Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Hài Lòng Của Bệnh Nhân Ở Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Đắk Lắk Từ Năm 2016 Đến Năm 2020


súy cho hình thức này tồn tại. Hay chính từ sự thiếu quan tâm, chăm sóc đối với bệnh nhân khiến cho một số sự việc đi quá xa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bộ phận cơ thể hoặc tính mạng vô tội của một số người.

Nghề y là một nghề đặc biệt, có thể là hành nghề cứu người mà cũng có thể từ sự thiếu lương tâm mà thành hại người. Tuy nhiên, những sự việc này xảy đến rất hạn chế, đó có thể là một tai biến y khoa do vô ý nhưng tóm lại sẽ không ai cố ý để hại người. Chính vì vậy, việc trau đồi kỹ năng, học hỏi để nâng cao năng lực về chuyên môn là một điều quan trọng, không thể thiếu trong công tác tổ chức. Hơn nữa, kỹ năng thực hiện chuyên môn đối với viên chức y tế lại càng quan trọng hơn các ngành nghề khác khi liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người.

2.2.4. Về thái độ và văn hóa công sở

Thái độ ở đây được hiểu là thái độ nghề nghiệp về phương diện ứng xử đồng nghiệp, ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thái độ với công việc được phân công và nhận thức về công việc. Thái độ làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi viên chức y tế.

Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị mang bản chất chuẩn mực cụ thể và được quy định trong các quy chế, quy định, buộc phải tuân thủ. Đây là điều cần thiết đối với mỗi viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong công tác cung ứng dịch vụ công, quyết định sự phát triển và chất lượng của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bản chất của văn hóa công sở cần có tính nhân văn, thích ứng, phù hợp với môi trường làm việc. Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Về thái độ ứng xử của viên chức đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Sự hài lòng của người bệnh chính là mối quan tâm hàng đầu của các cơ


sở khám bệnh, một cơ sở không thể phát triển nếu sự hài lòng của người bệnh không được đặt chung với năng lực của các cán bộ y tế. Chỉ số hài lòng của người bệnh được đánh giá dựa trên: Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, chất lượng của dịch vụ, giá trị của dịch vụ so với chi phí phải trả, sự đáp ứng với những mong đợi của người bệnh. Chỉ số hài lòng của người bệnh được sử dụng để làm thước đo nhằm xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn, tạo môi trường làm việc giúp thay đổi tư duy và thái độ của nhân viên y tế trong công tác tiếp xúc nhân dân.

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả khảo sát hài lòng của bệnh nhân ở các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020


Sự hài lòng của bệnh nhân

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Sự hài lòng BN

ngoạ i trú

(%)

Sự hài lòng BN

nội trú

(%)

Sự hài lòng BN

ngoại trú

(%)

Sự hài lòng BN

nội trú

(%)

Sự hài lòng BN

ngoại trú

(%)

Sự hài lòng BN

nội trú

(%)

Sự hài lòng BN

ngoại trú

(%)

Sự hài lòng BN

nội trú

(%)

Sự hài lòng BN

ngoại trú (%)


Sự hài lòng BN

nội trú (%)

Trung bình


90.66


92.81


89.00


90.39


92.06


93.27


90.8


92


89.4


91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 9


Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác y tế từ năm 2016 đến năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Qua khảo sát xuyên suốt 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020 của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho thấy, các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn đã có sự thay đổi rõ nét từ chất lượng khám chữa bệnh đến năng lực viên chức, góp phần gia tăng sự hài lòng của người bệnh. Ngành Y Tế tỉnh Đắk Lắk luôn triển khai


chiến lược đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh và đã mang lại những hiệu quả thiết thực, có sự chuyển biến tích cực về phong cách phục vụ, thái độ đón tiếp người dân. Thái độ làm việc của viên chức y tế phải luôn lịch sự, hòa nhã, động viên, an ủi, tôn trọng người bệnh và gia đình người bệnh. Nghiêm túc thực hiện lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu”; Thực hiện khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về, dặn dò chu đáo”. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện được đánh giá cao, hầu hết là trên 90%.

Về sự hài lòng của viên chức y tế đối với nghề nghiệp:

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát hài lòng của nhân viên y tế


STT

Đơn vị

Sự hài lòng của nhân viên

y tế với công việc (%)

1

BVĐK Vùng Tây Nguyên

84.6

2

BVĐK TX Buôn Hồ

96.8

3

BVĐK Tp Buôn Ma Thuột

92.2

4

BVĐK khu vực 333

97

5

Bệnh viện trường ĐHTN

85.8

6

BVĐK Thiện Hạnh

92.6

7

BVĐK Cao Nguyên

90

8

Bệnh viện Lao&Phổi

86.6

9

Bệnh viện YHCT

90.1

10

Bệnh viện Mắt

93.8

11

Bệnh viện Mắt Tây Nguyên

95.4

12

Bệnh viện Tâm Thần

91

13

TTYT huyện EaH'Leo

75.4

14

TTYT huyện Krông Năng

91.4



STT

Đơn vị

Sự hài lòng của nhân viên

y tế với công việc (%)

15

TTYT huyện CưMGar

94.8

16

TTYT huyện M’Đrăk

96.2

17

TTYT huyện EaKar

89.8

18

TTYT huyện Krông Pắc

87.4

19

TTYT huyện Krông Bông

85.2

20

TTYT huyện Krông Ana

98.2

21

TTYT huyện CưKuin

95.2

22

TTYT huyện Lăk

85.4

23

TTYT huyện Buôn Đôn

93.2

24

TTYT huyện EaSup

93.4


Trung bình

90.90

Nguồn: Khảo sát của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Thực trạng hiện nay, các viên chức y tế làm việc trong môi trường rất áp lực, từ đương đầu với dịch bệnh đến sự đối xử không công bằng trong mối quan hệ với bệnh nhân. Có biết bao nhiêu sự hy sinh thầm lặng vì đất nước cả ngày cả đêm có những lúc chỉ vì 01 sơ sẩy nhỏ cũng là vết nhơ được nhắc mãi. Có rất nhiều người bệnh quan niệm rằng nhân viên y tế phải cho đi mà không được đòi hỏi gì. Nhiều luồng suy nghĩ trái chiều đã vô hình chung làm cho mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc rơi vào tình trạng mất cân bằng, thiếu sự tôn trọng cho nhau. Từ những điều này dẫn đến nhận thức về công việc của một bộ phận viên chức y tế trở nên tiêu cực, lệch lạc, thiếu tận tình và gắt gỏng với bệnh nhân.

Có những đơn vị có tình trạng phân biệt đối xử, trù dập, áp bức lao động dẫn đến tình trạng lục đục từ nội bộ, đấu tố lẫn nhau. Những điều này


làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành y, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc

60


của những cá nhân trong tập thể. Thời gian qua, các bệnh viện tư nhân mọc lên thu hút dần những Bác sỹ, Điều dưỡng … có tay nghề đầu quân về làm việc. Đây một phần là sự ảnh hưởng về chế độ đãi ngộ, tiền lương chưa đáp ứng được cuộc sống của viên chức y tế và một phần là từ những tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức công việc.

Còn có một bộ phận viên chức chưa nhận thức đầy đủ, biểu hiện lệch lạc làm xấu đi hình ảnh của những nhân viên y tế trong lòng người dân và đồng nghiệp. Ở nhiều cơ quan còn có tình trạng đi muộn về sớm, rời vị trí giữa giờ, sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, thái độ thiếu lịch sự, trang phục phản cảm, tác phong tùy tiện, tính kỷ luật kém, có hiện tượng bè phái, trù dập gây mất thiện cảm và làm tổn thương người khác. Có quy chế, quy tắc ứng xử nhưng vẫn mang tính hình thức, chưa nghiêm túc thực hiện, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động và kiểm tra thực hiện văn hóa công sở còn sơ sài, chưa có chế tài rõ ràng để xử lý những trường hợp vi phạm.

Vì ngành y tế là ngành cung cấp dịch vụ nên cần chú ý hơn nữa đến việc nâng cao thái độ nghề nghiệp của viên chức và nâng cao chất lượng môi trường công sở, song song đó cần xây dựng và có các biện pháp nhằm tác động tích cực đến nhận thức của viên chức và cụ thể là những viên chức có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Ngoài việc tập trung phát triển năng lực về chuyên môn cũng cần chú trọng thực hiện tốt về thái độ nghề nghiệp góp phần nâng cao năng lực viên chức.

2.2.5. Về mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc của viên chức được đánh giá định kỳ hàng năm, thời gian thực hiện vào tháng 12. Việc đánh giá hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Có 04 mức độ xếp loại như sau:


- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.11: Thống kê phân loại, đánh giá của viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk năm 2020

Mức độ đánh giá

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

436

7.73%

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

4.953

87.76%

Hoàn thành nhiệm vụ

217

3.84%

Mức độ vi phạm

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Khiển trách

13

0.21

Cảnh cáo

9

0.14

Hạ bậc lương

0

0

Giáng chức

0

0

Cách chức

0

0

Bãi nhiệm

0

0

Buộc thôi việc

18

0.29

Tổng cộng

40

0.64

Không hoàn thành nhiệm vụ

38

0.67%


Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Nhìn chung, hầu hết viên chức đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ một bộ phận nhỏ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 0.67%. Số lượng viên chức chuyên môn bị kỷ luật là 40 người (chiếm 0.64%)


là do sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan; không hoàn thành nhiệm vụ được giao; không tuân thủ quy trình chuyên môn; thiếu trách nhiệm trong công tác chuyên môn; thiếu văn minh trong xử lý công việc; vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc được thực hiện theo đúng quy trình, qua nhiều bước đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo tình hình chung vẫn còn làm theo hình thức, theo xu hướng mỗi năm đều giống nhau, cả nể và chưa có tinh thần phê bình. Do đó, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc này chưa thực sự sâu sát, đánh giá đúng thực trạng và chưa có hiệu quả.

Đảng và chính quyền đã có nhiều quyết sách liên quan đến công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát viên chức nhưng trên thực tiễn không phải bao giờ những chỉ đạo cũng diễn ra suôn sẻ như lý tưởng. Tuy những tiêu chuẩn về đạo đức, ứng xử, năng lực và trình độ của viên chức đã được xác định rõ ở trong các văn bản pháp luật nhưng hoạt động đánh giá, kiểm tra và giám sát vẫn còn mang tính hình thức. Tình hình vi phạm của đội ngũ viên chức diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều năm mà vẫn chưa bị phát hiện và xử lý. Cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát để làm cơ sở cho việc biểu dương, khen thưởng, quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ viên chức hợp lý.

2.2.6. Điều kiện và môi trường làm việc

Hiện nay, thực trạng chung ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tình trạng quá tải giường bệnh, cơ sở vật chất cũ kỹ, nhân viên y tế dễ bị bạo hành bởi người nhà bệnh nhân, chưa được đãi ngộ và quan tâm xứng đáng... Đây là một loại hình công việc mang tính chất đặc thù, có đặc điểm riêng biệt về điều kiện làm việc nên cần được quan tâm và đãi ngộ xứng đáng.


Hàng ngày, viên chức y tế phải trực đêm, thời gian làm việc không ổn định, tiếp xúc với môi trường độc hại, có nhiều vi khuẩn, dễ dàng bị nhiễm bệnh và có nhiều nguy cơ cao bị stress nghề nghiệp hay trầm cảm. Môi trường bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị nên nguồn không khí, cơ sở vật chất có rất nhiều loại vi khuẩn của các loại bệnh khác nhau như: Lao phổi, HIV - AIDS, các thể của bệnh cúm, viêm tai - mũi - họng, viêm gan, ung thư. Đây là môi trường làm việc đầy nặng nhọc và nguy hiểm.

Yêu cầu đối với công việc chuyên môn rất cao, đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối nên song song đó cần đáp ứng được các yếu tố điều kiện môi trường làm việc để tạo động lực làm việc cho viên chức. Y tế là một nghề có nhiều danh mục liệt kê vào danh sách nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hệ thống pháp luật hiện hữu tuy cũng có những Thông tư, Nghị định về bồi dưỡng cho viên chức ngành y tế nhưng chưa phát huy được triệt để các quy định này. Dẫn đến có nhiều viên chức chưa được hưởng các đãi ngộ, bồi dưỡng xứng đáng với cống hiến họ bỏ ra.

Pháp luật hiện nay còn chưa có chế tài cụ thể và chưa mang tính răn đe nhằm bảo vệ những viên chức y tế tại các tuyến bệnh viện, trung tâm. Vì vậy, tình trạng bạo hành y tế, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo hành tinh thần diễn ra rất nhiều. Một môi trường lao động an toàn là điều kiện lý tưởng để mỗi viên chức phát huy năng lực sẵn có, trau dồi năng lực tiềm ẩn cống hiến cho sự nghiệp y tế của nước nhà.

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau và mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới có nhiều nơi chưa thực sự hòa hảo và mềm mỏng. Xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, ép buộc, gây áp lực, tố cáo, trù dập, hạ bệ lẫn nhau và thậm chí là dẫn đến xô xát. Một hệ sinh thái với những mối quan hệ rắc rối làm cho ý chí của nhiều viên chức không còn niềm tin vào cơ quan, nản lòng thoái chí và rút ra khỏi ngành.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí