em dưới 6 tuổi đến KCB tại BV huyện chiếm tỷ lệ cao nhất so với các cơ sở y tế khác. Riêng đối với người ốm có thẻ BHYT tự nguyện đi KCB tại BV huyện và đến thầy thuốc đông y chiếm tỷ lệ cao; người ốm không có thẻ BHYT thì KCB tại thầy thuốc đông y, bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh/TW. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách xử trí của người ốm theo loại hình BHYT với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 [8].

Để nghiên cứu tính công bằng trong sử dụng dịch vụ KCB, chúng tôi tiến hành phân tích việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân theo nhóm thu nhập. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYTX, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh. Sự chưa công bằng ở đây thể hiện ngay từ khi ốm đau chọn cơ cơ sở y tế để KCB. Nhóm người nghèo Q1 bị ốm đến KCB chủ yếu tại TYTX chiếm tỷ lệ cao (62,5%), trong khi nhóm người giàu Q5 đi KCB tại TYTX chiếm tỷ lệ thấp hơn (25%). Người ốm thuộc nhóm giàu Q5 đi KCB tại BV huyện chiếm tỷ lệ cao (46,9%), trong khi người ốm thuộc nhóm Q2 đến KCB tại BV huyện chỉ chiếm (15,6%). Người ốm thuộc nhóm HGĐ khá Q4, giàu Q5, sử dụng dịch vụ KCB tại nơi có dịch vụ KCB và kỹ thuật cao hơn, đó là bệnh viện huyện, BV tỉnh; còn người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn thì KCB tại nơi có điều kiện kỹ thuật và dịch vụ KCB thấp hơn đó là TYTX. Kết quả điều tra y tế quốc gia 2002 cũng cho thấy tỷ lệ bệnh


nhân điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện, đặc biệt tuyến tỉnh có sự khác biệt giữa nhóm thu nhập thấp nhất và cao nhất [19]. Như vậy khi ốm đau nặng phải nhập viện đa phần người dân đã đến cơ sở y tế nhà nước. Tuy nhiên, so với người dân thành thị thì một số người dân nông thôn không có được cơ hội này và thay vào đó họ phải đến cơ sở y tế cấp thấp hơn [19]. Người nghèo, người có thu nhập thấp ít được tiếp cận tuyến y tế có chất lượng dịch vụ cao, nơi nhận được nhiều sự đầu tư của Nhà nước so với người không nghèo. Đây chính là sự bất công bằng trong việc sử dụng dịch vụ KCB công và sự hưởng lợi từ đầu tư cho CSSK của người dân.

Các bệnh viện tuyến trên luôn nhận được sự đầu tư nhiều hơn từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên đối tượng chính sử dụng những cơ sở y tế này lại là người giàu chứ không phải người nghèo, như vậy rõ ràng rằng người nghèo, người có thu nhập thấp lại ít nhận được sự bao cấp của Nhà nước hơn người không nghèo. Kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 cũng cho thấy có sự khác biệt trong sử dụng dịch vụ nội trú của các bệnh viện tuyến huyện trở lên có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập như số lượt sử dụng DVYT tại tuyến huyện, tỉnh và trung ương trong vòng 12 tháng của nhóm nghèo nhất lần lượt là 1,4%; 0,2%; 0,1% trong khi nhóm giàu nhất lần lượt là: 3,0%; 0,8%; 0,4% [19].

Để phân tích sâu hơn tình hình sử dụng dịch vụ KCB công của người dân huyện Như Xuân chúng tôi đã hỏi về tình hình sử dụng dịch vụ của người dân tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên trong đợt ốm 4 tuần trước điều tra. Nghiên cứu của chúng tôi thấy có sự bất công bằng trong việc sử dụng dịch vụ KCB tại tuyến huyện và tuyến tỉnh. Người giàu nhóm Q5 sử dụng các dịch vụ: nằm điều trị nội trú (59,4%) cao hơn nhóm người nghèo Q1 (14,3%); tiêm/truyền dịch cao nhất ở nhóm Q5 (81,3%), thấp nhất ở nhóm Q1 (17,9%); xét nghiệm cao nhất nhóm Q5 (90,6%), thấp nhất nhóm Q1 (25%); chụp X-Quang, siêu âm cao nhất nhóm Q5 (87,5%), thấp nhất nhóm Q1 (17,9%); mua thuốc theo đơn cao nhất ở nhóm Q5 (90,6%), thấp nhất ở nhóm Q1 (12,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Vị Xuyên- Hà Giang cũng cho kết quả nhóm nghèo sử dụng các dịch vụ KCB điều trị nội trú, tiêm truyền, xét nghiệm, x-quang, siêu âm, mua thuốc ít hơn so với nhóm thu nhập khá, giàu. Tuy nhiên, về mức độ chênh lệch sử dụng dịch vụ KCB giữa nhóm thu nhập thấp nhất và cao nhất trong


nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tại Vị Xuyên. Điều đó cũng thấy rằng địa bàn nghiên cứu tại huyện Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa mức độ chênh lệch thu nhập trung bình/người/năm giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất (10,8 lần) cao hơn tại Vị Xuyên- Hà Giang, tại đây chênh lệch là 6,8 lần [31]. Vậy thì lý do chính ở đây đó là lý do về kinh tế, chi phí khi KCB tại tuyến huyện, và các tuyến cao hơn là rào cản đối với người nghèo khi mà họ có nhu cầu KCB tại đây. Ở nghiên cứu này chưa có điều kiện nghiên cứu các trường hợp bệnh cụ thể để so sánh đánh giá sự công bằng trong sử dụng dịch vụ KCB, xin bàn luận ở phần phương pháp nghiên cứu. Giải pháp để đảm bảo công bằng trong sử dụng dịch vụ KCB công của người dân, để người nghèo khi có nhu cầu KCB cũng được sử dụng dịch vụ có chất lượng như người không nghèo, theo chúng tôi là tăng cường đầu tư cho y tế huyện - nơi người nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách cảm thấy khó khăn khi KCB, nâng cao chất lượng điều trị, tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, các đối tượng khó khăn trong việc chi trả các chi phí điều trị cao mà ngoài danh mục BHYT sẽ là những giải pháp góp phần đảm bảo công bằng trong sử dụng dịch vụ KCB công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nghiên cứu này còn cho thấy trong các trường hợp ốm sử dụng dịch vụ KCB chia theo hình thức bảo hiểm y tế của quần thể nghiên cứu thấy rằng: tỷ lệ người ốm có bảo hiểm y tế là 77,6%, không có bảo hiểm y tế là 22,4%, sự chênh lệch này 3,5 lần; người ốm có BHYT người nghèo chiếm tỷ lệ (33,3%), tiếp đó là người ốm thuộc diện bảo hiểm đối tượng chính sách chiếm tỷ lệ (14,8%). Thẻ BHYT có vai trò rất quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trong KCB, ở các nhóm này có tỷ lệ ốm đi KCB cao hơn so với các nhóm BHYT khác, BHYT là biện pháp bảo vệ về tài chính cho các HGĐ nghèo và các đối tượng chính sách khi ốm đau phải đi KCB, nếu không có thẻ BHYT thì các HGĐ này phải chi trả chi phí KCB không nhỏ so với tổng thu nhập của các HGĐ này.

Mức độ chi phí luôn đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ. Trong 4 tuần trước khi điều tra, nhóm thu nhập cao mức độ bệnh nhẹ hơn nhưng chi phí cho KCB lại cao hơn so với các nhóm khác. Như vậy, tại Như Xuân người giàu đang được hưởng chất lượng dịch vụ cao hơn so với những người có thu nhập thấp. Chi phí trực tiếp tiền mặt trung bình cho một lần ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra của người dân tại Như Xuân là 1.363 nghìn đồng trong đó chi phí trung bình của nhóm

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 15


Q1 là thấp nhất (772 nghìn đồng) cao nhất ở nhóm Q5 (2.586 nghìn đồng), nhóm Q5 so với Q1 cao gấp 3,3 lần. Sự khác nhau về mức chi trả trung bình cho một lần ốm giữa các nhóm thu nhập có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tổng chi phí trung bình trong khám và điều trị bệnh cho một đợt ốm 4 tuần trước điều tra của người dân so với tổng thu nhập trung bình/người/năm là 29,8%; ở nhóm Q1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,4%, ở nhóm Q2 là 47,5%, ở nhóm Q3 là 35,9%, ở nhóm Q4 là 28,8% và thấp nhất ở nhóm Q5 là 25,9%. Như vậy sau một đợt ốm và điều trị thì nhóm người nghèo Q1 tiêu tốn hầu hết toàn bộ thu nhập trong năm, nhóm Q2 tiêu tốn gần 1/2. Qua đây chúng ta thấy rất cần thiết phải hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, cận nghèo này trong KCB thì mới góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Chi phí bình quân cho y tế của các HGĐ/năm là chi phí cho y tế trung bình của các HGĐ/năm so với tổng thu nhập của HGĐ/năm chiếm 13%. Ở nhóm thu nhập thấp nhất Q1 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,2%) và thấp nhất ở nhóm cao nhất Q5 chỉ chiếm (2,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập HGĐ với p <0,001.

Báo cáo nghiên cứu của Bjorn Olof Ekman [88] cho kết quả tỷ lệ chi cho y tế so với tổng thu nhập HGĐ/năm của toàn vùng Bắc Trung Bộ là 11%. Nghiên cứu đã cho thấy nhóm thu nhập thấp phải chịu gánh nặng chi phí lớn hơn nhóm có thu nhập cao nhất. Điều này cũng đã lý giải tại sao người nghèo lại ít đi KCB tại các bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện tuyến trên. Qua chi phí trên cho chúng ta thấy đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói cũng như sự mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Những chi phí mà họ phải trả cho một lần KCB ở đây không hoàn toàn chỉ là chi phí cho điều trị, thuốc thang mà bao gồm cả chi phí ăn ở, đi lại, người nhà trông nom, chi phí không chính thức khác, những chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Chính vì vậy mà chúng tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới khi tiếp tục triển khai Quyết định 139/QĐ-TTg của chính phủ về KCB cho người nghèo, Chính phủ cần mở rộng đối tượng đến những người cận nghèo và cần phải xem xét đến cả những chi phí cơ hội như chi phí ăn uống, đi lại của người nghèo nữa.

Các nghiên cứu của một số tác giả trước như của Lê Thị Thanh Xuân tại Ba Vì, tỉnh Hà Tây cho thấy, không phải 100% người chi trả tiền KCB bằng nguồn sẵn


có, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chủ yếu là những người nghèo vẫn phải vay nợ, bán đồ, vật nuôi khi mà chi phí phải quá lớn cho CSSK và càng ở tuyến trên thì tỷ lệ phải vay nợ, bán đồ càng cao [80]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 25,2% người bị ốm trong 4 tuần trước điều tra là có sẵn tiền để chi trả, có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê về khả năng chi trả giữa các nhóm thu nhập với p<0,001; trong đó ở nhóm Q5 có tỷ lệ cao nhất (62,5%), ở nhóm Q1 (5,4%); tình trạng vay mượn chiếm tỷ lệ lớn (64,3%), thấp nhất ở nhóm Q5 cũng chiếm tới 31,3%, tình trạng phải bán đồ đạc trong gia đình chiếm tỷ lệ 5,7% và khác (3,3%). Như vậy có thể thấy rằng, khả năng chi trả của người dân huyện Như Xuân phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của họ, người nghèo không có khả năng chi trả hoặc chỉ có khả năng chi trả một phần, thể hiện là phí KCB của họ luôn thấp hơn so với người không nghèo, cũng như họ phải vay nợ, bán đồ đạc nhiều hơn so với người không nghèo. Chúng tôi thấy rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng Như Xuân- Thanh Hóa mà là vấn đề của chung toàn quốc.


4.3- Các yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

4.3.1- Các yếu tố liên quan với tiếp cận thông tin giáo dục sức khỏe

Thu nhập kinh tế HGĐ có liên quan đến tiếp cận thông tin về GDSK, tỷ lệ HGĐ có mức thu nhập kinh tế giàu (Q5) tiếp cận thông tin về GDSK cao hơn nhóm nghèo (Q1) và trung bình (Q2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập p< 0,001 (Bảng số 3.25). Xu hướng càng nghèo thì tiếp cận với thông tin giáo dục truyền thông càng ít, khó khăn hơn, hay nói một cách khác điều kiện kinh tế càng giàu thì tiếp cận với các thông tin truyền thông nhiều hơn so với nhóm nghèo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007 [31] cũng cho kết quả kinh tế hộ gia đình là yếu tố liên quan đến tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông và xu hướng nghèo thì tiếp cận ít hơn so nhóm giàu.

4.3.2- Các yếu tố liên quan với tiếp cận các cơ sở y tế

Nghiên cứu này cho thấy người dân có thẻ BHYT khi bị ốm đi đến KCB tại Trạm y tế xã 56,7% và Bệnh viện huyện 26,2% là chủ yếu; không có thẻ bảo hiểm y tế người ốm đến KCB tại cơ sở y tế tư nhân 23,9% và bệnh viện tuyến tỉnh/trung ương 17,4% chiếm tỷ lệ cao hơn có thẻ BHYT (Bảng số 3.26). Sự khác biệt có ý


nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007[31], phù hợp với nghiên cứu tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 [39]. Bảo hiểm y tế có liên quan đến tiếp cận với các cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khánh phương tại 4 huyện của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương năm 2006 đó là BHYT có tác động rõ rệt đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế [45]. Đối với người dân vùng huyện nghèo Như Xuân, đa số người dân là những người nghèo, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi đều có thẻ BHYT và khi bị ốm đau đến KCB tại TYTX và Bệnh viện huyện là chủ yếu, đây là nơi đăng ký KCB ban đầu thẻ BHYT, và cũng là những nơi gần với người dân nhất nên khi đến KCB sẽ ít tốn kém các chi phí liên quan đến y tế hơn là đến y tế tư nhân, hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Đối với những người không có thẻ BHYT khi bị ốm đau một số người đến KCB ở TYTX, Bệnh viện huyện nhưng còn một số người đến KCB tại các cơ sở y tế tư nhân và lên thẳng bệnh viện tỉnh/trung ương, có lẽ do một phần những người này có khả năng chi trả các chi phí KCB, một phần là do họ chưa tin tưởng và y tế công lập tuyến huyện, tuyến xã nên họ đi KCB các cơ sở y tế tư nhân và lên thăng tuyến cao hơn là tỉnh/trung ương.

Bảng số 3.27. Kết quả hồi quy đa biến đã được hiệu chỉnh với các biến: nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm thu nhập, cán bộ y tế, giá dịch vụ y tế, tình trạng về cơ sở hạ tầng, tình trạng trang thiết bị y tế và thái độ phục vụ của cán bộ y tế Bệnh viện huyện cho thầy rằng các yếu tố: tình trạng cơ sở hạ tầng, tình trạng trang thiết bị y tế, tình trạng kinh tế hộ gia đình và Bảo hiểm y tế là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến tiếp cận của người dân với Bệnh viện huyện.

Cơ sở hạ tầng tốt, sạch đẹp khả năng tiếp cận của người dân với Bệnh viện huyện gấp 02 lần (khoảng tin cậy 95% là 1,2 - 3,4) so với cơ sở hạ tầng quá xuống cấp. Trong điều kiện có trang thiết bị y tế tốt, đủ nguy cơ người dân tiếp cận với Bệnh viện huyện nhiều hơn so với điều kiện trang thiết bị quá cũ và thiếu. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu tiếp cận với Bệnh viện huyện nhiều hơn so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo. Có thẻ BHYT tiếp cận với Bệnh viện huyện gấp 2 lần so với không có thẻ BHYT, (khoảng tin cậy 95% là 1,049 - 4,066).


4.3.3. Các yếu tố liên quan với sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

Bảng số 3.28. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy yếu tố kinh tế hộ gia đình và Bảo hiểm y tế là những yếu tốt có liên quan người ốm sử dụng dịch vụ nằm điều trị nội trú của người ốm. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu nhất Q5 nguy cơ người ốm không điều trị nội trú là 10,5% so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo nhất Q1. Người ốm có thẻ BHYT sử dụng dịch vụ điều trị nội trú nhiều hơn người ốm không có thẻ BHYT là 1,93 lần, khoảng tin cậy 95% là 1,02 - 3,64. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khánh phương tại 4 huyện của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương năm 2006 đó là người có BHYT nằm viện cao gấp 1,7 lần người không thẻ BHYT [45].

Bảng số 3.29. Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, giữa yếu tố kinh tế HGĐ với sử dụng dịch vụ chụp x- quang, siêu âm của người ốm.


Bảng số 2.30. Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với p<0,001 giữa yếu tố kinh tế hộ gia đình và yếu tố Bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ về mua thuốc theo đơn của người ốm. Ở nhóm người ốm có thẻ BHYT mua thuốc theo đơn nhiều hơn nhóm không có thẻ BHYT là 2 lần, khoảng tin cậy 95% là 1,07 - 4,33. Điều kiện kinh tế khá giàu và có thẻ Bảo hiểm y tế đã giúp cho người ốm có điều kiện sử dụng các dịch vụ KCB được nhiều hơn, tốt hơn những người nghèo và không có thẻ BHYT. Qua đây chúng ta thấy được rằng tầm quan trọng của thẻ BHYT đối với người dân vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, đây là điều kiện để giúp họ được tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập khi họ bị ốm đau.


4.4. Nhu cầu đầu tư can thiệp

Để tăng cường khả năng của người cung cấp dịch vụ, chúng tôi có nghiên cứu về các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB của các cơ sở y tế trong huyện cho thấy: 86,7% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần phải có bác sĩ, 85,2% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có thái độ cán bộ y tế tốt hơn, 76,1% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có trang thiết bị tốt hơn, 71,4% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có nhiều thuốc tốt hơn, 66,1% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần có cơ sở hạ


tầng tốt hơn, 63,5% HGĐ cho rằng các cơ sở y tế cần mở cửa đúng giờ. Tóm lại người dân có ý kiến đối với các cơ sở y tế cần phải có bác sĩ, thái độ CBYT phục vụ nhiệt tình, chu đáo, tốt hơn, có trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại, cơ sở vật chất nhà cửa tốt, sạch sẽ, với hiện trạng và năng lực cơ sở y tế như hiện nay chưa đáp ứng. Đó là những ý kiến thực sự xác đáng của người dân mà những người quản lý không thể không quan tâm để làm cơ sở, căn cứ xác định nhu cầu đối với cơ sở y tế của mình trong việc đầu tư phát triển cung cấp dịch vụ KCB cho nhân dân.

Còn đối với các cơ sở y tế: thông qua thảo luận nhóm các cán bộ lãnh đạo và cán bộ y tế Bệnh viện huyện cho thấy được hiện trạng về y tế huyện, xã xuống cấp, chặt hẹp, trang thiết bị thiếu, lạc hậu, thiếu cán bộ... Để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KCB và thu hút người dân đến KCB tại TYTX và Bệnh viện huyện thì các giải pháp là phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhà cửa, cung cấp trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời bổ sung đội ngũ cán bộ y tế nhất là bác sĩ và tăng cường quản lý bệnh viện, tin học hoá quản lý bệnh viện. Chúng tôi thấy rằng đó là những điều kiện thiết yếu và cơ bản để cho các cơ sở y tế hoạt động và cung cấp dịch vụ KCB một cách có chất lượng cho người dân.

Kết quả nghiên cứu phần trên cũng chỉ ra rằng người dân nghèo vẫn khó tiếp cận với cơ sở y tế huyện; thời gian chờ đợi khám, xét nghiệm còn chờ đợi lâu phần nào ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Bên cạnh đó vẫn còn những cán bộ có thái độ phục vụ người dân chưa tốt. Đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét điều chỉnh để cho cơ sở y tế tốt hơn, tăng lòng tin của nhân dân vào cơ sở y tế.

Qua đánh giá mô tả hiện trạng về tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân cũng đã tìm thấy những khoảng trống, những nhu cầu mà nhà quản lý nên hướng tới đầu tư để tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB cho người dân, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, về nhu cầu đầu tư can thiệp như sau:

Đối với cơ sở y tế- bên cung

Ý kiến của người dân và của các cơ sở y tế đều thấy cần thiết phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí