Trữ Lượng Dầu Mỏ Của Khu Vực Trung Đông (2007)

Thiết chế Hồi giáo có nhiều quy định bảo thủ và rất khắt khe, chẳng hạn đàn ông phải để râu, đàn bà ra đường phải che kín mặt, vai trò của phụ nữ trong xã hội bị coi nhẹ, không sử dụng một số loại thực phẩm như thịt lợn và có tới một tháng ăn chay Ramadan trong năm, đây là những điều cản trở rất lớn cho các nước tới đầu tư tại khu vực này nói riêng và sự phát triển của các quốc gia đạo Hồi nói chung. Vì vậy tại nhiều nước đặc biệt là phương Tây và các tổ chức nhân quyền, bảo vệ phụ nữ, đạo Hồi bị lên án, chỉ trích công khai. Tư tưởng tẩy chay Mỹ, nước đồng minh của Ixraen từ phía những phần tử Hồi giáo cực đoan ngày càng tăng lên. Làn sóng tẩy chay này không chỉ giới hạn trong các cuộc biểu tình trên đường phố mà đã lan rộng tới các tầng lớp nhân dân với đủ các thành phần

2.3 . Tài nguyên thiên nhiên

2.3.1 Dầu mỏ

Trung Đông là khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, loại tài nguyên quan trọng, luôn chiếm vị trí chi phối trong nền kinh tế của khu vực và thế giới. Cũng chính dầu mỏ đã mang lại cho các nước này những lợi ích hiếm có. Hơn 65% trữ lượng dầu trên thế giới nằm ở Trung Đông. Quy mô kinh tế với một tài sản như thế là rất lớn trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1960 khi thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và nhất là sau hai cú sốc năng lượng năm 1973 và 1979, Trung Đông mới trở thành nhân tố quan trọng trên sân khấu kinh tế – chính trị thế giới. Đến giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, thu nhập từ mỗi thùng dầu của Cô Oét đã tăng lên 35,5 Đô la Mĩ, so với mức 2 Đô la/thùng năm 1970. Những khoản tiền thu nhập khổng lồ từ bán dầu lửa đã được đưa vào guồng máy tài chính quốc tế. Trong khu vực bắt đầu xuất hiện những tỷ phú dầu lửa, chủ yếu là các nhóm đặc quyền đặc lợi được ưu tiên từ chính quyền Trung ương trong việc hợp tác với các hãng dầu nước ngoài.

Hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ ở Trung Đông. Nhiều cuộc chiến nổ ra tại khu vực này là xuất phát từ sự tranh chấp nguồn dầu mỏ và có sự can dự của các nước lớn. Chắc chắn trong nhiều năm nữa, dầu mỏ Trung Đông vẫn là một vấn đề kinh tế – chính trị quan trọng và phức tạp mang tính khu vực và toàn cầu.


Bảng 2: Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Trung Đông (2007)


Nước

Trữ lượng(tỷ thùng)

% Toàn thế giới


Arập Xêút

264,2

21,3

Iran

138.4

11,2

Irắc

115

9,3

Cô Oét

101.5

8,2

UAE

97,8

7,9

Cata

27,4

2,2

Ôman

5,6

0,5

Xi ri

2,5

0,2

Yêmen

2,9

0,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 3

(Nguồn: BP statistical Review of World Energy, June 2008)

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức cầu về dầu mỏ trên thế giới năm 2025 sẽ vào khoảng 107 triệu thùng mỗi ngày. Tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu trong 20 năm tới sẽ cao hơn 30% so với hiện nay trong đó, mức tăng mạnh mẽ nhất sẽ là khu vực châu Á với khoảng 12 triệu thùng/ngày chiếm 50% cầu dầu mỏ thế giới năm 2025, đặc biệt là mức cầu sẽ tăng nhanh nhất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Việc sản xuất dầu ở các nước không thuộc OPEC sẽ bắt đầu giảm vào năm 2015, khi đó các nước OPEC sẽ là nhà cung cấp dầu

mỏ chủ yếu cho thế giới mà phần lớn trong số đó là các quốc gia dầu lửa ở Trung Đông.

2.3.2 Khí đốt

Cùng với dầu mỏ, khí đốt của Trung Đông cũng chiếm vị trí quan trọng trên bản đồ địa – kinh tế – chính trị thế giới. Có thể thấy ngày nay đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại nếu nước sở hữu sử dụng hiệu quả. Điều đó đã được minh chứng qua cuộc tranh chấp giá khí đốt của Nga với một số nước châu Âu trong một vài năm vừa qua. Tại Trung Đông, tính đến cuối năm 2007, tổng sản lượng khai thác khí đốt của khu vực đạt khoảng 600 tỷ m3, chiếm 18,7% sản lượng khai thác khí đốt toàn cầu. Tổng dự trữ khí đốt của Trung Đông ước tính lên tới 100 nghìn tỷ m3 , chiếm 54% tổng dự trữ khí toàn cầu. Những nước có sản lượng khai thác khí đốt lớn nhất Trung Đông là

Iran, Cata, UAE, Ôman và những nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất là Iran, Cata Irắc. Gần đây với việc Nga đưa ra ý tưởng thành lập tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt theo kiểu OPEC đã được các nước Trung Đông như Cata, Iran ủng hộ, chắc chắn vai trò của các nước này sẽ còn quan trọng hơn nữa trên bản đồ kinh tế, chính trị thế giới.

Bảng 3: Trữ lượng khí đốt của Trung Đông (2007)


Nước

Trữ lượng (nghìn tỷ m3)

% So với thế giới

Iran

27,8

15,7

Cata

25,6

14,4

UAE

6,09

3,4

Irắc

3,17

1,8

Ôman

0,69

0,4

Baranh

0.49

0,3

Cô Oét

1,78

1,0

Xiri

0.29

0,2


Arập Xêút‌

7,17

4,0


(Nguồn: BP statistical Review of World Energy, June 2008)

2.3.3 Các tài nguyên khác

Ngoài dầu lửa và khí đốt, Trung Đông còn có các tài nguyên khác như Bô xít, Niken, quặng sắt,.. Sản xuất thép trong khu vực bình quân đạt 20 triệu tấn/năm. Iran là nước có năng lực sản xuất thép lớn nhất với khoảng 7,6 triệu tấn/năm, tiếp theo là Arập Xêút , Cata.

Tuy nhiên các loại tài nguyên này phân bổ không đều và rõ ràng không chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế – thương mại của các nước Trung Đông như dầu mỏ và khí đốt.

II. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI CỦA KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

1. Khái quát về phát triển kinh tế của khu vực Trung Đông

1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế được cải thiện

Các nước trong khu vực tiến hành cải cách kinh tế từ cuối thập kỷ 1980, sau cuộc khủng hoảng giá dầu mỏ làm GDP của khu vực này sụt giảm nghiêm trọng. Trọng tâm của cải cách kinh tế ở các nước này nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển và cải cách thương mại. Do phụ thuộc quá mức vào dầu mỏ xuất khẩu nên kinh tế Trung Đông nhìn chung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự lên xuống của giá cả dầu lửa trên thị trường thế giới. Sau những giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng vào các thời kỳ 1971-1975 và 1979-1981, nền kinh tế các nước Trung Đông đã lâm vào sụt giảm tốc độ tăng trưởng khi giá dầu thế giới giảm mạnh, bắt đầu từ năm 1985. Bên cạnh đó, trong những năm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp do thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột vũ trang làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thương mại, điển hình là các cuộc chiến Iran – Irắc, chiến tranh Ixraen – Li băng.

Bảng 4: GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP tại Trung Đông (2008)

STT

Nước

GDP bình quân

Tốc độ tăng trưởng GDP

1

Arập Xêút

19.345

4,2

2

Baranh

27.248

6,1

3

Cata

93.204

11,2

4

Cô Oét

24.940

8,5

5

Gioóc đa ni

3.421

5,8

6

Iran

4.732

6,5

7

Irắc

2.989

9,8

8

Ixraen

28.365

3,9

9

Li Băng

7.617

7.0

10

Ôman

18.998

6,4

11

Palextin

6.275

0,8

12

Thổ Nhĩ Kỳ

10.472

1,5

13

UAE

54.607

7,7

14

Xi Ri

2.757

4,8

15

Yêmen

1182

3,2

(Nguồn: World Economic Outlook Database, IMF April 2009)


Sau những cải cách bước đầu có hiệu quả, kinh tế Trung Đông đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh vào những năm 1990. Trong giai đoạn 1990 -2000, tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực đạt 3,1% trong đó có một số nước tăng trưởng cao như Li Băng 7,2%; Gioóc đa ni 5,1%; Yêmen 5,5%... Trong giai đoạn 2001-2007, mức tăng trưởng của khu vực đạt hơn 5%, xếp vào hàng các nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong đó có những nước tăng trưởng khá cao như Cata 8,2%; Iran 6,05%. Sự tăng trưởng nhanh của khu vực này trong những năm gần đây trước hết và chủ yếu nhờ sự tăng giá mạnh mẽ của giá dầu thô trên thị trường thế giới, khiến các nước này thu được nguồn lợi lớn từ xuất khẩu. Đến nửa cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng, giá dầu đã giảm nhanh nhưng tại thời điểm tháng 2 năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 50 Đô la Mĩ một thùng. Một nguyên nhân quan trọng khác là trong thời gian gần đây, các nước trong khu vực đã tiến hành điều chỉnh chính sách kinh

tế vĩ mô, chuyển nhanh sang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất, tăng cường thương mại quốc tế.

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Như phần trên đã chỉ rõ, một đặc điểm rất dễ nhận biết là nền kinh tế Trung Đông dựa chủ yếu vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ thất nghiệp ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc gia và cân bằng xã hội, các nước Trung Đông đã nhận thức được những tác động tiêu cực của mô hình chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, viện trợ và bao cấp, từ đó sử dụng ngân quỹ quốc gia hiệu quả hơn, chuyển dần sang mô hình giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ, phát triển các ngành khác đặc biệt là các ngành dịch vụ, giảm bớt sự độc quyền ở các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy cải cách nền kinh tế theo hướng vận động theo cơ chế thị trường. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng đang đòi hỏi khu vực này phải đưa ra các chiến lược trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, công nghiệp nhẹ,.. Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng cho đến nay, đặc biệt khi thế giới lâm vào khủng hoảng trên quy mô lớn, các nước Trung Đông vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu mỏ. Và chắc chắn thực tế này sẽ khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn.

Tuy được xếp vào nhóm các nền kinh tế đang phát triển nhưng hiện nay trong cơ cấu kinh tế của các nước Trung Đông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, khoảng 10% năm 2007. Xi ri là nước có tỷ trọng nông nghiệp cao nhất trong vùng nhưng cũng chỉ ở mức 20%. Các nước có tỷ lệ này ở mức thấp nhất là Gioóc đa ni: 2% và một số nước GCC: 1%. Điều kiện tự nhiên của khu vực này không ưu đãi cho sự phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp. Sự khan hiếm nguồn nước, tình trạng sa mạc hoá ngày càng mạnh mẽ cùng sự thiếu quan tâm đầu tư của các chính phủ là những nguyên nhân chính

khiến ngành nông nghiệp ở các nước này kém phát triển (trừ Ixraen). Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới, mỗi năm nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp cần đạt 1000m3/lao động. Mức này gấp 8 lần so với nguồn nước có thể cung cấp của khu vực. Tỷ lệ tưới tiêu nước trong các vụ mùa ở Giooc đa ni chỉ đạt 30%, Li Băng 39%, Iran 61%. Do không có điều kiện thuận lợi, lại được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn dầu lửa dồi dào, các nước Trung Đông hầu hết phải nhập khẩu lương thực. Năm 2007, cả vùng chỉ xuất khẩu được 6 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp (một số loại rau quả, bông). Trong khi mức tiêu dùng lương thực hàng năm ở đây lên tới 100 triệu tấn thì sản xuất chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Như vậy tới hơn một nửa mức tiêu dùng lương thực phải nhập khẩu. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn 1975- 2005, lượng lương thực sản xuất của khu vực Trung Đông tăng không đáng kể, trong khi nhu cầu cần thiết tăng gấp hơn 2 lần do có sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng.

Công nghiệp và dịch vụ là những ngành phát triển nhất trong khu vực Trung Đông. Trong cơ cấu GDP năm 2007, công nghiệp chiếm 42,8%; dịch vụ chiếm 46,7%. Tuy nhiên hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ của khu vực này đều liên quan đến sản xuất, khai thác và chế biến dầu mỏ, một số loại khoáng sản khác, du lịch và dịch vụ tài chínhTrong cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng, từ những năm 1980 đến nay, khu vực này luôn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa. Năm 1978, xuất khẩu nhiên liệu và các sản phẩm liên quan chiếm tới 94% xuất khẩu của các nước Trung Đông. Năm 2007, tỷ lệ đó giảm xuống nhưng vẫn chiếm tới 82%. Trong giai đoạn 1980-1988, xuất khẩu hàng hoá phi dầu lửa của Trung Đông đạt mức tăng trưởng 9,8%, đến giai đoạn 1988-1995 còn 9,4% và trong giai đoạn 1995-2005, giảm xuống còn 2,6%. Sự phụ thuộc quá mức vào sản xuất- xuất khẩu dầu lửa, khí đốt cùng thói quen ỷ nại vào các tài nguyên này khiến mức độ đa dạng hoá sản phẩm của khu vực này rất hạn chế.

Bảng 5: Cơ cấu GDP của khu vực Trung Đông (%)



1999

2003

2007

Tăng trưởng GDP

1,7

5,1

5,7

Nông nghiệp

12,0

10,8

10,5

Công nghiệp

38,0

41,2

42,8

Dịch vụ

50

48

46,7

(Nguồn: WB, MENA 2008 Economic Developments and Prospects)

Như đã nêu trên,mặc dù từ những năm 1980, hầu hết các nước Trung Đông đã tiến hành cải cách kinh tế nhưng những cải cách cơ cấu này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tư nhân hoá và cải cách chính sách thương mại. Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế hầu như không có gì thay đổi, tuy nhiên hiệu quả mang lại là khá rõ nét, dù ở mỗi nước, mỗi nhóm nước, thành tựu cải cách có sự khác nhau. Đối với nhóm nước nghèo tài nguyên, cải cách kinh tế ở Gioóc đa ni được đánh giá đã diễn ra sớm ,đồng bộ và tương đối bền vững. Đối phó với những cú sốc bên ngoài liên quan đến sự sụt giảm của giá dầu mỏ, Gioóc đa ni bắt đầu chương trình ổn định kinh tế vĩ mô và chương trình cải cách cơ cấu trong giai đoạn 1984-1989, bao gồm cải cách thương mại, cải cách tài chính. Vào giữa thập niên 1990, Gioóc đa ni tiếp tục chương trình cải cách thương mại, đẩy mạnh tư nhân hoá các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, dành ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏNhững chính sách được đưa ra nhằm phát triển mạnh hơn nữa ngành thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả nền kinh tế. Trong nhóm nước này, Li Băng tỏ ra là nước đã thất bại trong việc hoàn thành các cải cách kinh tế được đưa ra. 15 năm chiến tranh và xung đột dân sự ( 1975-1990) đã hầu như phá huỷ toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, nền kinh tế và các thể chế của đất nước này. Li Băng chỉ thực sự bắt tay vào tiến hành cải cách kinh tế từ năm 2000 nhằm giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ, giảm những trở ngại trong hoạt động thương

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí