trước hết là đảm bảo cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, mọi người dân đều được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ CSSK theo hướng: mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau. Khái niệm trên cũng mới chỉ đề cập ở mức độ "theo hướng", "như nhau", hàm ý công bằng mang tính chất tương đối, đây là vấn đề khó giải quyết và khó có thể tuyệt đối được.
Về tính hiệu quả của chương trình can thiệp: trong nghiên cứu này không có điều kiện đánh giá lâu dài về kết quả của các giải pháp can thiệp toàn diện, chỉ tiến hành điều tra đánh giá kết quả can thiệp cắt ngang ngay sau khi kết thúc can thiệp, do vậy kết quả can thiệp được phát hiện trong nghiên cứu này là bước đầu của chương trình can thiệp, hiệu quả của chương trình can thiệp còn duy trì trong nhiều năm. Kết quả của việc can thiệp đầu tư các trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ y tế cho các TYTX và Bệnh viện huyện không chỉ sử dụng cho kết quả trong 6 tháng của năm 2011 như nghiên cứu thống kê được mà còn kéo dài trong nhiều năm, không phải chỉ là hàng ngàn bệnh nhân được xét nghiệp, được nội soi chẩn đoán đến thời điểm 7/2011, mà con số này có thể lên đến vài chục ngàn bệnh nhân được hưởng lợi ích từ chương trình can thiệp, từ các năm sau.
Điểm mạnh, hạn chế trong thu thập số liệu: Đối với thu thập số liệu định lượng hộ gia đình, Điều tra viên được tập huấn và điều tra thử sau đó tiến hành điều tra thu thập chính thức số liệu hộ gia đình nên việc thu thập số liệu các hộ gia đình đối với các điều tra viên là thuận lợi. Đối với các hộ gia đình-người cung cấp thông tin, rất cởi mở, vui vẻ trả lời các câu hỏi của điều tra viên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi có gặp khó khăn do chủ hộ gia đình đi vắng nên có một vài hộ gia đình phải đến lần thứ 2, thứ 3 mới gặp để phỏng vấn. Đối với thu thập số liệu định tính, điều tra viên chính là tác giả của nghiên cứu này, đã có thời gian làm việc trong ngành y tế nhiều năm, đã họp với Sở Y tế và y tế huyện Như Xuân nên việc tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tại Sở Y tế, Bệnh viện huyện, phỏng vấn sâu tại các Trạm Y tế xã được dễ dàng, mọi người nhiệt tình tham gia. Tác giả cũng đã thực hiện điều tra cơ bản thu thập số liệu ban đầu tương tự nghiên cứu này tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh nên có kinh nghiệm để thực hiện nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả của nghiên cứu, xin đưa ra những kết luận sau:
1- Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Tiếp Cận Và Sử Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh
- Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tiếp Cận Và Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh
- Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 16
- Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 18
- Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 19
- Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 20
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Có 29,5% số hộ gia đình có người ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra. Có 16,7% người ốm không đi khám chữa bệnh, trong các lý do không đi khám chữa bệnh thì lý do không có thẻ Bảo hiểm Y tế chiếm 45,2%.
Tỷ lệ người dân có thẻ Bảo hiểm Y tế là 67%, không có thẻ Bảo hiểm Y tế là 33% và người cận nghèo chưa có thẻ Bảo hiểm Y tế.
Người dân đã được tiếp cận thông tin về giáo dục sức khỏe từ các nguồn thông tin mạng lưới thông tin đại chúng là chủ yếu như: loa phát thanh, đài và ti vi; từ các tài liệu truyền thông tờ rơi, sách báo và pa nô, áp phích hầu như không có, chiếm tỷ lệ rất thấp (1,3%).
Người ốm thuộc nhóm kinh tế nghèo Q1, sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh: điều trị nội trú 14,3%, tiêm truyền dịch 17,9%, xét nghiệm sinh hóa 25%, siêu âm, x-quang 17,9%, mua thuốc theo đơn 12,5%, thấp hơn rất nhiều so với nhóm kinh tế giàu Q5 sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh: điều trị nội trú 59,4%, tiêm truyền dịch 81,3%, xét nghiệm 90,6%, siêu âm, x-quang 87,5%, mua thuốc theo đơn 90,6%.
Cơ sở hạ tầng Bệnh viện huyện và Trạm Y tế xã chật hẹp, xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu và lạc hậu, trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, nhu cầu cần phải đầu tư cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ để tăng cường cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn cho người dân.
2- Các yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Tình trạng kinh tế hộ gia đình, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng của Bệnh viện huyện, Bảo hiểm y tế là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05 đến tiếp cận của người dân với Bệnh viện huyện.
Các hộ gia đình có mức thu nhập kinh tế khá và giàu thì dễ dàng tiếp cận với thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe hơn nhóm trung bình và nghèo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Kinh tế hộ gia đình, Bảo hiểm y tế là những yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Các nhóm kinh tế giàu hơn sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh nhiều hơn nhóm thu nhập thấp, nhóm người ốm có thẻ BHYT sử dụng các dịch vụ KCB nhiều hơn người ốm không có thẻ BHYT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
3- Kết quả bước đầu chương trình can thiệp
Chương trình can thiệp toàn diện đã có hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ người ốm có đi khám chữa bệnh đã tăng từ 83,3% trước can thiệp và đạt 97,8% sau can thiệp (tỷ lệ người ốm không đi khám chữa bệnh từ 16,7% trước can thiệp, đã giảm còn 2,2%). Tỷ lệ người ốm đi khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã tăng từ 52,9% lên 55,9%, và đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện tăng từ 24,8% lên 35,3% (tăng 10,5%), và giảm ở tuyến tỉnh, trung ương (5,1%).
Tỷ lệ người dân có thẻ Bảo hiểm y tế tăng lên từ 67% lên 81,7%, tỷ lệ Bảo hiểm Y tế người cận nghèo đã tăng từ 0% và đạt 12,4% trong các loại hình Bảo hiểm Y tế.
Tỷ lệ người dân tiếp cận với các thông tin giáo dục sức khỏe đã được cải thiện và người dân đã được tiếp cận với các tài liệu truyền thông áp phích, tờ rơi tăng từ 1,3% lên 72,6%.
Tiếp cận với y tế huyện, xã đã được cải thiện, tỷ lệ Trạm Y tế xã được nhận xét đánh giá là tốt, sạch đẹp đã tăng 25,8%. Trang thiết bị được đánh giá là tốt, đủ tăng 47,2%. Bệnh viện huyện được nhận xét đánh giá có trang thiết bị là tốt, đủ tăng 43,6%. Tỷ lệ hộ gia đình hài lòng với các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện đã tăng 15,1%, chưa hài lòng và không hài lòng giảm.
Sau can thiệp, người ốm sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh đều tăng hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Người dân huyện nghèo huyện Như Xuân đã được tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, được hưởng lợi từ các dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện huyện được củng cố, tăng cường và hưởng lợi từ các dịch vụ kỹ thuật y tế mới như: kỹ thuật nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, siêu âm màu 4D, xét nghiệm sinh hóa nhiều thông số, điều trị xuất huyết tiêu hóa.
KHUYẾN NGHỊ
Qua đánh giá thực trạng và kết quả can thiệp tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau:
Đối với người dân
Khuyến nghị người dân tích cực tham gia mua thẻ Bảo hiểm y tế để có thẻ Bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh khi bị ốm và khi đi khám chữa bệnh cần mang theo thẻ Bảo hiểm y tế.
Đối với địa phương
Ưu tiên thực hiện tốt Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách, khó khăn nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.
Phát thẻ Bảo hiểm y tế đến tận hộ gia đình ngay khi có thẻ Bảo hiểm y tế để người dân đi khám chữa bệnh khi bị ốm.
Có kế hoạch đầu tư cho y tế huyện, xã đặc biệt là các vùng miền núi, khó khăn, cần đầu tư toàn diện cả bên sử dụng, bên cung cấp dịch vụ và công tác truyền thông để tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân. Tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thông tới người dân.
Đầu tư cho cơ sở y tế huyện, xã cũng cần phải đầu tư toàn diện cả về cán bộ và đào tạo cán bộ y tế để nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Đối với Trung ương
Tiếp tục cân đối ngân sách đầu tư cho Bệnh viện huyện và Trạm Y tế xã (vùng khó khăn) cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Tìm kiếm và tạo các nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám bệnh cho người nghèo để hỗ trợ các chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo khi bị ốm đau đi khám chữa bệnh, giảm bớt chi tiêu tiền túi và tình trạng vay mượn.
Đầu tư phương tiện, tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ để tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
Giải pháp can thiệp cần phải toàn diện cho cả người dân là người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh đi đôi với việc truyền thông, tuyên truyền cho người dân biết và can thiệp cho cả bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh là các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh để tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, nhất là vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Bí thư (2009), Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới, số 38-CT/TW, ngày 7 tháng 9 năm 2009.
2. Ban Bí thư (2002), Chỉ thị của Ban bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, số 06/CT-TW, ngày 22 tháng 01 năm 2002.
3. Ban chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Nghị Quyết số 46-NQ/TW, ngày 23 tháng 02 năm 2005.
4. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
5. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020.
7. Bộ Y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008- Tài chính y tế ở Việt Nam, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2007), Báo cáo y tế Việt Nam 2006 công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2010), Niên giám thống kê y tế năm 2009, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2008), Quyết định của Bộ Y tế về Ban hành danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu tuyến huyện, Số 3333/2008/QĐ-BYT.
11. Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010- Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-1015.
12. Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả đoàn khảo sát tài chính y tế tại Đức và Thụy Sỹ, số 578/BC-BYT, ngày 9 tháng 7 năm 2010.
13. Bộ Y tế (2002), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010, Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 02 năm 2002.
14. Bộ Y tế (2010), Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐCP trong hệ thống bệnh viện công lập.
15. Bộ Y tế (2011), Niên giám thống kê y tế năm 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2004), Tăng cường kỹ năng quản lý y tế xã, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2010), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998- 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
18. Bộ Y tế (2004), Đánh giá 01 năm thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo, Hà Nội.
19. Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21. Bộ Y tế (2006), Báo cáo kiểm tra bệnh viện.
22. Bộ Y tế-Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, số 09/2009/TTLT-BYT-BTC, ngày 14 tháng 8 năm 2009.
23. Chính phủ (1994), Nghị định của Chính phủ về việc thu một phần viện phí, số 95-CP, ngày 28 tháng 7 năm 1994
24. Chính phủ (1996), Nghị Quyết về định hướng chiến lược công tác CSSK và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020, NQ số 37/CP, ngày 20 tháng 6 năm 1996.
25. Chính phủ (2008), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008.
26. Nguyễn Thị Kim Chúc (2007), Kinh tế y tế và Bảo hiểm y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Kim Chúc (2003), Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Ba Vì -kết quả theo dõi tại cơ sở thực địa dịch tế học năm 1999, Tạp chí nghiên cứu y học, 22(2), tr.41-46.
28. Đàm Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đơn vị chính sách - Vụ Kế hoạch Bộ Y tế (2002), Nghiên cứu theo dõi điểm (Sentinel) về tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế tại 28 xã nông thôn trong năm 2001-2002, Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Dự (2007), Mô tả sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng Hà Nội.
32. Dương Huy Liệu & Goran Dalghren (2002), “ Cung cấp tài chính trong y tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở Trung Quốc một số kinh nghiệm và bằng chứng thực tế”, Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
33. Hà Văn Giáp (2002), Mô tả tình hình cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế tại một số xã huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
34. Goran Dalghren (2002), Phân tích việc cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khoẻ từ quan điểm của các nhóm dân cư khác nhau. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
35. Phùng Thị Thu Hà (2003), Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh và việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Hội đồng Bộ trưởng nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế, Nghị định số 299-HĐBT.
37. Phạm Mạnh Hùng (2004), Quản lý y tế tìm tòi học tập và trao đổi, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
38. Phạm Mạnh Hùng (2002), Một số định hướng về kinh tế y tế ở Việt Nam. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.19-44.
39. Trần Đăng Khoa (2008), Đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng.
40. Nguyễn Thế Lương (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu, sử dụng dịch vụ y tế tại 3 tỉnh miền núi, đồng bằng và đô thị, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
41. Vũ Khắc Lương (2003), Mô hình Bảo hiểm y tế tự nguyện tại huyện Sóc Sơn, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.