Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 16


cho cán bộ y tế Bệnh viện huyện và TYTX để nâng cao chất lượng KCB của các cơ sở y tế, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ KCB cho người dân.

Qua thảo luận nhóm với các cán bộ y tế của Sở Y tế và BV huyện cho thấy cần phải đầu tư cho y tế huyện, xã về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế. Đó là 3 yếu tố cơ bản, là điều kiện giúp cơ sở y tế củng cố, nâng cao được chất lượng dịch vụ KCB. Các TYTX và Bệnh viện huyện muốn nâng cao được trình độ chuyên môn, muốn tăng khả năng cung cấp dịch vụ KCB có chất lượng cho người bệnh thì cần phải đầu tư cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế. Đó là lý do tại sao đề tài của chúng tôi đưa ra giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo, tập huấn cán bộ y tế.

Đối với Hộ gia đình- bên cầu

Bảo hiểm y tế là giải pháp tài chính bảo hộ cho các Hộ gia đình mỗi khi bị ốm đau để đi KCB, giảm gánh nặng về chi phí KCB. Kết quả điều tra cho thấy tại thời điểm điều tra có 67% người dân có thẻ BHYT, người cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Trong các lý do người ốm không đi KCB thì có tới 45,2% là do không có thẻ BHYT. Như vậy, trong địa bàn nghiên cứu BHYT là rất quan trọng, cần thiết để cho người dân có điều kiện đi KCB khi bị ốm đau. Nhu cầu cần đầu tư mua thẻ BHYT cho người dân, nhất là người cận nghèo là rất cần thiết.

Qua thảo luận nhóm với cán bộ y tế của Sở Y tế và Bệnh viện huyện cho thấy giải pháp bền vững và hiệu quả để tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân là làm sao phải người dân có thẻ BHYT. Các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi đã được Nhà nước cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng còn tình trạng cấp thẻ BHYT chậm, thẻ sai tên, tuổi. Tại huyện Như Xuân, người cận nghèo hiện nay chưa có nguồn để hỗ trợ mua thẻ BHYT, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ BHYT nhưng vẫn không ai mua thẻ BHYT, người dân nghèo lắm không có tiền mua thẻ BHYT. Đó là lý do tại sao nghiên cứu của chúng tôi có giải pháp hỗ trợ kinh phí thêm 40% nữa để mua thẻ BHYT cho người cận nghèo, đồng thời đề nghị, vận động cấp thẻ BHYT sớm cho người dân.

Công tác truyền thông- cầu nối giữa bên cung và bên cầu

Kết quả điều tra cho thấy người dân được tiếp cận với tài liệu truyền thông hầu như không có, chủ yếu tiếp cận qua loa, đài truyền thanh tại xã. Nhu cần cần


thiết phải tăng cường các tài liệu truyền thông để người dân hiểu biết về các chính sách về y tế, Bảo hiểm y tế và đi đến các cơ sở y tế khi bị ốm đau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


4.5. Khả năng can thiệp

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 16

Các yếu tố về điều kiện kinh tế hộ gia đình, điều kiện địa lý, phương tiện đi lại của HGĐ ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân là rất khó can thiệp. Nhu cầu đầu tư can thiệp là rất lớn, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn chúng tôi chỉ can thiệp vào những yếu tố nào khả thi và có hiệu quả.

Căn cứ vào nguồn lực, khả năng tài chính để xác định các ưu tiên đầu tư cho y tế huyện, xã sao cho đáp ứng nhu cầu và hiệu quả.

Đối với các TYTX: sẽ cung cấp các bộ dụng cụ KCB thông thường để trạm có đủ trang thiết bị KCB thông thường theo đúng chức năng nhiệm vụ của trạm; sửa sang, tu bổ nhà cửa những chỗ hư hỏng. Như vậy các TYTX sẽ đủ điều kiện để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, nâng cao tầm quan trọng và thương hiệu cho TYTX.

Đối với bệnh viện huyện: do nguồn kinh phí không đủ để xây dựng mới bệnh viện, do vậy đầu tư cung cấp một số trang thiết bị lớn, cần thiết và có khả năng thực hiện tốt để phát triển một số kỹ thuật, dịch vụ KCB, góp phần nâng cao chất lượng KCB. Bên cạnh đầu tư TTB phải tiến hành đào tạo cán bộ để sử dụng tốt trang thiết bị y tế được đầu tư.

Đối với hộ gia đình, hỗ trợ về điều kiện kinh tế- hỗ trợ về tài chính thông qua BHYT. Giải pháp đặt ra là hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo, cấp phát thẻ BHYT ngay khi có thẻ để người dân có thẻ BHYT đi KCB khi bị ốm đau.

Đối với công tác truyền thông: triển khai các lớp tập huấn cho cán bộ truyền thông, tiến hành các đợt truyền thông xã, thảo luận nhóm với cộng tác viên xã, in ấn các tài liệu truyền thông tờ rơi, tranh pano ap phích, xây dựng và phát hành các bản tin, đĩa CD. Các hoạt động truyền thông này thể hiện công tác truyền thông đã được triển khai mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thông tin, truyền thông của nhân dân trong địa bàn huyện.

Khả năng can thiệp phải lựa chọn một số nội dung ưu tiên để đầu từ can thiệp, đây cũng là hạn chế của đề tài nghiên cứu cũng như của nhiều chương trình, dự án đầu tư cho y tế hiện nay, không thể có đủ nguồn lực, nguồn kinh phí để đầu tư ngay, đáp ứng tất cả các nhu cầu cần đầu tư cho hệ thống y tế.


4.6. Kết quả can thiệp

Đặc điểm Hộ gia đình và đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp cho chúng ta thấy các đặc điểm về mẫu giữa 2 nhóm, nhóm trước can thiệp và nhóm sau can thiệp là tương đối đồng nhất, gần giống nhau. Điều này rất có ý nghĩa để so sánh hiện trạng trước can thiệp với các kết quả sau can thiệp.

Sau can thiệp tỷ lệ người dân có BHYT đã tăng từ 67% lên 81,7%, tỷ lệ người dân có BHYT đã tăng lên 14,7%, trong đó BHYT cận nghèo từ con số không đã tăng lên có 336 người- tương ứng tỷ lệ 12,4% trong tổng số các loại hình BHYT và đạt 91,2% số hộ cận nghèo của địa bàn nghiên cứu đã có thẻ BHYT cận nghèo.

Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT 81,7% đây là kết quả khá cao so với trung bình cả nước năm 2010 là 58,5% [69]. So với năm 2012 cả nước mới đạt tỷ lệ 68% người dân có thẻ BHYT [68]. Kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Xuân Phú năm 2004 tại Chí Linh tỷ lệ người dân có thẻ BHYT 45% [79]. Hiện nay, số thẻ BHYT cận nghèo không đồng đều giữa các tỉnh, các vùng vì có tỉnh, có vùng được hỗ trợ mua thẻ BHYT bằng ngân sách của tỉnh, bằng nguồn vốn các Dự án nước ngoài... nên đạt tỷ lệ cao (một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 80- 90%), một số tỉnh chỉ đạt 20, 30% [68]. Năm 2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo lên mức 70% [78]. Từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quy định nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo , theo quy định tại văn bản này, địa bàn nghiên cứu là vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT [64].

Sau can thiệp, tỷ lệ HGĐ có tiếp cận với thông tin về GDSK trong 4 tuần trước điều tra ở thời điểm sau 15 tháng là 84,8%, tăng 7% so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Công tác truyền thông đã được tăng cường về các nội dung, chính sách liên quan đến mua Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, trách nhiệm và quyền lợi của người cận nghèo khi mua thẻ BHYT. Nhờ đó mà tỷ lệ Hộ gia đình tiếp cận với truyền thông được tăng lên và tỷ lệ HGĐ được tiếp cận với các tài liệu truyền thông tờ rơi đã tăng từ 13,9% (trước can thiệp) đạt 68,9% (sau can thiệp); tỷ lệ HGĐ được tiếp cận với các tài liệu truyền thông pano, áp phích đã tăng từ 1,3% (trước can thiệp) đạt 72,6% (sau can thiệp). Cũng nhờ có công tác truyền thông, tuyên truyền đã góp phần vào kết quả người cận nghèo tại địa bàn nghiên


cứu tham gia mua thẻ BHYT cận nghèo với tỷ lệ cao, đạt 91,2% số người cận nghèo trong địa bàn nghiên cứu.

Tình trạng tiếp cận với TYTX đã được cải thiện hơn, tăng hơn so với trước can thiệp. Về phía các TYTX đã được đầu tư cung cấp bổ sung các bộ dụng cụ trang thiết bị y tế, sửa chữa nhỏ nhà trạm để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2010. Tỷ lệ TYTX được nhận xét đánh giá là tốt, sạch đẹp đã tăng 25,8% (Bảng số 3.34); Trang thiết bị được đánh giá là tốt, đủ tăng 47,2% (Bảng số 3.35); Đây là những kết quả ban đầu của đầu tư cho các TYTX để cải thiện cung cấp dịch vụ KCB của TYTX cho người dân huyện nghèo, nơi mà người dân khi ốm đau đến KCB nhiều nhất hiện nay. Các TYTX được đầu tư và là đã đủ điều kiện để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, là niềm tự hào của nhân dân trong xã, cán bộ y tế TYTX, làm người dân tin tưởng và đến KCB tại TYTX.

Về Bệnh viện huyện Như Xuân đã được đầu tư cung cấp một số máy móc, thiết bị y tế cơ bản và lớn, cán bộ y tế được đào tạo sử dụng máy móc thành thạo và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Tỷ lệ HGĐ nhận xét đánh giá trang thiết bị là tốt, đủ tăng 43,6% và chỉ số hiệu quả là 506,9% (Bảng số 3.37). Sau khi được đầu tư cung cấp cho bệnh viện huyện các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh rất cần thiết và hiện đại đó là máy siêu âm màu 4D, máy xét nghiệm sinh hóa nhiều thông số, máy điện tim, máy nội soi tai mũi họng, máy nội soi dạ dày- tá tràng. Do đó, bệnh viện huyện được đánh giá nhận xét là trang thiết bị đã đủ và tốt tăng lên từ 8,6% tăng lên 52,2% (tăng lên 43,6%). So với các bệnh viện huyện khác trong cả nước thì việc đầu tư cung cấp một số trang thiết bị y tế này vẫn ở mức khiêm tốn, vẫn còn thiếu nhiều trang thiết bị, hiện nay đa số các bệnh viện huyện đã được trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ và hiện đại [11]. Thái độ phục vụ của cán bộ y tế BV huyện cho là tốt, chu đáo đã tăng 34,7% và chỉ số hiệu quả là 286,7% (Bảng số 3.38). Cán bộ y tế của bệnh viện huyện được đi học tập, tập huấn và quán triệt về việc thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên đã ảnh hưởng, đã có tác dụng làm thay đổi thái độ phục vụ cán bộ y tế đối với người bệnh được tốt hơn, chu đáo hơn. Cùng với điều kiện làm việc có các trang thiết bị y tế mới, hiện đại giúp cho cán bộ y tế với tinh thần làm việc hăng say hơn, tinh thần trách nhiệm hơn đối với người bệnh. Và chính tinh thần làm việc hăng say, có trang thiết bị y tế mới đã làm thay đổi nhận xét của


người bệnh đối với bệnh viện đó là tỷ lệ HGĐ hài lòng với các dịch vụ KCB tại BV huyện đã tăng 15,1%, chưa hài lòng và không hài lòng giảm đi.

Về sử dụng dịch vụ KCB: tỷ lệ người ốm có đi KCB đã tăng đạt 97,8% người ốm đi KCB, tỷ lệ này có cao hơn kết quả điều tra của Nguyễn Đình Dự năm 2007 tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang là 85% [31]. Sau can thiệp, người dân nghèo huyện Như Xuân, người cận nghèo và các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi đã đều có thẻ BHYT, hơn nữa lại được truyền thông, được hiểu biết khi ốm đau mang thẻ BHYT đi khám chữa bệnh không phải trả tiền do vậy khi bị ốm thì họ đi khám chữa bệnh, giúp cho tỷ lệ người ốm có đi khám chữa bệnh tăng lên đạt 97,8%. Tỷ lệ người ốm không đi KCB từ 16,7% trước can thiệp, đã giảm còn 2,2%. Kết quả cho thấy người ốm đi KCB tại TYTX tăng 2,3%, và đến KCB tại BV huyện tăng 10,5%, và giảm ở tuyến tỉnh, trung ương (5,1%). Điều này cho thấy rằng y tế cơ sở huyện, xã được củng cố và tăng cường, nâng cao chất lượng sẽ thu hút người dân đến KCB tại đây và hạn chế người dân lên tuyến trên KCB [52]. Từ đây cũng là cơ sở khoa học chứng minh cho một luận điểm, một giải pháp muốn can thiệp giảm tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến trung ương như hiện nay thì cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến dưới.

Lý do người dân chọn cơ sở y tế để KCB do có trang thiết bị y tế hiện đại đã tăng 51,9%, tin tưởng vào chất lượng tăng 41,8%, có bác sỹ tăng 28,4%. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế họ có nhu cầu và mong muốn được khám ở những nơi có chất lượng tốt, có bác sỹ, có đầy đủ và trang thiết bị y tế tốt, do vậy chương trình can thiệp có đầu tư cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại mà người bệnh khi đi khám chữa bệnh họ nhìn thấy, do vậy sau khi can thiệp lý do mà người dân đã chọn các cơ sở y tế này để đến KCB là do có trang thiết bị y tế hiện đại, là tin tưởng và chất lượng, là có bác sỹ.

Sau can thiệp người ốm sử dụng các dịch vụ KCB như điều trị nội trú, xét nghiệm, siêu âm, x-quang, tiêm truyền dịch, mua thuốc đều tăng lên rõ rệt. Số người ốm có đều trị nội trú từ 31,4% đã tăng lên đạt 48,4%; tỷ lệ có khám và điều trị ngoại trú từ 71% đã tăng lên đạt 78,7%; tỷ lệ xét nghiệm sinh hóa từ 52,9% đã tăng lên đạt 75,1%; tỷ lệ chụp x-quang, siêu âm từ 45,7% đã tăng lên 64,7%; tỷ lệ tiêm truyền dịch từ 40% tăng lên đạt 57,5%; tỷ lệ người ốm có mua thuốc theo đơn từ


41% đã tăng lên 57%. Sau khi can thiệp, đối với người dân đã có thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh gần như không phải trả tiền viện phí; đối với Bệnh viện huyện đã được tăng cường, củng cố và mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, Bệnh viện huyện sẵng sàng cung cấp các dịch vụ KCB cho người dân do vậy các tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB của người ốm đã được tăng lên đáng kể như trên. Người ốm đã được tăng cường sử dụng các dịch vụ KCB đó là mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã thực hiện được.

Về chi phí trực tiếp tiền túi của người ốm sử dụng trong đợt KCB vừa qua (4 tuần trước điều tra) có giảm nhẹ trước can thiệp từ 1.363 nghìn đồng, sau can thiệp là 1.284 nghìn đồng. Và chi phí trong đợt ốm 4 tuần vừa qua so với tổng thu nhập trung bình/người/năm đã có giảm từ 29,8% xuống còn 25,9%, điều này cho thấy hiện tượng là khi có thẻ BHYT người dân đi khám chữa bệnh đã giảm phải chi tiền túi của các HGĐ. Đáng lẽ ra sau 15 tháng can thiệp, chi phí giá cả các mặt hàng, dịch vụ của thị trường sau 15 tháng đều tăng lên thì chi phí KCB cũng tăng theo nhưng nhờ có thẻ BHYT mà chi phí KCB của người ốm sau 15 tháng không tăng mà giảm, giảm chi tiêu tiền túi của các hộ gia đình cho chi phí KCB của người ốm, đó là tác dụng của thẻ Bảo hiểm y tế.

Về các dịch vụ KCB tại BV huyện đã được củng cố và các dịch vụ y tế mới được triển khai như: Trong 6 tháng 2011, thực hiện dịch vụ nội soi tai mũi họng thực hiện gần 2.000; Nội soi dạ dày, thực hiện gần 1.000 ca. Siêu âm màu 4 D được triển khai thực hiện thay vì siêu âm đen trắng trước đây. Máy sinh hóa máu nhiều thông số, máy sinh hóa nước tiểu được triển khai cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho người dân nhanh và chính xác hơn, người dân không phải chờ đợi lâu trong xét nghiệm và chờ kết quả xét nghiệm. Máy điện tim mới đã giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch được thuận lợi, chính xác hơn. Công tác vận chuyển cấp cứu và chuyển viện bệnh nhân với xe ô tô cứu thương mới, đáp ứng nhu cầu và kịp thời. Các dịch vụ KCB của Bệnh viện huyện đã được củng cố và các dịch vụ KCB mới được thực hiện đã đem lại cho người dân nhất là người dân huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi ích đầu tư của Nhà nước, người dân tin tưởng vào Nhà nước, tạo niềm tin cho nhân dân, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội và phát triển. Đây là kết quả hết sức to lớn và ý nghĩa


của đề tài. Kết quả của đề tài góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020 [6]. Việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn có vai trò rất quan trọng. Quan điểm của Đảng và Nhà nước vẫn xác định rõ vai trò chiến lược của nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng [4].

Như vậy, tại địa bàn nghiên cứu chương trình can thiệp bước đầu có hiệu quả rõ rệt: Các cơ sở y tế được cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại, được đào tạo cán bộ y tế, củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, các dịch vụ kỹ thuật y tế mới được triển khai. Người cận nghèo có thẻ BHYT, tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đã tăng lên đạt 81,7%- tỷ lệ khá cao so với trung bình cả nước năm 2012 mới chỉ đạt 68% [68] và người dân huyện nghèo đã được hưởng lợi ích đầu tư, đã được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KCB được tăng cường chất lượng, các dịch vụ kỹ thuật y tế mới. Mặt khác, các hoạt động truyền thông được đầu tư triển khai tại địa bàn nghiên cứu đã giúp cho người dân được tiếp cận với các tài liệu truyền thông, các thông tin truyền thông về chính sách y tế và Bảo hiểm Y tế.

4.7. Khả năng duy trì


Đầu tư, củng cố và nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ KCB là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế hiện nay. Trong những năm tới, Bộ Y tế và ngành Y tế Thanh Hóa sẽ tiếp tục có kế hoạch quan tâm, đầu tư cho y tế huyện Như Xuân.

Trong những năm tiếp theo từ 2012-2015, Dự án hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ đầu tư cung cấp tiếp các trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ cho y tế huyện, tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thông.

Đối với người dân cận nghèo tại huyện Như Xuân, là huyện vùng nghèo và khó khăn trong Nghị Quyết số 30a, từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 có quy định [64]: Kể từ ngày 01/01/2013 ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia gồm người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008. Như vậy người cận nghèo tại địa bàn nghiên cứu huyện Như Xuân từ năm 2013, được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.


Như vậy khả năng duy trì và tính bền vững các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu tại huyện Như Xuân là tương đối bền vững.

4.8. Những hạn chế của nghiên cứu


Nghiên cứu có một số hạn chế sau đây:


Về phương pháp nghiên cứu: đây là một nghiên cứu can thiệp, tuy nhiên nghiên cứu sinh không áp dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau có đối chứng mà chỉ áp dụng phương pháp can thiệp so sánh trước sau. Do vậy, kết quả thay đổi của can thiệp chỉ phản ánh được những thay đổi giữa thời điểm trước và sau can thiệp mà không có sự so sánh với nhóm đối chứng (là nhóm không thực hiện các nội dung can thiệp). Do các nội dung can thiệp là đầu tư hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo trên phạm vi toàn huyện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được thực hiện ở cấp độ bệnh viện huyện và toàn bộ TYTX chưa đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 trên địa bàn huyện (các TYTX còn lại trong huyện đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010) nên nghiên cứu sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn xã đối chứng (phải là xã chưa đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 và không được triển khai các hoạt động can thiệp nào).

Về phương pháp tính toán cỡ mẫu: do đây là nghiên cứu can thiệp nên nghiên cứu sinh áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu 2 tỷ lệ. Điều tra trước can thiệp cũng được tiến hành trên toàn bộ cỡ mẫu được ước tính theo công thức cỡ mẫu 2 tỷ lệ này mà không áp dụng công thức tính cỡ mẫu một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định vấn đề thực trạng làm cơ sở cho xây dựng nội dung can thiệp. Tuy nhiên, nếu tính toán cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang trước can thiệp với p là tỷ lệ hộ gia đình có người ốm trong 4 tuần thì cỡ mẫu ước tính trong điều tra trước can thiệp là 646 hộ gia đình, cũng tương tự như số lượng hộ gia đình đã điều tra trên thực tế của nghiên cứu này.

Đề tài nghiên cứu chưa thực hiện được việc đánh giá mức độ công bằng tuyệt đối trong sử dụng dịch vụ KCB trên những đối tượng nghiên cứu có người ốm cùng loại bệnh, các đề tài nghiên cứu về tiếp cận, sử dụng DVYT của Trịnh Văn Mạnh [43] và Nguyễn Đình Dự [31] cũng như vậy. Ngay khái niệm của GS.TSKH.Phạm Mạnh Hùng có đưa ra công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022