Có thẻ BHYT người ốm đến KCB tại Trạm y tế xã 56,7% và Bệnh viện huyện 26,2% là chủ yếu; không có thẻ bảo hiểm y tế người ốm đến KCB tại cơ sở y tế tư nhân 23,9% và bệnh viện tuyến tỉnh/trung ương 17,4% chiếm tỷ lệ cao hơn có thẻ BHYT. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảo hiểm y tế có liên quan đến tiếp cận với các cơ sở y tế.
Bảng 3.27: Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận Bệnh viện huyện
n = 586 | OR hiệu chỉnh | Khoảng tin cậy 95 % | p | ||
Quá xuống cấp* | 1 | ||||
1. Cơ sở hạ tầng | Bình thường | 1,46 | 0,82 - 2,58 | 0,192 | |
Tốt, sạch đẹp | 2,03 | 1,22 - 3,38 | 0,006 | ||
2. Trang thiết bị | Quá cũ, thiếu* | 1 | |||
Bình thường | 0,72 | 0,44 - 1,17 | 0,188 | ||
Tốt, đủ | 0,25 | 0,08 - 0,78 | 0,017 | ||
3. Nhóm thu nhập | Nhóm Q1* | 1 | |||
Nhóm Q2 | 0,55 | 0,30 - 0,99 | 0,049 | ||
Nhóm Q3 | 0,55 | 0,29 - 1,05 | 0,071 | ||
Nhóm Q4 | 0,53 | 0,28 - 0,99 | 0,048 | ||
Nhóm Q5 | 0,42 | 0,20 - 0,87 | 0,020 | ||
4. BHYT | Không BHYT* | 1 | |||
Có BHYT | 2,06 | 1,04 - 4,06 | 0,036 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tiếp Cận, Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Y Tế Công Lập
- Tỷ Lệ Hgđ Đã Từng Đến Bệnh Viện Huyện Để Kcb
- Chi Trả Trực Tiếp Kcb Của Người Ốm Trong 4 Tuần Trước Điều Tra
- Đánh Giá Của Hgđ Về Trang Thiết Bị Bệnh Viện Huyện
- Chi Phí Kcb Trung Bình Đợt Ốm/thu Nhập/người/năm Trước Và Sau
- Hiện Trạng Tiếp Cận Và Sử Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Bảng Phân tích tích hồi quy đa biến; * Nhóm so sánh
Kết quả hồi quy đa biến đã được hiệu chỉnh với các biến: nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm thu nhập, khả năng tiếp cận cán bộ y tế, giá dịch vụ y tế, tình trạng về cơ sở hạ tầng, tình trạng trang thiết bị y tế và thái độ phục vụ của cán bộ y tế Bệnh viện huyện.
Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer-Lemeshow test): n = 586, và p= 0,788.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy về tình trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, kinh tế hộ gia đình và Bảo hiểm y tế là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tiếp cận của người dân với Bệnh viện huyện.
Cơ sở hạ tầng tốt, sạch đẹp khả năng tiếp cận của người dân với Bệnh viện huyện gấp 02 lần (khoảng tin cậy 95% là 1,2 - 3,4) so với cơ sở hạ tầng quá xuống cấp. Trong điều kiện có trang thiết bị y tế tốt, đủ nguy cơ người dân không tiếp cận với Bệnh viện huyện là 26% so với trang thiết bị quá cũ và thiếu. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu nhất Q5 nguy cơ người dân không tiếp cận với Bệnh viện huyện là 42% so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo nhất Q1. Có thẻ BHYT tiếp cận với Bệnh viện huyện gấp 2 lần so với không có thẻ BHYT, (khoảng tin cậy 95% là 1,04 - 4,06).
Bảng 3.28: Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB- Điều trị nội trú của người ốm
n=210 | OR hiệu chỉnh | Khoảng tin cậy 95% | p | ||
Nhóm Q1* Nhóm Q2 Nhóm Q3 Nhóm Q4 Nhóm Q5 Không BHYT* Có BHYT | 1 | ||||
1. Nhóm | 0,47 | 0,16 - 1,38 | 0,174 | ||
thu nhập | 0,35 | 0,12 - 1,04 | 0,060 | ||
0,44 | 0,14 - 1,32 | 0,146 | |||
0,10 | 0,03 - 0,32 | 0,000 | |||
2. BHYT | 1 | ||||
1,93 | 1,02 - 3,64 | 0,043 |
Bảng phân tích hồi quy đa biến; * Nhóm so sánh
Kết quả hồi quy đa biến đã được hiệu chỉnh với các biến: nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế, nhóm thu nhập, khả năng tiếp cận, hiện trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thời gian chờ đợi khám- xét nghiệm, giá dịch vụ KCB, thái độ phục vụ cán bộ y tế Bệnh viện huyện. Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer-Lemeshow test): n = 210, p= 0,110.
Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy kinh tế HGĐ, Bảo hiểm y tế có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, p<0,001 với sử dụng dịch vụ ở lại bệnh viện
điều trị nội trú. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu nhất Q5 nguy cơ người ốm không điều trị nội trú là 10% so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo nhất Q1. Người có thẻ BHYT sử dụng dịch vụ điều trị nội trú nhiều hơn người không có thẻ BHYT là 1,93 lần, khoảng tin cậy 95% là 1,02 - 3,64.
Bảng 3.29: Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB- chụp X-quang, siêu âm
n=210 | OR hiệu chỉnh | Khoảng tin cậy 95% | p | ||
Nhóm Q1* | 1 | ||||
Nhóm | Nhóm Q2 | 0,29 | 0,09 - 0,94 | 0,040 | |
thu nhập | Nhóm Q3 | 0,15 | 0,04 - 0,51 | 0,002 | |
Nhóm Q4 | 0,06 | 0,01 - 0,22 | 0,000 | ||
Nhóm Q5 | 0,00 | 0,00 - 0,02 | 0,000 |
Bảng phân tích hồi quy đa biến; * Nhóm so sánh
Kết quả hồi quy đa biến đã được hiệu chỉnh với các biến: nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế, nhóm thu nhập, hiện trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giá dịch vụ KCB, thái độ phục vụ cán bộ y tế Bệnh viện huyện. Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer-Lemeshow test): n = 210, p= 0,434.
Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với p<0,001, giữa sử dụng dịch vụ chụp x-quang, siêu âm của người ốm với yếu tố nhóm thu nhập kinh tế HGĐ. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu nhất Q5 nguy cơ người ốm không sử dụng chụp X-Quang, siêu âm là 29% so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo nhất Q1.
Bảng 3.30: Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB- Mua thuốc theo đơn của người ốm
n=210 | OR hiệu chỉnh | Khoảng tin cậy 95% | p | ||
Nhóm Q1* Nhóm Q2 Nhóm Q3 Nhóm Q4 Nhóm Q5 Không BHYT* Có BHYT | 1 | ||||
1. Nhóm | 0,46 | 0,16 - 1,29 | 0,140 | ||
thu nhập | 0,20 | 0,07 - 0,57 | 0,003 | ||
0,08 | 0,03 - 0,25 | 0,000 | |||
0,01 | 0,002 - 0,04 | 0,000 | |||
2. BHYT | 1 | ||||
2,06 | 1,07 - 4,33 | 0,030 |
Bảng phân tích hồi quy đa biến; * Nhóm so sánh
Kết quả hồi quy đa biến đã được hiệu chỉnh với các biến: nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế, nhóm thu nhập, khả năng tiếp cận, hiện trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thời gian chờ đợi khám- xét nghiệm, giá dịch vụ KCB, thái độ phục vụ cán bộ y tế Bệnh viện huyện. Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer-Lemeshow test): n = 210, p= 0,559.
Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,001, giữa sử dụng dịch vụ về mua thuốc theo đơn của người ốm với yếu tố kinh tế hộ gia đình, với yếu tố có thẻ BHYT. Ở nhóm kinh tế HGĐ giàu nhất Q5 nguy cơ người ốm không mua thuốc theo đơn là 11% so với nhóm kinh tế HGĐ nghèo nhất Q1. Ở nhóm có thẻ BHYT mua thuốc theo đơn nhiều hơn nhóm không có thẻ BHYT là 2 lần, khoảng tin cậy 95% là 1,07 - 4,33.
3.3. KẾT QUẢ SAU CAN THIỆP
3.3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp
Bảng 3.31: Đặc điểm HGĐ và thu nhập trước và sau can thiệp
Trước | Sau | |
Số HGĐ điều tra | 712 | 712 |
Số người | 2.693 | 2.699 |
Thu nhập Số tiền | 11.967.060 | 12.602.650 |
TB/hộ/năm Trung bình | 16.826 | 17.700 |
Thu nhập TB/ người /năm | 4.562 | 4.954 |
* Số tiền đơn vị tính là 1.000 đồng.
Sau can thiệp, điều tra lại đúng 712 HGĐ đã điều tra ban đầu cho kết quả thu nhập TB của HGĐ/năm tính chung là 16.826 nghìn đồng/hộ/năm, sau 15 tháng (sau can thiệp), thu nhập trung bình HGĐ/năm tại địa bàn nghiên cứu là 17.700 nghìn đồng (có tăng lên trung bình là 900 nghìn đồng/hộ/). Tổng số người trong đối tượng nghiên cứu trước là 2.693, sau là 2.699 người.
Đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp có đặc điểm về mẫu giữa 2 nhóm, nhóm trước can thiệp và nhóm sau can thiệp là tương đối đồng nhất.
3.3.2- Kết quả can thiệp về tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh
3.3.2.1- Tiếp cận dịch vụ Bảo hiểm Y tế
Bảng 3.32: Tỷ lệ BHYT trước và sau can thiệp
Trước | Sau | Chênh lệch | CSHQ | |||
Có BHYT | n % | 1.804 67 | 2.205 81,7 | 14,7 | 21,9 | ²=152,9 |
Trong đó cận nghèo | n % | 0 0% | 336 12,4 | 336 12,4 | 91,2 | p<0,001 |
Không có | n | 889 | 494 | |||
BHYT | % | 33,0 | 18,3 | |||
Tổng số | n % | 2.693 100 | 2.699 100 |
Ở thời điểm sau 15 tháng, tỷ lệ người dân có BHYT là 81,7%, tỷ lệ người dân không có BHYT 18,3%, tỷ lệ người dân có BHYT đã tăng lên 14,7%, trong đó BHYT cận nghèo từ 0 đã tăng lên có 336 người- tương ứng tỷ lệ 12,4% trong tổng số các loại hình BHYT và đạt 91,2% số hộ cận nghèo của địa bàn nghiên cứu đã có thẻ BHYT cận nghèo. BHYT tự nguyện tăng lên 69 người tương ứng 1,6%. Sự khác biệt về BHYT giữa các nhóm thu nhập HGĐ có ý nghĩa thống kê p<0,001. Chỉ số hiệu quả ở loại hình BHYT tự nguyện 27,1%, ở BHYT cận nghèo là 91,2% tổng số hộ cận nghèo của địa bàn nghiên cứu. Chỉ số hiệu quả về tổng số đối tượng có BHYT tại địa bàn nghiên cứu sau 15 tháng đạt 21,9%. Tỷ lệ người dân có BHYT sau can thiệp tăng lên so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Sau 15 tháng can thiệp về tỷ lệ người người tham Bảo hiểm y tế đã tăng lên. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: Các đối tượng chính sách đều có thẻ BHYT, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, tình hình phát thẻ BHYT cho các đối tượng này được Trung tâm y tế và Trạm trưởng TYTX đôn đốc nhắc nhở nên được phát tới người dân sớm hơn. BHYT người cận nghèo cũng đã được thực hiện.”
(PVS-TYTX, 02)
3.3.2.2- Tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe
Bảng 3.33: Tiếp cận thông tin về GDSK của HGĐ trong 4 tuần qua
Trước | Sau | CSHQ | ², p | ||
Có tiếp cận | n % | 554 77,8 | 604 84,8 | 9 | ²= 11,6 |
Không tiếp cận | n % | 158 22,2 | 108 15,2 | p<0,001 | |
Tổng số | n % | 712 100 | 712 100 |
Tỷ lệ HGĐ có tiếp cận với thông tin về GDSK trong 4 tuần trước điều tra ở thời điểm sau 15 tháng là 84,8%, tăng 7% so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
93,1
83,6 84,5
7 ,3
79,0
42,4
13
100.0
Tỷ lệ %
90.0
80.0
70.0
60.0
50.0
40.0
30.0
20.0
Biểu đồ 3.8: Tiếp cận các phương tiện truyền thông trước và sau can thiệp
Biểu đồ cho thấy: tỷ lệ HGĐ được tiếp cận với các tài liệu truyền thông tờ rơi đã tăng từ 13,9% (trước can thiệp) đạt 68,9% (sau can thiệp); tỷ lệ HGĐ được tiếp cận với các tài liệu truyền thông pano, áp phích đã tăng từ 1,3% (trước can thiệp) đạt 72,6% (sau can thiệp).
3.3.2.3- Tiếp cận về dịch vụ TYTX
Bảng 3.34: Đánh giá của HGĐ về cơ sở hạ tầng TYTX
Trước | Sau | Chênh lệch | CSHQ | ², p | ||
Quá xuống cấp | n % | 256 36,0 | 54 7,6 | - 28,4 | 78,8 | |
Bình thường | n % | 251 35,3 | 269 37,8 | 2,5 | 7 | ²= 189,2 p<0,001 |
Tốt, sạch đẹp | n % | 205 28,8 | 389 54,6 | 25,8 | 89,5 | |
Tổng | n % | 712 100 | 712 100 |
Sau can thiệp, tỷ lệ HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá là cơ sở hạ tầng của TYTX là quá xuống cấp đã giảm từ 36% xuống còn 7,6% - chỉ số hiệu quả 78,8%. Tỷ lệ HGĐ cho là tốt, sạch đẹp từ 28,8% đã tăng lên thành 54,6%, tăng 25,8% và chỉ số hiệu quả là 89,5%, tỷ lệ tăng lên khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Kết quả can thiệp đối với Trạm Y tế xã, phỏng vấn sâu cho thấy: "Về cơ sở hạ tầng nhà trạm hiện nay cơ bản là tốt, TYTX đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2010, nhà cửa đã được tu sửa những chỗ hỏng, xuống cấp, hiện nay nhìn chung là khang trang, sạch sẽ. Có như vậy mới đáp ứng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các khối nhà nhìn chung là đủ phòng theo quy định và đủ phòng làm việc, sạch sẽ, đủ rộng để phục vụ KCB cho nhân dân trong xã". (PVS-TYTX, 01).
Bảng 3.35: Đánh giá của HGĐ về trang thiết bị TYTX
Trước | Sau | Chênh lệch | CSHQ | ², p | ||
Quá cũ, thiếu | n | 219 | 68 | |||
% | 30,8 | 9,6 | - 21,2 | 68,8 | ||
Bình thường | n | 415 | 235 | |||
% | 58,3 | 33,0 | - 25,3 | 43,4 | ²= 377,7 | |
Tốt, đủ | n | 60 | 396 | p<0,001 | ||
% | 8,4 | 55,6 | 47,2 | 562 | ||
Không biết | n | 18 | 13 | |||
% | 2,5 | 1,8 | ||||
n | 712 | 712 | ||||
Tổng | % | 100 | 100 |
Trước can thiệp có 30,8% HGĐ cho ý kiến nhận xét đánh giá về trang thiết bị y tế của bệnh viện huyện là quá cũ, thiếu, sau can thiệp tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 9,6%, chỉ số hiệu quả là 68,8%.
Có 58,3% HGĐ cho là bình thường, nay đã giảm xuống còn 33,0% HGĐ cho là bình thường và trước can thiệp chỉ có 8,4% HGĐ cho là tốt, đủ nay đã tăng lên là