Hiệu Quả Can Thiệp Nâng Cao Kiến Thức Về Khám Chữa Bệnh Của Cán Bộ Y Tế


Đóng góp vào kết quả của chương trình can thiệp này là sự phối hợp của nhiều yếu tố dưới đây:

Được sự quan tâm của Ban giám đốc Trung tâm và đặc biệt là Phòng Y tế của Trung tâm đã tổ chức các buổi truyền thông về bệnh nhiễm trùng được sinh dục dưới. Tài liệu truyền thông cho các bệnh nhiễm trùng sinh dục cũng như nhiễm trùng đường sinh dục dưới được phát cho học viên.

Đã tiến hành tập huấn cho các cán bộ y tế của Trung tâm cũng như các cán bộ quản lý phục vụ của Trung tâm. Đây là những cán bộ sẽ tổ chức trao đổi cá nhân hoặc trao đổi nhóm với học viên các kiến thức về cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới.

Chúng ta đều biết rằng trong can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe thì các chỉ số về kiến thức là tăng nhanh nhất, sau đó mới đến các chỉ số về thái độ và chậm tăng nhất là các chỉ số về thực hành. Cần phải có một thời gian khá dài mới có thể chuyển từ kiến thức sang thực hành. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sự gia tăng của kiến thức phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục khá phù hợp với kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hiền và Nguyễn Mạnh Cường, nghiên cứu can thiệp truyền thông phòng chống HIV tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) [13], [18]. Theo Nguyễn Khắc Hiền, sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ bán dâm tự đánh giá nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với trước khi can thiệp (60,3% so với 48,3%, kiến thức về chung thủy với 1 bạn tình cũng tăng lên một cách đáng kể (96% so với 22,5%), kiến thức không sử dụng chung bơm kim tiêm của phụ nữ bán dâm trong nghiên cứu này tăng lên một cách đáng kể sau can thiệp (98,5% so với 55,5%) [18]. Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu 10 yếu tố về kiến thức thì tất cả 10 yếu tố đều tăng sau can thiệp nhưng chỉ có 5 yếu tố tăng cao có ý nghĩa thống kê [13]. Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu tại 3 tỉnh ĐBSCL cho biết tỷ lệ phụ nữ bán dâm biết nên


có ít bạn tình hơn để phòng chống về HIV/AIDS tăng từ 34,0% lên 44,0% sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ phụ nữ bán dâm biết cần sử dụng bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích ma túy để phòng chống về HIV/AIDS tăng từ 54,4% lên 61,4% sau 3 năm can thiệp [13].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI phối hợp giữa ngành y tế và các tổ chức quốc tế về vai trò của công tác truyền thông trong chăm sóc sức khỏe sinh sản [119], [121], [122]. Các kiến thức của các nhóm người thụ hưởng can thiệp tăng khá nhanh và các thực hành tốt về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cũng tăng khá nhanh.

Một báo cáo tổng quan trên gần 200 nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2005 đã chỉ ra rằng kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm nhiễm trùng đường sinh dục của người phụ nữ là khá thấp. Báo cáo đưa ra kết quả chỉ một tỷ lệ thấp phụ nữ (6,6%) có thể kể tên đầy đủ các triệu chứng và ít người (4,1%) biết đầy đủ các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản phổ biến. Phần đông phụ nữ biết đến HIV/AIDS, nhưng có khá nhiều phụ nữ (31,6%) không biết bất kì một nguyên nhân nào gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nói chung kiến thức của phụ nữ về bệnh lây truyền qua đường tình dục và hậu quả của nó rất hạn chế. Khoảng 3,5% phụ nữ không biết bất kì một triệu chứng nào của bệnh lây truyền qua đường tình dục và có 5,3% không biết cách dự phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục [12].

4.3.2. Giảm triệu chứng và bệnh NTĐSDD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trên lâm sàng, các triệu chứng của NTĐSDD đều giảm rất rõ rệt so với khi nhập trung tâm. Đặc biệt một số triệu chứng điển hình của NTĐSDD như chảy khí hư/mủ, tiểu buốt, đau rát, loét sùi và ngứa bộ phận sinh dục đều giảm nhiều. Những sự khác


Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 16

biệt này đều mang ý nghĩa thống kê với p dao động từ nhỏ hơn 0,01 đến 0,001 và CSHQ dao động từ 58,5% đến 88,7%. Không chỉ có vậy, sau một thời gian nhập trung tâm các bệnh NTĐSDD trên PNBD đều giảm rất rõ rệt. Cụ thể là sau một thời gian học tập tại Trung tâm, tỷ lệ viêm âm hộ đơn thuần giảm từ 8,8% xuống còn 3,9%. Viêm âm đạo đơn thuần giảm từ 21,9% xuống còn 1,2%. Viêm âm hộ - âm đạo giảm từ 49,9% xuống còn 21,2%. Viêm cổ tử cung giảm từ 12% xuống còn 8,3%. Viêm lộ tuyến cổ tử cung giảm từ 7,9% xuống còn 0,5%. Những sự khác biệt này đều mang ý nghĩa thống kê với p dao động từ nhỏ hơn 0,01 đến 0,001 và CSHQ dao động từ 30,8% đến 94,5%.

Các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới không chỉ giảm trên lâm sàng mà còn được chứng minh bằng việc giảm các tỷ lệ mắc thông qua các kết quả xét nghiệm. Khi xét nghiệm các tác nhân gây bệnh NTĐSD trên PNBD đều giảm rất rõ rệt so với khi nhập trung tâm. Trichomonas, lậu và giang mai giảm từ 4,4%, 0,5% và 2,5% xuống không còn PNBD nào nhiễm. Tạp khuẩn giảm từ 44,7% xuống còn 17,7%, nấm giảm từ 10,1% xuống còn 3,9%. Những sự khác biệt này đều mang ý nghĩa thống kê với p nhỏ hơn 0,01 và CSHQ dao động từ 61,4% đến 100%.

Vai trò của các cán bộ y tế tại Trung tâm là rất quan trọng đóng góp vào những thành công này. Đặc biệt là sau khi được tập huấn, các cán bộ phục vụ đã nhận biết được về các triệu chứng của nhiễm trùng đường sinh dục dưới, từ đó đã động viên, hướng dẫn các PNBD đi khám chữa bệnh tại phòng y tế của trung tâm. Đồng thời, các cán bộ y tế được tập huấn về chuyên môn, khám lâm sàng, xét nghiệm và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới và từ đó đã nâng cao được các kỹ năng chẩn đoán và xử trí đúng các nhiễm trùng đường sinh dục dưới. Nhờ có những can thiệp hợp lý thông qua công tác đào tạo của nhóm nghiên cứu, cung cấp các tài liệu theo Chuẩn quốc


gia về CSSKSS của ngành y tế đã đóng góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở PNBD đang học tập tại Trung tâm.

Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu can thiệp nào về can thiệp giống như nghiên cứu này đã thực hiện để có thể có số liệu so sánh. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục tại cộng đồng, do vậy khó có thể đánh giá đúng hiệu quả can thiệp do một trong những đặc điểm quan trọng nhất của PNBD là di biến động do rất nhiều các yếu tố tác động đến như thu nhập, cạnh tranh lẫn nhau… Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Trung tâm, nơi tập trung được PNBD ít nhất là 12 tháng nên việc đánh giá hiệu quả thông qua nhận thức và đặc biệt là giảm tỷ lệ mắc bệnh là rất khả thi và chính xác.

Holmes và CS nghiên cứu hiệu quả của chương trình phòng chống bệnh lậu ở Châu Phi, bao gồm cả điều trị cho PNBD tại cộng đồng cũng kết luận rằng hiệu quả can thiệp bằng tư vấn, khám sàng lọc và điều trị lậu cho PNBD là rất có hiệu quả [105].

Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu can thiệp phòng chống HIV bằng các biện pháp can thiệp phối hợp tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng kết luận rằng tỷ lệ nhiễm mới HIV ở PNBD giảm theo thời gian can thiệp [13].

Nghiên cứu năm 2011 do Tổ chức Phòng chống HIV/AIDS Liên hợp quốc (UNAIDS) tại 34 quốc gia đã kết luận rằng để phòng chống có hiệu quả HIV và các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có một số biện pháp cơ bản [129]:

- Khuyến khích sử dụng bao cao su, trong đó có cả bao cao su nam và bao cao su nữ.

- Xét nghiệm tự nguyện định kỳ để phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục.


- Điều trị định kỳ cho các PNBD mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Xét nghiệm bắt buộc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Truyền thông thay đổi hành vi để có quan hệ tình dục an toàn.


4.4. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về khám chữa bệnh của cán bộ y tế

Khác với các bệnh dịch khác, nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở PNBD là một vấn đề hết sức phức tạp do tính dễ lây truyền, đối tượng đa dạng và thường là có trình độ học vấn và hiểu biết về bệnh thấp, do vậy việc tìm kiếm mô hình can thiệp tại cộng đồng là rất khó thực hiện và tốn kém. Theo báo cáo của TCYTTG và UNAIDS, tỷ lệ PNBD hiểu biết nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau [130], [143]. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền và các biện pháp phòng chống rất cao, nhưng ở các nước châu Á và châu Phi tỷ lệ này rất thấp, khoảng 35-40% [69], [81].

Để can thiệp có hiệu quả, các biện pháp can thiệp tổng thể được khuyến cáo sử dụng cho PNBD như: truyền thông thay đổi hành vi, chương trình 100% bao cao su, quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục,... Tại nhiều nước người ta đã triển khai một số chương trình can thiệp và đã thu được các kết quả nhất định. Tiêu biểu trong các biện pháp can thiệp là chương trình truyền thông thay đổi hành vi, khuyến khích sử dụng 100% bao cao su, chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trình giáo dục đồng đẳng.

Truyền thông thay đổi hành vi cung cấp thông tin về các dịch vụ liên quan đến dự phòng lây truyền bệnh cũng như cách tiếp cận các dịch vụ y tế và duy trì các hành vi an toàn: Quan hệ tình dục sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch [137], [148]. Truyền thông thay đổi hành vi tiếp cận chủ


yếu tới đối tượng có hành vi nguy cơ cao, khác với truyền thông đại chúng là cho mọi người dân trong cộng đồng. Ở các nước Châu Phi, nơi mà tình trạng nhiễm HIV đang hết sức nặng nề, tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về ba đường lây và các biện pháp phòng chống HIV và nhiễm trùng đường sinh dục dưới rất thấp, chỉ khoảng 35-40% [69], [116].

Chương trình khuyến khích sử dụng 100% bao cao su trong quan hệ tình dục không chỉ đơn thuần là việc cung cấp sử dụng bao cao su mà nó bao gồm nhiều các hợp phần khác nhau từ việc nâng cao nhận thức của người dân về chương trình này, phân phối bao cao su, giáo dục đồng đẳng và khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mục tiêu của chương trình là nhằm phòng và giảm lây nhiễm HIV và những bệnh lây truyền qua đường tình dục có hiệu quả với chi phí thấp. Chương trình 100% bao cao su được nhiều nước áp dụng và người ta đã chứng minh là có kết quả tốt [10], [50], [115], [116], [131].

Khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới, việc phòng, chống bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới lại càng trở nên cấp bách hơn vì giữa STIs và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người mắc các bệnh LTQĐTD có khả năng bị nhiễm HIV cao hơn người bình thường 2 - 9 lần [111], [114]. Hơn nữa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một chỉ số quan trọng về sự lây nhiễm HIV vì cả hai bệnh có nhiều điểm chung trong cơ chế lây truyền bệnh. Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua đường tình dục phản ánh được hành vi nguy cơ gần đây một cách tương đối chính xác hơn dữ liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV bởi vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục tồn tại trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ có ý nghĩa làm hạn chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục mà còn có ý nghĩa trong quản lý, giám sát tình trạng nhiễm HIV/AIDS trong một quần thể dân cư nhất định.


Giáo dục đồng đẳng là việc tổ chức một nhóm người có thể là phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma tuý, những người có cùng cảnh ngộ thành một nhóm để giáo dục cho các đối tượng cùng cảnh ngộ về các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

Việc tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là một nội dung quan trọng trong công tác phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới HIV/AIDS. Đó là chương trình can thiệp dự phòng dựa trên nhu cầu của đối tượng tư vấn, nó cung cấp cơ hội cho đối tượng tư vấn hiểu được nguy cơ nhiễm bệnh và biết được kết quả xét nghiệm để điều trị. Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới gần đây cho thấy tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là loại hình can thiệp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong phòng lây nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục [13], [18], [67], [75], [78].

Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng 2 trong số những chiến lược hoạt động can thiệp trên, đó là truyền thông thay đổi hành vi thông qua các cuộc nói chuyên, trao đổi, tư vấn nhóm hoặc tư vấn khi khám chữa bệnh và quản lý bệnh nhiễm trùng dường sinh dục thông qua việc khám, xét nghiệm, phát hiện và điều trị những bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nói chung trong đó có các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới cũng như nâng cao năng lực khám, phát hiện và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới cho cán bộ y tế của Trung tâm. Kết quả cho thấy kiến thức của các cán bộ y tế về đa số các triệu chứng lâm sàng của NTĐSDD đã được cải thiện sau can thiệp bao gồm các triệu chứng loét (trước can thiệp: 86,7%, sau can thiệp: 93,3%), săng (trước can thiệp: 33,3%, sau can thiệp: 100%), mụn nước (trước can thiệp: 53,3%, sau can thiệp: 80,0%), mụn mủ (trước can thiệp: 66,7%, sau can thiệp: 73,3%) và sẩn (trước can thiệp: 33,3%, sau can thiệp: 40,0%). Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về xét nghiệm soi trực tiếp để chẩn đoán NTĐSDD sau can thiệp (93,3%) cao hơn so với trước can thiệp (73,3%). Đồng thời, kiến


thức của cán bộ y tế về xét nghiệm huyết thanh học trong chẩn đoán NTĐSDD sau can thiệp (66,7%) đã tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (20,0%) (với p<0,05).

Song song với việc các cán bộ nghiên cứu tiến hành tập huấn về khám, xét nghiêm, phát hiện và các phác đồ điều trị cho cán bộ y tế tại Trung tâm thì các hoạt động hỗ trợ khác như cung cấp tài liệu “Chuẩn quốc gia về Sức khỏe sinh sản” của Bộ Y tế và các tài liệu chuyên ngành khác, họat động giám sát hỗ trợ các hoạt động khám bệnh, xét nghiệm, điều trị được thực hiện thường xuyên. Đây chính là yếu tố đảm bảo hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở Trung tâm. Qua quá trình đào tạo các cán bộ y tế ở Trung tâm nhận xét rằng những hoạt động tập huấn, cung cấp tài liệu làm cẩm nang khám chữa bệnh và giám sát hỗ trợ là rất hữu ich cho họ do Trung tâm trực thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội rất ít được đào tạo mới cũng như được đào tạo lại về những công việc hành ngày của họ.

Sau can thiệp tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh giang mai tăng cao hơn so với trước can thiệp bao gồm: biết về bệnh giang mai, có kiến thức về phân loại giang mai, dấu hiệu lâm sàng, biến chứng hẹp bao quy đầu, biến chứng sưng bao quy đầu và biết phác đồ điều trị. Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh Herpes sinh dục sau can thiệp tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp. Kiến thức sau can thiệp về hiểu biết về bệnh Herpes sinh dục (100%), xét nghiệm chẩn đoán Herpes sinh dục (100%), tiêu chuẩn chẩn đoán Herpes sinh dục (93,3%), điều trị tại chỗ (100%) và điều trị toàn thân (93,3%) tăng rõ rệt so với trước can thiệp. Sau can thiệp tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh hạ cam mềm tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp. Kiến thức sau can thiệp về triệu chứng lâm sàng (100%), xét nghiệm chẩn đoán (73,3%),

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí