Chi Phí Kcb Trung Bình Đợt Ốm/thu Nhập/người/năm Trước Và Sau


Xét nghiệm giai đoạn trước can thiệp ở nhóm Q5 (90,6%) so với nhóm Q1 (25%)- cao gấp 3,6 lần; Giai đoạn sau can thiệp nhóm Q5 (91,2%) so với nhóm Q1 (61%)- cao gấp 1,5 lần.

Chụp x-quang, siêu âm giai đoạn trước can thiệp ở nhóm Q5 (87,5%) so với nhóm Q1 (17,9%)- cao gấp 4,4 lần; Giai đoạn sau can thiệp nhóm Q5 (88,2%) so với nhóm Q1 (52,5%)- cao gấp 1,7 lần.

Mua thuốc theo đơn giai đoạn trước can thiệp ở nhóm Q5 (90,6%) so với nhóm Q1 (12,5%)- cao gấp 7,2 lần; Giai đoạn sau can thiệp nhóm Q5 (91,2%) so với nhóm Q1 (44,1%)- cao gấp 2,0 lần.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sử dụng dịch vụ điều trị nội trú, khám bệnh điều trị ngoại trú, tiêm truyền dịch, xét nghiệm, chụp x-quang và siêu âm và mua thuốc theo đơn giữa các nhóm thu nhập với p<0,05.

3.3.4. Chi phí khám chữa bệnh trước và sau can thiệp


T l %

90

80

70

60

50

40

30

20

10

Q1-T Q1- S

Q5-T

T

Nhóm thu nhập

Biểu đồ 3.9: Chi phí KCB trung bình đợt ốm/thu nhập/người/năm trước và sau

Kết quả nghiên cứu (biểu đồ trên) còn cho chúng ta thấy giai đoạn trước can thiệp tổng chi phí trung bình/người ốm trong khám và điều trị bệnh cho một đợt ốm 4 tuần trước điều tra so với tổng thu nhập trung bình/người/năm là 29,8%; sau can thiệp là 25,9%; ở nhóm kinh tế HGĐ Q1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,5% trước can thiệp và sau can thiệp giảm còn là 74,2%, và thấp nhất ở nhóm Q5 là 25,9% trước can thiệp, sau can thiệp giảm còn là 17,9%.


100‌

90

80

70

60

50

40

30

20


5,4


67,6

25,2

29,9

11,9

62,5


89,3


83,1


31,3


26,

Biểu đồ 3.10: Tình trạng vay mượn chi trả chi phí KCB trước và sau


3.3.5. Kết quả hoạt động của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện sau can thiệp

3.3.5.1. Các Trạm Y tế xã:

Hoạt động của Trạm Y tế xã đã thay đổi đáng kể, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: "Trong năm 2010 vừa qua so sánh trước đạt chuẩn và sau khi đạt chuẩn quốc gia về y tế xã: Công tác KCB thay đổi về tinh thần; người dân tin tưởng vào KCB của TYTX; trang thiết bị tạm đủ cho KCB ban đầu, Thuốc tăng lên, kết quả điều trị cao hơn; Các chương trình y tế quốc gia tốt hơn, TYTX được chỉ đạo và quan tâm sát sao hơn; Số lượng cán bộ y tế hiện tại là đủ 6 người, còn khó khăn là không có nữ hộ sinh nhưng có y tá làm sản giỏi; Nhu cầu KCB của người dân tăng lên, đến KCB tại trạm đông hơn so với trước khi đạt chuẩn. TYTX hiện nay còn khó khăn là danh mục thuốc BHYT còn nghèo nàn, ít". (PVS-TYTX, 01).


"TYTX được nhân dân ca ngợi; Công tác KCB người dân đến khám nhiều hơn, cung cấp nhiều trang thiết bị y tế; trang thiết bị đầy đủ hơn, vẫn thiếu xét nghiệm; chuyển viện ít hơn khoảng một nửa, mỗi tháng trung bình chuyển viện 4 người; Số lượng cán bộ y tế hiện tại là 5-6 người là đủ, nhưng chất lượng chưa đồng đều (thiếu dược, sản, đông y); Nhu cầu KCB của người dân tăng lên, trung bình trên 10 người/ngày đến KCB tại trạm, đông hơn so với trước khi đạt chuẩn".

(PVS-TYTX, 01).


Kết quả phỏng vấn sâu cho biết: " Từ khi các Trạm Y tế này xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã thấy hoạt động của Trạm thay đổi khá hơn hẳn, người dân đến KCB đông hơn hẳn, tin tưởng hơn vào TYTX, chất lượng KCB được nâng cao, người dân ít đẻ ở nhà hơn mà đến TYTX sinh đẻ. Cán bộ y tế làm việc tại Trạm thấy phấn khởi và vui vẻ và có trách nhiệm hơn, tinh thần làm việc hăng say hơn và hiệu quả hơn. Các hoạt động tiêm chủng mở rộng đầy đủ, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia xã thực hiện tốt và đầy đủ". (PVS-TYTX, 01, 02)

3.3.5.2. Bệnh viện huyện Như Xuân

Một số chỉ số hoạt động Bệnh viện huyện Như Xuân trước thời điểm can thiệp và sau can thiệp:

Bảng 3.46: Một số chỉ số hoạt động Bệnh viện huyện Như Xuân trước và sau



Chỉ số

Kết quả 2009

(Trước CT)

Kết quả 2010

(CT)

6 tháng

2011

(Sau CT)


Ghi chú

Tổng số lượt khám

44.323

31.295

14.162


Bệnh nhân Nội trú

9.130

7.646

3.831


Chuyển viện

815

1.632

790


Tổng phẫu thuật, thủ thuật

1.750

3.088

2.634


Đẻ tại bệnh viện

401

496

244

PT lấy thai tăng

Huyết học

69.940

62.808

46.918


Sinh hóa

17.019

13.740

9.010


X-quang

4.561

7.480

4.982


Siêu âm

3.827

8.544

10.014


Nội soi TMH

0

187

1.850


Nội soi dạ dày

0

65

956


Điều trị xuất huyết





tiêu hóa

0

0

05


Phẫu thuật kết hợp





xương

0

0

06


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 13


Năm 2010 là năm Bệnh viện hoạt động có kém hơn năm 2009 [71], [72], tuy nhiên đến cuối năm được cung cấp TTB y tế hiện đại, hoạt động của BV có sự thay đổi và chiều hướng tích cực lên. Trong báo cáo tổng kết năm 2010 và sơ kết 6 tháng 2011, có đoạn viết: " Hoạt động cận lâm sàng đã có nhiều tích cực, phát huy tích cực các kỹ thuật cận lâm sàng mới giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị. Phát huy tốt x quang, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu. Tỷ lệ cận lâm sàng trên 1 lần khám bệnh là 4,5 lần".

Các kỹ thuật trước đây Bệnh viện huyện không làm được do không có TTB y tế như nội soi tai-mũi-họng, nội soi dạ dầy-tá tràng thì nay đã được triển khai thực hiện tại bệnh viện do được cung cấp các TTB từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Điều trị xuất huyết tiêu hóa, phẫu thuật kết hợp xương trước đây bệnh viện chưa làm được nay bệnh viện đã triển khai thực hiện các kỹ thuật này. Các kỹ thuật như siêu âm trước đây là siêu âm đen trắng nay đã sử dụng siêu âm mầu 4D; cùng với tổng số các ca phẫu thuật, thủ thuật, các ca mổ đẻ lấy thai tại BV ngày càng tăng lên chứng tỏ chất lượng dịch vụ KCB của BV ngày càng được cải thiện, tăng lên, người dân được hưởng lợi từ đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Thảo luận nhóm cho thấy: "Bệnh viện huyện Như Xuân đã có những cải thiện, tiến bộ vượt bậc so với những năm 2008 và 2009 và những tháng đầu năm 2010. Việc đầu tư một số trang thiết bị lớn và thiết yếu bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho bệnh viện huyện và cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật đã giúp bệnh viện cải thiện và tăng cường chất lượng dịch vụ y tế lên rất nhiều. Bệnh viện đã củng cố các dịch vụ KCB đã làm được và mở rộng một số dịch vụ kỹ thuật mới trước đây bệnh viện chưa làm được như là kỹ thuật nội soi chẩn đoán, các phẫu thuật cũng được mở rộng, phẫu thuật kết hợp xương, cấy chỉ đông y, đã giảm được chuyển viện, điều trị được xuất huyết tiêu hóa. Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế được cải thiện và tốt hơn, chu đáo hơn. Bệnh nhân đến bệnh viện huyện ngày càng đông và có hiện tượng quá tải giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh 170%. Trong những năm tới chúng tôi đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư hỗ trợ trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế cho bệnh viện huyện Như Xuân, kể cả hỗ trợ tăng cường mua thẻ BHYT cho người cận nghèo".

(TLN-T, 01, 02).


Bảng 3.47: Các chỉ số đánh giá kết quả nghiên cứu trước và sau can thiệp


Chỉ số đánh giá kết quả can thiệp

Kết quả% (Trước)

Kết quả% (Sau)

1. Tỷ lệ bao phủ BHYT trong địa bàn nghiên cứu

2. Tỷ lệ loại thẻ BHYTcận nghèo

3. Tỷ lệ HGĐ tiếp cận với các thông tin truyền thông

4. Tỷ lệ HGĐ tiếp cận với các tài liệu truyền thông pano, áp phích

5. Tỷ lệ người ốm không đi khám chữa bệnh

6. Lý do người ốm không đi KCB do không có thẻ BHYT

7. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại TYTX

8. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại Bệnh viện huyện

9. Tình hình người ốm sử dụng các dịch vụ KCB

- Điều trị nội trú

- Khám và điều trị ngoại trú

- Xét nghiệm sinh hóa

- Siêu âm, x-quang

- Tiêm/truyền dịch

- Mua thuốc theo đơn

10. Tỷ lệ HGĐ nhận xét TTB y tế của TYTX là tốt, đủ

11. Tỷ lệ HGĐ nhận xét TTB y tế của Bệnh viện huyện là tốt, đủ

12. Các dịch vụ, kỹ thuật y tế mới của Bệnh viện huyện được thực hiện (6 tháng đầu năm 2011)

- Siêu âm màu 4D (số trường hợp)

- Nội soi tai mũi họng (số trường hợp)

- Nội soi dạ dày (số trường hợp)

- Điều trị xuất huyết tiêu hóa (số trường hợp)

67

81,7

0

12,4

77,8

84,8

1,3

72,6

16,7

2,2

45,2

0

52,9

55,2

24,8

35,3


31,4


48,4

71

78,7

52,9

75,1

45,7

64,7

40

57,5

41

57

8,4

55,6

8,6

52,2


0


10.014

0

1.850

0

956

0

05


Bảng số 3.47 cho thấy, các chỉ số đánh giá kết quả sau can thiệp đều tăng hơn so với trước can thiệp một cách rõ rệt.

Các cơ sở y tế huyện, xã được đầu tư giúp cho người dân được hưởng lợi ích từ các nội dung đầu tư này. Người dân trong huyện được hưởng lợi ích từ các dịch


vụ KCB mới, các dịch vụ KCB được củng cố và tăng cường nâng cao chất lượng, góp phần tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân, tạo công bằng trong chăm sóc về y tế. Chương trình can thiệp đầu tư cho cơ sở y tế huyện, xã và cho người dân góp phần giúp cho người dân tin tưởng, hài lòng khi KCB tại, tạo niềm tin cho nhân dân. vv...

Bảng 3.48. Các chỉ số theo dõi giám sát can thiệp tại huyện Như Xuân


STT

Chỉ số

Kết quả 12/2010

Kết quả đến 6/2011

1

Số người cận nghèo được mua thẻ BHYT

315

336

2

Số lượng các tài liệu truyền thông




- Số lượng tranh áp phích

90

108


- Số lượng tờ rơi

1.702

3.418


- Đĩa CD (bản tin)

8

18

3

Số đợt truyền thông tổ chức thực hiện

8

18

4

Số TYTX hoàn thành sửa chữa nhỏ

02

02

5

Các loại TTB cung cấp cho TYTX

05 bộ

05

6

Số cán bộ y tế xã đi đào tạo, tập huấn

6 tập huấn ngắn hạn

2 bác sỹ

6 tập huấn

7

TYTX đạt chuẩn quốc gia

02

02

8

Loại, số lượng TTB cung cấp cho BV huyện

06

07

9

Số cán bộ y tế BV huyện đào tạo ngắn hạn 3 tháng, đào tạo dài hạn.

3 (3 tháng)

02 chuyên khoa I

03 (3 tháng)

10

Số cán bộ y tế Bệnh viện huyện tập huấn về quy tắc ứng xử, y đức.

-

85

11

Các kỹ thuật mới Bệnh viện triển khai được

5

8

Các hoạt động can thiệp được thực hiện đầy đủ, cơ bản hoàn thành, ô tô cứu thương 01 bàn giao cho Bệnh viện huyện vào năm 2011.


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN


Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành y tế, là một trong những mục tiêu chính nhằm đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiến tới đảm bảo công bằng và sinh xã hội. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì điều cơ bản để đảm bảo công bằng trong CSSK là phải đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân, đặc biệt là những vùng nghèo, khó khăn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập của các nhóm HGĐ có thu nhập khác nhau (5 nhóm Q) tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa. Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đưa ra những bàn luận sau.

4.1- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

4.1.1- Đặc điểm Hộ gia đình

Trong 712 HGĐ thuộc diện nghiên cứu đánh giá có tất cả 2.693 ĐTNC, vậy trung bình mỗi HGĐ có 3,8 người, cũng tương tự và phù hợp với kết quả số người trung bình của mỗi HĐ trong điều tra mức sống HGĐ năm 2006 [67]; kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010 là 3,89 người [66]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm Q5 là nhóm có số người bình quân/HGĐ cao nhất (4,0 người) và nhóm Q1 là nhóm có bình quân số người/ HGĐ thấp nhất (3,3 người), như vậy có thể thấy rằng các HGĐ có thu nhập cao có xu hướng nhiều người hơn những HGĐ có thu nhập thấp và cũng có thể vì có điều kiện kinh tế hơn mà họ sinh đẻ nhiều hơn, có nhiều con hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm kinh tế HGĐ Q5 có số trẻ em dưới 5 tuổi (7,4%) cao hơn so với nhóm kinh tế HGĐ Q1 (6,7%). Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm kinh tế HGĐ Q5 họ có nhiều người trong độ tuổi lao động hơn (375 người) so với nhóm Q1 (289 người), do vậy có thể làm ra của cải vật chất nhiều hơn và giàu hơn.

Về cơ cấu tuổi và giới, trong nghiên cứu này, nam chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,02 tỷ lệ này cũng gần tương tự so với kết quả điều tra mức sống HGĐ năm 2002 tại khu vực nông thôn (tỷ lệ nữ/nam=1,03). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy ở nhóm tuổi trẻ em dưới 6 tuổi có tỷ lệ nam giới (53,8%)


cao hơn so với nữ giới (46,2%), như vậy tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 116/100. Tỷ lệ này có thể là hậu quả của quan niệm "trọng nam, khinh nữ", khoa học chẩn đoán thai sớm phát triển nhanh nhiều bào thai gái bị nạo bỏ khi được xác định là trẻ gái, nhiều gia đình áp dụng mọi phương pháp để sinh được con trai. Gần đây phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin và cảnh báo một số tỉnh, vùng của Việt Nam như Bắc Ninh, Quảng Ngãi đang mất cân bằng giới tính, trẻ trai sinh ra nhiều hơn trẻ gái và nguy cơ Việt Nam thiếu phụ nữ vào năm 2020 như Trung Quốc hiện nay nếu chúng ta không có giải pháp can thiệp hiệu quả. Kết quả của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007 [31] cho kết quả tỷ lệ trẻ trai (55,9%) nhiều hơn trẻ gái (44,1%). Giữa các nhóm hộ kinh tế có sự khác biệt về giới giữa nam và nữ đặc biệt là nhóm có điều kiện kinh tế kém nhất Q1 thấy nam ít hơn nữ (nam 47,1%, nữ 52,9%). Nghiên cứu còn cho cho thấy ở các nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ nữ giới càng nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên thì nữ giới chiếm tỷ lệ 57% trong khi nam giới chỉ có 43%.

Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số là nhóm tuổi 15-59 (chiếm 65,9%), ở nhóm Q1 có tỷ lệ thấp nhất (62,2%) so với nhóm Q5 là (66,1%); nhóm trẻ dưới 5 tuổi tập trung nhiều ở nhóm Q5, chiếm tỷ lệ cao nhất (7,4%) so với các nhóm kinh tế HGĐ Q; và người 60 tuổi tập trung nhiều ở nhóm Q1, chiếm tỷ lệ cao (17,4%). Như vậy nhóm điều kiện hộ kinh tế gia đình thu nhập thấp nhất Q1 có số người trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi thấp nhất và có số người già nhiều nhất, đây có thể là lý do làm cho nhóm HGĐ này là nghèo nhất so với các nhóm khác.

Do đặc thù của khu vực nghiên cứu là huyện miền núi nghèo, có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, tỷ lệ người dân làm nông nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi là (28,8%), nghề lâm nghiệp trồng trọt (8,8%), học sinh chiếm một tỷ lệ cũng lớn (27,5%), nghề thủ công 14,7% và cán bộ công chức 4,4%. Cán bộ công chức tập trung ở nhóm kinh tế HGĐ Q5 chiếm (11,3%) và ở nhóm Q4 là (6%), trong khi nhóm kinh tế HGĐ thấp Q1 chỉ có (1,1%). Tuy nhiên, sự phân bố ngành nghề chỉ mang tính chất tương đối do các đối tượng trong HGĐ có thể làm nhiều nghề lồng ghép nhau. Qua thảo luận nhóm giúp chúng tôi thêm khẳng định đây là vùng khó khăn, đất cằn cỗi năng suất nông nghiệp, cây trồng không cao,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022