Tình Hình Phát Triển Cơ Sở Khám Chữa Bệnh Và Nguồn Nhân Lực Y Tế


Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 870,5 nghìn người.

- Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 20 nghìn lao động giai đoạn 2015-2020.

- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-60% đến năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo mới).

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn dưới 12% vào năm 2020.

- Số hộ dùng điện lưới Quốc gia phấn đấu đến năm 2020 thì 100% số hộ được dùng điện lưới Quốc gia.

- Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt khoảng 8,5% bác sỹ vào năm 2020. Số đơn vị cấp xã có bác sỹ đạt 100%.

- Duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các cơ sở sản xuất xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Duy trì 100% thành phố, thị trấn phấn đấu đến năm 2020 có 100% lượng rác thải được thu gom và xử lý; xử lý được 77% chất thải nguy hại.

- Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 100% dân số nông thôn vào năm 2020.

b. Tình hình phát triển xã hội

- Tốc độ gia tăng dân số

Bảng 3.3: Tốc độ gia tăng dân số qua các năm


Năm

Tỷ lệ sinh(%o)

Tỷ lệ chết(%o)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o)

2016

16,30

4,5

11,80

2017

18,10

6,60

11,50

2018

15,90

7,00

9,00

2019

15,00

7,10

9,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình các năm)

- Tình hình phát triển giáo dục

Ngành giáo dục tỉnh cũng có các bước phát triển tốt trong những năm


qua, số trường học, lớp học đã được đầu tư xây dựng mới để dáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể thống kê các số liệu của ngành giáo dục như sau:

Bảng 3.4: Tình hình phát triển giáo dục



TT


Nội dung


Đơn vị tính

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

1

Trường học




1.1

Mẫu giáo

Trường

229

229

1.2

Trường phổ thông

Trường




Cấp I

Trường

220

216


Cấp II

Trường

212

209


Cấp III

Trường

37

37

1.3

Trung học chuyên nghiệp

Trường

2

2

1.4

Cao đẳng và đại học

Trường

5

5

2

Lớp học




2.1

Mẫu giáo

Lớp

2.551

2.624

2.2

Phổ thông

Lớp

6.153

5.862

3

Giáo viên




3.1

Mẫu giáo

Người

4.740

4.750

3.2

Phổ thông

Người

11.064

10.786

3.3

Trung học chuyên nghiệp

Người

115

126

3.4

Cao đẳng và đại học

Người

483

450

4

Học sinh




4.1

Mẫu giáo

Người

55.891

55.939

4.2

Phổ thông

Người

129.146

131.774

4.3

Trung học chuyên nghiệp

Người

3.727

4.052

4.4

Cao đẳng và đại học

Người

3.753

4.246

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018)


Nhìn chung ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Tình hình phát triển y tế

Theo số liệu trong Niên giám thống kê năm 2018 của tỉnh Hòa Bình, tình hình phát triển các cơ sở khám chữa bệnh và nguồn nhân lực trong ngành y tế trên địa bàn tỉnh trong mấy năm gần đây như sau:

Bảng 3.5: Tình hình phát triển cơ sở khám chữa bệnh và nguồn nhân lực y tế

TT

Cơ sở

Đơn vị tính

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Cơ sở y tế





1.1

Bệnh viện

Bệnh viện

14

14

14

1.2

Phòng khám đa khoa khu vực

Phòng khám

15

17

21

1.3

Trạm y tế xã, phường

Trạm y tế

199

205

210

1.4

Số giường bệnh

Giường bệnh

2.770

2.770

2.800

2

Số cán bộ y tế





2.1

Ngành y






Bác sỹ và trên đại học

Người

455

492

534


Y sỹ, y tá, kỹ thuật viên…

Người

1.905

1.993

2.312

2.2

Ngành dược






Dược sỹ cao cấp

Người

21

33

33


Dược sỹ trung cấp

Người

156

167

210


Dược tá

Người

64

64

64

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2018)


Theo số liệu bảng trên có thể thấy tình hình bệnh nhân nội trú trong những năm gần đây có sự tăng đáng kể. Trong đó số lượng cán bộ công nhân viên ngành y tăng lên không đáng kể. Số cơ sở khám chữ bệnh ngày một tăng.

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông đô thị, trục giao thông chính là Quốc lộ 6 cách thủ đô Hà Nội 73km. Ngoài trục Quốc lộ 6, trên địa bàn tỉnh còn có đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21A,12B, ngoài ra còn có hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. Các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ đã được nâng cấp rất thuận lợi cho phát triển kinh tế tại các huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Ngoài giao thông đường bộ, giao thủy cũng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Một trong tuyến giao thông thủy quan trọng đó là sông Đà. Đây là tuyến giao thông thủy nối giữa tỉnh Hòa Bình với tỉnh Sơn La và phần hạ lưu qua tỉnh Phú Thọ sau đó hợp lưu với sông Hồng. Hồ Hoà Bình có vai trò điều tiết nước cho vùng hạ lưu hồ chứa để phát triển kinh tế cho các khu vực hạ lưu.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình

4.1.1 Đặc điểm nông thôn tỉnh Hòa Bình

Nông thôn tỉnh Hòa Bình ở mỗi huyện có những đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên nên sự phát triển KT-XH cũng có nhiều đặc trưng và định hướng khác nhau. Với tổng diện tích tương đương khoảng 80% diện tích toàn tỉnh, nông thôn giữ vai trò là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa vùng nông thôn và thành thị. Nông nghiệp - nông thôn giữ vị trí trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho công nghiệp và xuất khẩu. Với khoảng 60% dân số của tỉnh phân bố ở các vùng nông thôn, đây là thị trường cung cấp lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cũng không nhỏ. Ước tính thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn còn thấp (1,6 triệu đồng/tháng) và tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Bên cạnh đó, thực tế quỹ đất phục vụ các lĩnh vực sản xuất ở nông thôn, đặc biệt là đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm do sức ép từ quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Các lĩnh vực sản xuất chính đã và đang phát triển mạnh ở nông thôn gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề và lâm nghiệp. Đây là những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Hiện nay, cả nước đang trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thực tế triển khai cho thấy công cuộc đổi mới đang đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn đang được đầu tư và nâng cấp, bao gồm đường


giao thông, công trình điện, nước... Đây là tiền đề để các ngành sản xuất nông thôn phát triển mạnh, đặc biệt đôi với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, làng nghề... Tuy nhiên, bất cập trong công tác quản lý đã và đang gây áp lực đáng kể đến môi trường nông thôn và tác động đến chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh.

4.1.2 Sức ép của hoạt động kinh tế - xã hội nông thôn đến môi trường

4.1.2.1. Sức ép từ hoạt động dân sinh

Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và môi trường. Dân số tăng cao làm kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm cải thiện, môi trường ô nhiễm. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên địa bàn tỉnh biểu hiện ở các khía cạnh: Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản; Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí; Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn, phức tạp.

Qua số liệu thống kê cho thấy dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Khu vực có dân số đông nhất là huyện Lạc Sơn với tổng dân số trung bình là 138.909 người, mật độ dân số là 237 người/km2; ở các vùng cao, giao thông khó khăn, dân cư thường rất thưa thớt, mật độ dân số thấp nhất là huyện Đà Bắc 69 người/km2, khu vực có dân số thấp nhất là huyện Kỳ Sơn chỉ có 32.443 người, mật độ dân số là 154 người/km2.

Cùng với sự gia tăng dân số, chênh lệnh giữa các vùng nông thôn và


thành thị thì hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, mô hình nông thôn truyền thống cũng theo đó thay đổi: kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Bên cạnh những mặt tích cực, sự thay đổi này đã tạo áp lực đối với môi trường như gia tăng nhu cầu sử dụng nước sạch, gia tăng lượng chất thải do gia tăng nhu cầu tiêu dùng.

Nước và nước sạch giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho mục đích dân sinh. Nhu cầu cung cấp nước sạch ở nông thôn ngày càng tăng, tương ứng với lượng nước thải sinh hoạt cũng gia tăng (nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng). Đặc trưng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là ô nhiễm hữu cơ, trong đó, hàm lượng N và P rất lớn.

Do nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn nên người dân chuyển sang khai thác nước dưới đất để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác nước dưới đất với số lượng lớn có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhiễm từ rác thải. Kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn ngày càng cao. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cải tạo đã ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn khiến cho nhiều loại hàng hóa lưu thông mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ và phần lớn là chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm khoảng 65%).

Người dân nông thôn (đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa) vẫn giữ thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ..., tạo nên các bãi rác


tự phát, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và cảnh quan nông thôn. Việc làm này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn dẫn đến nhiều tác hại cho môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4.1.2.2.Sức ép từ hoạt động trồng trọt và lâm nghiệp

a. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành trồng trọt

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn đạt khá và tương đối ổn định, bình quân 5 năm 3,36%/năm; tỷ trọng GDP ngành trồng trọt trong tổng GDP toàn ngành, bình quân 74%/năm. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt ngày càng tăng từ 73 triệu đồng năm 2011 tăng lên 95 triệu đồng năm 2015.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu:

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu ngành trồng trọt


Chỉ số đánh giá

Đơn vị

TH 2019

TH 2020

Mức tăng trưởng GTSX ngành trồng trọt

%

5,40

2,53

Tỷ trọng giá trị gia tăng trồng trọt trong GTSX trồng trọt

%

75,00

74,00

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt.

Tr.đ/ha

92,85

93

b. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước tăng bình quân 3,95%/năm. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững và hiệu quả; độ che phủ rừng đạt 49,3% góp phần đảm bảo môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023