Hiện Trạng Tiếp Cận Và Sử Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh


mất mùa, lũ lụt thường xuyên, người dân còn nghèo, một số hộ khá hơn đó là làm cán bộ công chức hưởng lương ngân sách nhà nước.

Trình độ học vấn của người dân vẫn còn thấp, trên phổ thông trung học chiếm 6,8%, ở nhóm Q5 chiếm tỷ lệ cao nhất, cao gấp 6 lần so với nhóm Q1. Tỷ lệ người không biết chữ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ thấp, (tỷ lệ người không biết chữ = tỷ lệ không biết chữ/còn nhỏ - tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi =1,4%), kết quả này thấp hơn kết quả điều tra mức sống HGĐ năm 2001-2002 thì tỷ lệ này tại vùng đồng bằng sông Hồng là 4,2% [67]; tỷ lệ người không biết chữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Hà Giang năm 2007 [31] là 17,2%. Theo số liệu Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006, tỷ lệ người không biết chữ trong cả nước là 7% [8].


4.1.2- Đặc điểm kinh tế hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy đời sống kinh tế của người dân ở Thanh Hóa còn rất thấp, tỷ lệ HGĐ nghèo đói khá cao. Trong nghiên cứu này, để đánh giá tình trạng kinh tế HGĐ chúng tôi sử dụng phương pháp phân loại do Ngân hàng Thế giới đề xuất và đó cũng là cách mà phân chia Quintile từ Quintile 1 đến 5 trong điều tra mức sống dân cư các năm thường sử dụng, cũng như một số nghiên cứu trước cũng đã áp dụng [31], [88]. Chúng tôi chia đều các hộ trong mẫu nghiên cứu ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm bằng 20% số hộ sắp xếp theo mức ước tính trung bình thu nhập đầu người/ năm từ thấp nhất đến cao nhất quintile 1 đến quintile 5, viết tắt Q1 đến Q5. Trong đó Q1 là nhóm có thu nhập trung bình người/năm thấp nhất, Q5 là nhóm có thu nhập trung bình cao nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng các cụm từ trong quá trình so sánh như: nhóm nghèo (Q1), nhóm cận nghèo (Q2), nhóm trung bình (Q3), nhóm khá (Q4) và nhóm giàu Q5. Các nhóm này chỉ để so sánh trong nghiên cứu, còn so sánh với chuẩn nghèo của Chính phủ hiện nay thì nhóm trung bình (Q3) trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thuộc diện nghèo.

Như Xuân là một huyện nghèo trong 62 huyện nghèo của cả nước, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, trong vài năm trở lại đây kinh tế đời sống nhân dân cả nước có tăng trưởng hơn, tuy vậy ở huyện Như Xuân vẫn còn rất nghèo và khó khăn có những xã chỉ làm nghề nông thuần tuý cấy lúa và trồng ngô, trồng


sắn trong điều kiện đất miền Trung khô cằn sỏi đá và lũ lụt thường xuyên, do đó kinh tế kém phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập bình quân/người/năm tại Như Xuân là 4.562 nghìn đồng, cao hơn một chút so với nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự [31] tại Vị Xuyên- Hà Giang năm 2007 (3.405 nghìn đồng), kết quả nghiên cứu của chúng cũng tôi cao hơn so với kết quả điều tra mức sống HGĐ năm 2002 (bình quân 3,3 triệu đồng). Theo số liệu Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 thì thu nhập trung bình của cả nước đối với khu vực nông thôn là 378 nghìn đồng/người/tháng, nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự so với số liệu này. Kết quả của chúng tôi có sự chênh lệch rất lớn trong thu nhập giữa các nhóm thu nhập của nhóm Q5 chiếm 43,1% tổng thu nhập của các đối tượng nghiên cứu, hay nói cách khác là chỉ có 20% dân số giàu nhất đã chiếm 43,1%% tổng thu nhập của cộng đồng nghiên cứu, đã thể hiện bức tranh về mất công bằng trong thu nhập của người dân nơi đây.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng, bình quân thu nhập của một HGĐ/năm dao động từ 2,8 triệu đồng/năm ở nhóm Q1 đến 36 triệu đồng/năm ở nhóm Q5. Sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người/năm giữa nhóm thu nhập cao nhất Q5 so với nhóm thu nhập thấp nhất Q1 là 10,8 lần. Qua Thảo luận nhóm với cán bộ y tế huyện, chúng tôi được biết có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các HGĐ là do nhóm nghèo Q1, Q2 không có khoản thu nhập gì ngoài việc làm nông nghiệp, trồng trọt chỉ đủ để ăn, không làm gì ra tiền. Còn ở nhóm Q5 giàu do làm cán bộ có tiền lương nhà nước, làm ăn buôn bán tạp hóa, làm nghề thủ công do vậy điều kiện kinh tế gia đình của họ trở nên khá giả và giàu có hơn. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của nghiên cứu tại Hà Tây (7 lần) [27] và kết quả nghiên cứu của Hà Văn Giáp [33] tại Thanh Hoá năm 2002 (5,6 lần). Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 thì chênh lệch giữa hộ giàu nhất và nghèo nhất là 8,4 lần. Điều tra mức sống dân cư năm 2010 thì chênh lệch là 9,2 lần [66]. Với mức chênh lệch về thu nhập trung bình/người/năm giữa nhóm giàu nhất Q5 và nhóm nghèo nhất Q1 là 10,8 lần, giữa nhóm nghèo Q1 và nhóm trung bình Q3 là 3,8 lần cũng cho thấy sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt tại huyện Như Xuân, điều đó sẽ làm gia tăng nguy cơ mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân nơi đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


4.2- Hiện trạng tiếp cận và sử dịch vụ khám chữa bệnh

Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 - 14

4.2.1. Hiện trạng về tiếp cận

BHYT được coi là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Hiện nay Thanh Hóa cũng như các tỉnh khác trong cả nước đều tiếp tục thực hiện Luật BHYT và chính sách KCB cho người nghèo mua thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo. Qua Thảo luận nhóm với cán bộ Sở Y tế và Bệnh viện huyện cho thấy tỷ lệ người dân có thẻ BHYT ở huyện Như Xuân là tương đối cao, người nghèo, học sinh và trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ lớn thì đều có thẻ BHYT. Tỷ lệ phát thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách hầu như các năm đều đạt gần 100% số đối tượng. Chính sách mua thẻ BHYT cho người cận nghèo cũng đã được nghe thấy nhưng chưa thấy triển khai tới người cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, khi người dân vùng sâu xa, người nghèo khi ốm đau đều được hưởng chế độ KCB miễn phí. Tại huyện Như Xuân, trong nghiên cứu của chúng tôi có 67% người dân có thẻ BHYT, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Vị Xuyên- Hà Giang 2007 (85,8%), và cao hơn tỷ lệ có thẻ BHYT của cả nước năm 2011 (65%). Kết quả khảo sát của tác giả Vũ Xuân Phú năm 2004 tại huyện Chí Linh tỷ lệ người dân có thẻ BHYT là 45% [79]. Tỷ lệ thẻ BHYT cho người nghèo chiếm 20,4%; BHYT tự nguyện chỉ chiếm 5,9% và vẫn còn 33% người dân không có thẻ BHYT. Đây là khoảng trống cần phải xem xét nếu có khả năng can thiệp để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT cho người dân.

Tiếp cận thông tin chăm sóc sức khoẻ là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân, khi người dân được tiếp cận đầy đủ thông tin về chăm sóc sức khoẻ thì họ sẽ có kiến thức để thực hành phòng và chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho mọi người. Giảm nguy cơ mắc bệnh cũng là giảm chi phí cho KCB, giảm gánh nặng cho kinh tế của gia đình. Do đó chúng tôi thấy rằng, việc đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với thông tin CSSK cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho công bằng trong tiếp cận DVYT của người dân. Như Xuân đã có một mạng lưới truyền thanh rộng khắp, thông tin về chăm sóc sức khoẻ được phát đều đặn 2 tuần/lần tại tất cả các xã, thị trấn, tuy nhiên vấn còn một tỷ lệ đáng kể HGĐ chưa tiếp cận được các thông tin về


truyền thông giáo dục sức khoẻ. Trong nghiên cứu của tôi có 77,8% HGĐ được nghe thông tin về CSSK trong vòng 4 tuần trước điều tra, còn 22,2% HGĐ chưa tiếp cận. Kết quả nghiên cứu tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007, tại Vị Xuyên còn 49,8% HGĐ chưa được tiếp cận với thông tin GDSK [31].

Nội dung thông tin chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh và kế hoạch hoá gia đình. Nguồn thông tin chính là từ hệ thống loa phóng thanh (83,6%) và từ ti vi và đài là 77,3%, như vậy có thể thấy rõ tầm quan trọng của thông tin đại chúng đối với việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi cũng chỉ ra rằng nguồn thông tin từ các tài liệu truyền thông tờ rơi, sách báo và pa nô, áp phích chiếm tỷ lệ rất thấp (1,3%). Qua thảo luận nhóm cũng cho thấy các tài liệu và phương tiện truyền thông hiện nay hầu như không có, không có ai đầu tư, không có nguồn kinh phí và cũng không được sự chỉ đạo thực hiện. Đây là một sự thiếu hụt về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ mà các nhà quản lý nên xem xét tìm nguồn và quan tâm đầu tư đặc biệt là nhóm người nghèo ít được tiếp cận với các thông tin truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Tiếp cận các cơ sở y tế của người dân thường được đánh giá bằng khoảng cách đến cơ sở y tế, khả năng chi trả khi đến các cơ sở y tế, thái độ phục vụ của nhân viên y tế và chất lượng dịch vụ KCB, sự phù hợp về tập quán văn hoá. Trong đó tiếp cận về khoảng cách và điều kiện kinh tế- khả năng chi trả thường được đề cập nhiều nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách trung bình từ nhà đến bệnh viện huyện là 31,9 km, khoảng cách trung bình của hộ ở xa nhất đến bệnh viện huyện là 36 km, địa bàn huyện miền núi, đường giao thông đi lại khó khăn; điều này cho thấy sự tiếp cận với bệnh viện huyện của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với phương tiện khác nhau nên thời gian đến với cơ sở y tế cũng khác nhau, nếu phương tiện thô sơ hơn thì thời gian đến cơ sở y tế lâu hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng tiếp cận sẽ thấp hơn. Tại Như Xuân, đa số người dân đi bộ, xe đạp đến TYTX, đi xe đạp và xe máy đến bệnh viện huyện.

Thời gian trung bình đến TYTX là 13,8 phút, cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Ba Vì (12,5 phút) [35], đến bệnh viện huyện trung bình 117,9 phút. Như vậy, thời gian người dân đi đến bệnh viện huyện Như Xuân là tương đối lâu vì


là huyện miền núi, khoảng cách xa, đường giao thông từ xã lên huyện đi lại cũng khó khăn. Thời gian đến bệnh viện huyện lâu hơn sẽ là yếu tố làm giảm sự tiếp cận với bệnh viện huyện của người dân. Nhìn chung, người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với bệnh viện huyện.

Khả năng tiếp cận với Bệnh viện huyện của người dân huyện Như Xuân có khó khăn hơn so với TYTX đặc biệt là nhóm người nghèo, khoảng cách xa hơn, thời gian đi lâu hơn so với nhóm kinh tế khá, giàu. Qua phỏng vấn sâu Trạm trưởng TYTX và trao đổi với cán bộ y tế xã, chúng tôi được biết người dân sinh sống ở các xã khó khăn, miền núi và xa bệnh viện huyện, đi lại xa mất vài tiếng đồ hồ, đường khó đi, trong khi phương tiện đi lại không có nhất là người nghèo và lại là người dân tộc thiểu số, họ chỉ đến BV huyện khi có bệnh nặng, mỗi khi đi KCB tại BV huyện có khi kéo cả nhà đi cùng, chi phí đi lại, ăn ở tại huyện tốn kém hơn nhiều KCB ở TYTX. Chúng tôi rất tiếc là trong đề tài này đã không có điều kiện khai thác sâu thêm từng HGĐ các lý do khó tiếp cận với BV huyện của người dân nơi đây và còn có lý do nào khác nữa.

Thời gian chờ đợi khám, xét nghiệm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận với cơ sở y tế của người dân [31]. Trong tình hình phát triển hiện nay, nhiều gia đình đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh không đến các cơ sở y tế công lập để KCB vì quá tải, chờ đợi quá lâu, mà họ đến các cơ sở y tế tư nhân, ở đây họ được KCB nhanh hơn, chờ đợi không lâu. Nghiên cứu này cho thấy có 19,5% HGĐ cho rằng thời gian chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm tại bệnh viện huyện là phải chờ đợi lâu và 1,8% cho là thời gian chờ đợi quá lâu. Thời gian chờ đợi lâu và quá lâu, các cơ sở y tế cần phải điều chỉnh, đổi mới cơ chế quản lý và phục vụ người dân sao cho nhanh và thuận tiện nhất.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thái độ phục vụ của các cơ sở y tế là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tiếp cận với cơ sở y tế của người dân, có thu hút người bệnh đến KCB hay không [31]. Nghiên cứu cho ta thấy có 36,2% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là cơ sở vật chất của BV huyện là quá xuống cấp; có 31,9% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là trang thiết bị y tế của y tế huyện là quá cũ, thiếu. Nghiên cứu cho thấy có 12,8% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là thái độ phục vụ của nhân viên y tế huyện chưa tốt và 75,1% HGĐ cho là bình thường,


chỉ có 12,1% HGĐ cho là tốt, chu đáo. Bên cạnh đó, 100% cán bộ y tế huyện, xã được qua phỏng vấn và được hỏi đều cho là cơ cở vật chất nhà cửa xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu thốn, cũ và lạc hậu chưa đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu KCB cho nhân dân. Chúng tôi đi thị sát thực tế BV huyện Như Xuân tại khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm, phòng X quang và chẩn đoán hình ảnh. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên sao BV huyện thực sự lại nghèo nàn về trang thiết bị y tế đến thế, toàn trang thiết bị cũ và lạc hậu, máy xét nghiệm sinh hóa cũ từ năm 2002, máy siêu âm đen trắng, chưa có siêu âm màu... Tại các BV huyện vùng đồng bằng có máy móc, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ và hiện đại như máy siêu âm màu, máy nội soi chẩn đoán, máy sinh hóa máu và nước tiểu nhiều thông số và trong khi người dân vùng đồng bằng thì lại khá giả, giàu có thì họ được hưởng điều kiện KCB của BV huyện tốt. Trong khi ở Như Xuân vùng nghèo, dân nghèo đáng lẽ phải ưu tiên đầu tư thì họ vẫn đang chịu điều kiện KCB khó khăn, nghèo nàn của BV huyện.

Giá dịch vụ KCB là một thành tố cấu thành nên các chi phí mà người bệnh phải chi trả trong KCB, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu xem đánh giá của người dân về giá các dịch vụ KCB tại bệnh viện huyện. Kết quả đánh giá về giá dịch vụ KCB ở bệnh viện huyện cho thấy có 27,4% HGĐ cho là đắt, đây là một sự trở ngại đối với các hộ kinh tế khó khăn trong KCB tại bệnh viện huyện.


4.2.2- Hiện trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

Điều tra HGĐ có đánh giá tình hình người ốm sẽ giúp lượng giá nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB. Trong nghiên cứu của tôi, khái niệm ốm được sử dụng đối với những người khi có tình trạng sức khoẻ bất thường từ 01 ngày trở lên, tình trạng này do người dân tự nhận thức báo cáo hoặc do xác định của nhân viên y tế. Trong 4 tuần trước điều tra có 9,4% người ốm trong quần thể nghiên cứu, tỷ lệ này của tôi cao hơn một chút so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Hà Giang năm 2007 [31] là 7,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tự đánh giá của người được phỏng vấn.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ người ốm ở lứa tuổi từ 0-5 tuổi (3,8%) và lứa tuổi từ 60 tuổi trở lên (23%), tỷ lệ người ốm ở nhóm tuổi trên 60 tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001. So sánh với kết quả


nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự tại Vị Xuyên-Hà Giang [31], tỷ lệ người ốm ở lứa tuổi từ 0-5 tuổi là 8,3% (kết quả chúng tôi thấp hơn) và trên 60 tuổi là 17,8% (kết quả của chúng tôi cao hơn). So sánh với nghiên cứu của Trịnh Văn Mạnh tại huyện Thanh Miện- Hải Dương năm 2007 [43], tỷ lệ người ốm dưới 6 tuổi là 7,8%, và trên 60 tuổi là 20% (gần tương đương). Qua kết quả nghiên cứu của tôi so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy rằng tỷ lệ người ốm nói chung, tỷ lệ người ốm giữa các lứa tuổi ở huyện miền núi, đồng bằng cũng có tương đương nhau, cũng có nhu cầu về sử dụng dịch vụ KCB như nhau và nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB ở nhóm từ 60 tuổi trở lên cao hơn các nhóm tuổi khác.

Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy nghề nông có tỷ lệ người ốm cao nhất (52,8%), sau đó là đối tượng người ốm làm nghề lâm nghiệp trồng trọt (21,4%), người ốm làm nghề thủ công (11,9%), người ốm làm nghề cán bộ công chức nhà nước chiếm tỷ lệ (5,6%) và thấp nhất là học sinh ốm chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,2%). Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người ốm giữa các nghề p<0,001. Chúng ta thấy rằng nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, các đối tượng phải lao động nhiều, lao động nặng như nghề nông, lâm nghiệp trồng trọt có tỷ lệ người ốm cao nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tại cộng đồng nghiên cứu, người có thu nhập thấp có nhu cầu KCB cao, bên cạnh đó người có thu nhập cao họ cũng quan tâm hơn đến sức khoẻ của mình và có nhu cầu KCB cao; người già, người làm nghề nông, lâm có nhu cầu KCB cao hơn các đối tượng khác. Do đó, để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cần quan tâm hơn đến sức khoẻ của người nghèo, người già và phụ nữ; mặt khác cơ sở y tế cũng cần phải đầu tư phát triển cung cấp các loại hình dịch vụ KCB chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu KCB của đối tượng khá giả.

Dịch vụ KCB không giống như các dịch vụ khác, với các dịch vụ khác người dân có quyền lựa chọn, có thể người dân có hoặc không có nhu cầu sử dụng nếu thấy không cần thiết, với dịch vụ KCB thì khi bị ốm dù có muốn hay không vẫn phải sử dụng. Tuy nhiên lựa chọn hình thức dịch vụ nào lại phụ thuộc vào tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận dịch vụ KCB của người dân.

Trong nghiên cứu này vẫn còn 16,7% người ốm không đi KCB, lý do chủ yếu mà họ đưa ra là không có thẻ bảo hiểm y tế (45,2%), bệnh nhẹ khỏi nhanh, mua thuốc theo đơn cũ tự chữa hay không đủ tiền… Chúng ta thấy rằng không có thẻ


BHYT đồng nghĩa với không có tiền, cộng với không có tiền mặt để đi khám chữa bệnh, đó là điều kiện thiệt thòi của những người nghèo, cận nghèo trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB. BHYT là giải pháp tài chính, là điều kiện giúp cho những người nghèo, cận nghèo đến với cơ sở y tế để KCB khi họ bị ốm đau. Trong số 16,6% người ốm không đi KCB có 45,2% là vì không có thẻ BHYT, nếu họ có thẻ BHYT thì họ đã đi KCB. Đây là vấn đề mà xã hội, các cấp, các ngành và những nhà quản lý về y tế cần phải quan tâm, tìm ra các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho những người cận nghèo, những người khó khăn để họ có thẻ BHYT đi KCB khi bị ốm đau, tạo sự công bằng trong CSSK.

Như Xuân có mạng lưới y tế xã, mỗi xã đều có 01 TYTX có cán bộ y tế hoạt động, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [13] đến nay toàn huyện là 80% [46], nghiên cứu của chúng tôi tại 02 xã đều chưa đạt chuẩn và tỷ lệ người dân khi bị ốm đến TYTX là (52,9%). Bên cạnh đó, qua phỏng vấn sâu cho thấy TYTX mỗi ngày trung bình có khoảng 10 người đến KCB tại trạm. Câu hỏi đặt ra cần phải có lời giải là tại sao chúng ta có mạng lưới y tế cơ sở như vậy nhưng tỷ lệ người dân đến với y tế cơ sở rất thấp? Có phải do chất lượng thấp hay do nguyên nhân nào khác. Hà Văn Giáp [33] đưa ra 3 lý do khiến người dân không chọn TYTX là do không tin tưởng, thiếu thuốc và giờ giấc không tiện. Còn nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại Quảng Ninh đưa ra ý kiến của đa số người dân là: thích đến TYTX hơn nếu như xã gần nhà, còn nếu trong trường hợp ngược lại họ sẽ đến thầy thuốc tư hoặc đi mua thuốc về tự chữa. Tại Như Xuân, theo chúng tôi rất có thể là do người dân ít tin tưởng vào chất lượng của TYTX.

Trong nghiên cứu này, khi được hỏi tại sao lại lựa chọn địa điểm cung cấp dịch vụ, cho thấy lý do người bệnh chọn địa điểm cung cấp dịch vụ do là nơi đăng ký KCB BHYT chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%), tiếp sau tin tưởng vào chất lượng (33,8%), có bác sỹ chiếm tỷ lệ 29,5%, thấp nhất là bệnh quá nặng (11,9%). Nghiên cứu cho thấy rằng Bảo hiểm y tế là khá quan trọng đối với người dân khi bị ốm đau đi khám chữa bệnh. Họ chọn nơi đến khám chữa bệnh là nơi đăng ký KCB ban đầu về BHYT để được khám chữa bệnh gần như miễn phí không phải trả tiền. Họ là những người nghèo, cận nghèo, các đối tượng khó khăn, họ chỉ có thể tin cậy, nhờ vào BHYT để đi khám chữa bệnh. Lý do tiếp theo chọn cơ sở y tế là tin tưởng vào chất lượng dịch vụ KCB. Người dân đến các cơ sở y tế phải là nơi cung cấp các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022