+ Đảm bảo công bằng, khách quan: Sự đánh giá được thực hiện công bằng, khách quan sẽ tạo dựng được niềm tin cho HS, SV đối với nhà trường, uy tín của đội ngũ CB, GV cũng được nâng lên. Vì vậy, CB, GV khi kiểm tra, đánh giá tránh áp đặt chủ quan, thiên vị,…
+ Đảm bảo kiểm tra, đánh giá đúng mức độ năng lực phù hợp với đối tượng được kiểm tra.
+ Đảm bảo tính tôn trọng người được kiểm tra, CB, GV phải tôn trọng HS, SV, công khai công bố kết quả kiểm tra, đánh giá một cách trung thực và khách quan.
+ Đảm bảo sự phối hợp của đội ngũ cán bộ quản lý, CB, GV của bệnh viện với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả THLS của HS, SV.
- Khoa Y học lâm sàng tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc quản lý hoạt động THLS của CB, GV các bộ môn và HS, SV. Tập trung kiểm tra các nội dung:
+ Kiểm tra qua các báo cáo hoạt động chuyên môn của THLS của mỗi đợt HS, SV, những thuận lợi và vướng mắc trong quá trình hoạt động THLS để kịp thời điều chỉnh,
+ Kiểm tra sổ tay THLS của HS, SV có ghi chép đầy đủ nội dung, kiểm tra phương pháp quản lý HS, SV của CB, GV, kiểm tra phương pháp đánh giá học tập của HS, SV có đúng với nội dung chương trình giảng dạy THLS.
+ Sổ theo dõi THLS, quản lý HS, SV,
+ Danh sách điểm danh HS, SV hàng ngày,
+ Kế hoạch hướng dẫn THLS,
+ Sổ tay THLS của HS, SV để kiểm tra những nội dung đã thực hiện có đúng nội dung trong chương trình,
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch THLS của đội ngũ CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng),
+ Kiểm tra quản lý của đội ngũ CB, GV, ghi nhận cả những ý kiến phản hồi của HS, SV.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Phải đảm bảo công tác kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động THLS được tiến hành công bằng, khách quan, trung thực với kết quả kiểm tra và cần được duy trì thường xuyên.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn với bệnh viện nơi có học sinh, sinh viên thực hành lâm sàng
* Mục tiêu biện pháp:
- Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động THLS đối với HS, SV.
- Tạo thuận lợi cho HS, SV của nhà trường khi THLS tại bệnh viện;
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
- Có cam kết thực hiện trách nhiệm giữa chủ thể quản lý Ban giám hiệu nhà trường và Ban giám đốc bệnh viện nơi HS, SV tham gia THLS.
Chủ thể quản lý trong các biện pháp quản lý học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn chính là cán bộ, giáo viên của nhà trường. Tuy nhiên, để quản lý tốt hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn rất cần có sự phối hợp quản lý giữa nhà trường và bệnh viện theo sự phân cấp và phân nhiệm cụ thể:
Trong các buổi học thực hành lâm sàng thì các cán bộ, giáo viên nhà trường quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên tại các khoa chuyên môn. Các cán bộ quản lý phải thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động dạy thực hành lâm sàng của cán bộ, giáo viên, hoạt động học thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trong các giờ trực ngoài giờ (trực đêm, trực thứ 7 - chủ nhật, trực những ngày nghỉ lễ, Tết,…) rất cần có sự phối hợp quản lý của Trưởng các tua trực là các bác sĩ của bệnh viện. Có như vậy mới khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh viện thực hành và nhà trường trong công tác quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Gửi văn bản phối hợp thực hiện với cơ sở THLS, ghi rõ trách nhiệm mỗi bên khi cam kết cùng phối hợp quản lý hoạt động THLS.
- Ký kết hợp đồng mời giảng với các CB, GV thỉnh giảng có có kinh nghiệm lâm sàng, có trình độ chuyên ngành phù hợp với đối tượng người học. Đảm bảo cho việc HS, SV khi THLS tại các khoa lâm sàng ở bệnh viện đều có CB, GV quản lý và hướng dẫn THLS.
- Cán bộ quản lý cấp khoa, có trách nhiệm phân bố ít nhất mỗi khoa lâm sàng có 1 CB, GV cơ hữu của nhà trường phối hợp với các CB, GV thỉnh giảng tại các khoa lâm sàng cùng quản lý hoạt động THLS trong giờ hành chính và đặc biệt rất cần có sự phối hợp quản lý của các y, bác sĩ trong các tua trực ngoài giờ (trực đêm, trực thứ 7, chủ nhật, trực ngày nghỉ Lễ,…).
- Điều phối số lượng HS, SV phù hợp tại mỗi khoa lâm sàng, tránh tập trung quá đông, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động THLS và hoạt động chuyên môn của khoa lâm sàng.
- Phối hợp với bệnh viện bố trí phòng học thuận tiện nhất cho HS, SV.
- Hỗ trợ các CB, GV thỉnh giảng những tư liệu về giáo trình, giáo án, phương tiện giảng dạy,…
- Phối hợp cùng CB, GV thỉnh giảng tăng cường công tác kiểm tra HS, SV trong giờ trực.
- Mời Ban giám đốc BVĐKBK cùng các CB, GV thỉnh giảng hướng dẫn lâm sàng cùng tham dự lễ tốt nghiệp.
- Có qui định cụ thể về các định mức được hưởng khi cam kết phối hợp quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện.
Thúc đẩy được sự gắn kết giữa nhà trường và bệnh viện ngày càng phát triển.
- Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho CB, GV và HS, SV.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng
* Mục tiêu biện pháp:
Hiện nay nhà trường và bệnh viện được trang bị cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ các trang - thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại bệnh viện. Vì vậy, việc quản lý cơ sở vật chất, quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện nay của nhà trường hết sức quan trọng, giúp HS, SV có thêm điều kiện được thực hành tốt hơn.
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
Tất cả đội ngũ CB, GV cần sử dụng thành thạo, có hiệu quả các trang - thiết bị hiện nay của nhà trường và bệnh viện để phục vụ tốt hoạt động thực hành lâm sàng nói riêng và công tác đào tạo HS, SV của nhà trường nói chung.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho các CB, GV nâng cao khả năng sử dụng thuần thục các trang - thiết bị trong THLS trước khi thao tác trên người bệnh cụ thể.
- Đội ngũ CB, GV phải biết cách quản lý có hiệu quả các trang - thiết bị của nhà trường.
- Quản lý các trang - thiết bị là quản lý có hồ sơ của từng thiết bị, quản lý việc vận hành, sử dụng và bảo dưỡng các trang - thiết bị:
+ Tài liệu lịch sử của trang - thiết bị,
+ Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng trang - thiết bị,
+ Tài liệu hướng dẫn cách bảo quản trang - thiết bị.
+ Sổ theo dõi sử dụng và bảo dưỡng trang - thiết bị.
- Sổ phân công người quản lý trang - thiết bị.
- Thường xuyên kiểm tra việc các CB, GV sử dụng trang - thiết bị trong công tác đào tạo tránh lãng phí, hư hỏng các trang - thiết bị được đầu tư.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Hiệu trưởng cần ban hành những qui định phân cấp quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả các trang - thiết bị hiện nay của nhà trường.
- Các CB, GV phải có nhận thức về giá trị của trang - thiết bị đối với công tác đào tạo THLS.
3.3. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 05 biện pháp quản lý hoạt động THLS nhằm nâng cao chất lượng THLS của nhà trường. Để khẳng định tính thực tiễn và khả thi của các biện pháp cần được khảo nghiệm.
3.3.1. Qui trình khảo nghiệm
Bước 1. Xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được nhóm nghiên cứu đề xuất
1 - Lập phiếu điều tra xin ý kiến chuyên gia.
+ Điều tra tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 03 cấp độ:
. Rất cần thiết.
. Cần thiết.
. Không cần thiết.
+ Điều tra tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 03 cấp độ:
. Khả thi.
. Ít khả thi.
. Không khả thi.
2 - Lựa chọn khách thể điều tra:
+ Các cán bộ quản lý phụ trách THLS ở các khoa chuyên môn của BVĐKBK.
+ Các cán bộ quản lý có kinh nghiệm hướng dẫn THLS.
Số lượng cán bộ quản lý được lựa chọn làm chuyên gia phỏng vấn gồm: 35 người, trong đó: 10 cán bộ quản lý cấp trường và 25 cán bộ quản lý trong ngành.
3 - Phát phiếu điều tra
4 - Thu phiếu điều tra và định lượng kết quả nghiên cứu. Lượng giá ý kiến qua cách cho điểm như sau:
+ Mức độ cần thiết:
. Rất cần thiết: 3 điểm
. Cần thiết: 2 điểm
. Không cần thiết: 1 điểm
+ Mức độ khả thi:
. Khả thi: 3 điểm
. Ít khả thi: 2 điểm
. Không khả thi: 3 điểm
Bước 2. Thực nghiệm trên thực tiễn chỉ đạo THLS nhằm khẳng định giá trị thực tiễn của các biện pháp quản lý.
Tổng hợp kết quả điều tra vào bảng số. Tính trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý THLS cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
Biện pháp quản lý THLS | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Điểm trung bình | Xếp thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện | 23 | 92,00 | 2 | 8,00 | 0 | 0 | 2,92 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV | 21 | 84,00 | 4 | 16,00 | 0 | 0 | 2,84 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả THLS | 20 | 80,00 | 5 | 20,00 | 0 | 0 | 2,80 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp giữa bệnh viện thưc hành và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn | 18 | 72,00 | 7 | 28,00 | 0 | 0 | 2,72 | 4 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng | 15 | 60,00 | 10 | 40,00 | 0 | 0 | 2,60 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Hoạt Động Hướng Dẫn Thực Hành Lâm Sàng Của Cán Bộ, Giáo Viên
- Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh Sinh Viên
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Cho Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 13
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 14
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Ý kiến các chuyên gia đánh giá mức độ cấp thiết của 05 biện pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất đều có điểm trung bình X > 2,5.
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý THLS cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
Biện pháp quản lý THLS | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | Điểm trung bình | Xếp thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện | 24 | 96,00 | 1 | 4,00 | 0 | 0 | 2,96 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV | 23 | 92,00 | 2 | 8,00 | 0 | 0 | 2,92 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả THLS | 22 | 88,00 | 3 | 12,00 | 0 | 0 | 2,88 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp giữa bệnh viện thưc hành và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn | 19 | 76,00 | 6 | 24,00 | 0 | 0 | 2,76 | 4 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng | 17 | 68,00 | 8 | 32,00 | 0 | 0 | 2,68 | 5 |
Nhận xét:
Ý kiến các chuyên gia đánh giá mức độ khả thi của cả 05 biện pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất đều có điểm trung bình X > 2,5.
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp quản lý THLS | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||
X | Thứ hạng TB | X | Thứ hạng TB | ||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện | 2,92 | 1 | 2.96 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV | 2,84 | 2 | 2.92 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả THLS | 2,80 | 3 | 2.88 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp giữa bệnh viện thưc hành và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn | 2,72 | 4 | 2.76 | 4 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng | 2,60 | 5 | 2.68 | 5 |