280 tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ đang thực sự là thị trường có tiềm năng lớn với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng lao động cao cần được quan tâm hàng đầu tại thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ như hàng điện tử, máy vi tính, linh kiện,…Qua thống kê có thể thấy tốc độ tăng trưởng của hàng điện tử Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao nhất so với các mặt hàng khác (100-200%/năm). Với đà này, việc phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam còn rất nhiều triển vọng
Do vị trí địa lý và lịch sử cũng như mối quan hệ về văn hoá, với nhiều phong cảnh đẹp, Việt Nam có thể trở thành cầu nối văn hoá giữa các nền văn minh giữa hai khu vực Á - Âu. Lĩnh vực vận tải, nhất là vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại, du lịch vì vậy việc mở các đường bay thẳng đến mỗi nước đang được những bên có liên quan nghiên cứu. Hy vọng với những nỗ lực của hai chính phủ và các doanh nghiệp, đến năm 2010, kim ngạch thương mại hai nước sẽ đạt mức 1 tỷ USD như kỳ họp lần thứ 4 của UBHH đã đề ra, tương xứng với tiềm năng kinh tế mỗi nước.
2. Liên bang các Tiểu vương quốc Arập thống nhất
2.1 Tổng quan về thị trường UAE và quan hệ thương mại Việt Nam -
UAE
Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) gồm 7 tiểu vương quốc là
Abu Dhabi, Sharjah, Ras Al – Khaimah, Umm Al – Qaiwain, Ajman và Fujairah nằm trong vùng khí hậu sa mạc nắng nóng, dân số khoảng 4,6 triệu người.
UAE là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới Arập và là trung tâm tài chính – thương mại chủ yếu của khu vực Trung Đông. UAE đứng thứ 17/61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. UAE xuất khẩu chủ yếu dầu thô, hơi đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm…Năm 2008, UAE xuất khẩu đạt hơn 200 tỷ
USD (trong đó dầu thô chiếm 45%). UAE giàu tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt gần 6 nghìn tỷ m3, xếp hàng thứ 4 (sau Nga, Iran và Cata). Ngành công nghiệp của UAE chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 2,6 triệu thùng/ngày. Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 1,6%; công nghiệp 61,8%; dịch vụ 36,6%.Năm 2008, UAE có tốc độ tăng trưởng 8,5% và đạt GDP bình quân đầu người là 40.400 USD.
Từ 1/8/1993, Việt Nam và UAE thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đều mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau; đồng thời cũng trao đổi nhiều đoàn các cấp. Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã thăm UAE (6/2006); Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum thăm Việt Nam tháng 9/2007. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm UAE tháng 8/2008. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức UAE (2/2009) Hai nước đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học-Kỹ thuật và Thương mại (10/1999), Hiệp định về vận chuyển hàng không (5/2001), Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp (9/2007); thoả thuận đầu tư giữa tỉnh Quảng Nam và tập đoàn Sama Dubai (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai (9/2007); Biên bản ghi nhớ về Dự án Đặc khu kinh tế tại Phú Yên (10/2008).
2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương
Quan hệ thương mại Việt Nam – UAE những năm gần đây liên tục phát triển. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 67 triệu USD (2002) lên trên 118 triệu USD (2003), 150 triệu USD (2004) 200 triệu USD (2005), 250 triệu USD (2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu 150 triệu USD), khoảng 350 triệu USD (2007) năm 2008 đạt gần 500 triệu USD.
Bảng 13: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-UAE giai đoạn 2004-2008
(Đơn vị: Triệu USD)
Tổng kim ngạch XNK | Việt Nam XK sang UAE | Việt Nam NK từ UAE | |
2004 | 147,6 | 93,6 | 54,0 |
2005 | 191 | 121,6 | 69,2 |
2006 | 241,6 | 140,6 | 101,0 |
2007 | 345 | 234,7 | 110,2 |
2008 | 490 | 357,5 | 132,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Trung Đông.
- Hàng Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Hàng Điện Tử, Máy Tính Và Linh Kiện
- Thực Trạng Nhập Khẩu Của Việt Nam Từ Trung Đông
- Cơ Cấu Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Arập Xêút Năm 2008
- Tận Dụng Những Ưu Đãi Mà Các Quốc Gia Trung Đông Được Hưởng Từ Mỹ, Eu Hoặc Các Nước Trong Khu Vực Để Tạo Cầu Nối Mở Rộng Thương Mại Với Các
- Giải Pháp Thúc Đẩy Quan Hệ Thương Mại Việt Nam –
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục hải quan hàng năm)
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang UAE chủ yếu là chè, cà phê, hạt tiêu, hải sản, đồ điện tử, hàng dệt may, gốm sứ. Trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang UAE các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, thuỷ sản,.. và nhập khẩu chính là hoá chất, máy móc, thức ăn gia súc.
Bảng 14: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam và UAE năm 2008.
Tên Hàng XK | Trị Giá (USD) | Tên Hàng NK | Trị Giá (USD) | |
1 | Hàng hải sản | 28.180.403 | Chất dẻo nguyên liệu | 26.575.709 |
2 | Sản phẩm chất dẻo | 2.819.966 | Sản phẩm hoá chất | 2.483.871 |
3 | Hạt điều | 5.875.862 | Sắt thép các loại | 1.800.595 |
4 | Hàng hoá khác | 134.062.058 | Ô tô các loại | 22,602,960 |
5 | Cà phê | 1.253.109 | Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | 6.141.667 |
6 | Giày dép các loại | 24.587.586 | Hàng hoá khác | 24.449.699 |
7 | Gạo | 6.315.364 | Thức ăn gia súc các loại | 43.721.703 |
Sản phẩm dệt may | 37.647.262 | Kim loại thường | 2.367.266 | |
9 | Hạt tiêu | 22.411.762 | Nguyên phụ liệu dệt may, da giày | 761.672 |
10 | Gỗ & sản phẩm gỗ | 7.268.826 | ||
11 | Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù | 1.940.916 | ||
12 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 66.580.984 | ||
13 | Chè | 7.766.732 |
(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, 2008)
Có thể thấy trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước đã diễn ra rất tích cực, bất chấp những diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE (chủ yếu là Dubai) không ngừng gia tăng là do đây được coi là cửa ngõ để vào Trung Đông, hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào đây sau đó sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các nước Trung Đông và Bắc Phi khác. Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tân dụng rất tốt những thuận lợi về giao thông, thuế quan mà UAE dành cho nhiều loại hàng hoá nhập khẩu. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, các hoạt động đầu tư của UAE tại Việt Nam trở nên sôi động với một loạt các dự án đang trong quá trình triển khai hoặc thăm dò, đàm phán như: Dự án Khu du lịch Nam Hội An; Dự án khách sạn 5 sao Hạ Long (550 triệu USD); Khu vực tái định cư Thủ Thiêm (700 triệu USD); Dự án “Làng châu Á” đưa 500.000 lao động sang sinh sống và làm việc lâu dài tại UAE…
2.3 Triển vọng hợp tác
Chuyến thăm UAE lần đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến UAE đã tạo ra bước đột phá trong quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai nước có
tiềm năng và yêu cầu như năng lượng, lao động, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp. Hai bên cũng đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng như Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế, Khoa học kỹ thuật và Thương mại; Hiệp định về vận chuyển hàng không. Hiện nay, đối với Việt Nam, UAE là một đối tác quan trọng, là một ưu tiên tại Trung Đông và là một trong những thị trường trọng điểm của năm 2009. Các nhà lãnh đạo UAE luôn coi trọng vị thế của Việt Nam, đánh giá Việt Nam có môi trường an ninh, chính trị ổn định, kinh tế phát triển. Hiện nay, UAE đẩy mạnh chính sách hướng Đông, tăng cường quan hệ, chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế đầu tư với các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, Chính phủ UAE đã quyết định cử đoàn cấp cao do một Phó Thủ tướng dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam để triển khai và cụ thể hoá các thoả thuận và cam kết hợp tác đã đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam. Tháng 6-2009 sẽ có một đoàn doanh nghiệp lớn của UAE gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, kinh doanh.
Với những cam kết và nỗ lực cao của lãnh đạo và doanh nghiệp hai nước, cùng với các thoả thuận cụ thể đạt được trong chuyến thăm lần này, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam – UAE sẽ được tăng cường mạnh mẽ trong thời gian tới, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào sự phát triển ổn định và thịnh vượng của cả hai nước.
3. Arập Xêút
3.1 Tổng quan về thị trường Arập Xêút và quan hệ thương mại Việt Nam - Arập Xêút
Với dân số hơn 27 triệu người, Arập Xêút là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khối GCC (Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh). Đây cũng là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất trên thế giới và đứng đầu OPEC với dự trữ dầu thô chiếm 25% của thế giới. Năm 2008, GDP tăng 6% và đạt khoảng 467 tỷ USD;
xuất khẩu đạt 330 tỷ USD và nhập khẩu đạt 107,2 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 21.300 USD.
Nền kinh tế của Arập Xêút chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp quan trọng là khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và các sản phẩm có liên quan đến dầu như: phân bón và chất dẻo. Ngành công nghiệp dầu chiếm 75% thu ngân sách, 45% GDP và 90% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu dầu dầu thô và các sản phẩm hoá dầu chiếm đa số nguồn thu của Arập Xêút. Do đặc điểm như vậy, Arập Xêút hầu như nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong nước từ sản xuất tới tiêu dùng. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, lương thực thực phẩm, hoá chất, hàng tiêu dùng. Các bạn hàng chủ yếu gồm: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan.
Chính phủ Arập Xêút đã và đang thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc dân. Dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế là việc Arập Xêút gia nhập WTO tháng 12/2005. Hiện tại, Arập Xêút muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại trên tất cả các lĩnh vực với các nước trong đó có Việt Nam.
Việt Nam và Arập Xêút lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999. Đại sứ Việt Nam tại Cô Oét kiêm nhiệm Arập Xêút và Đại sứ Arập Xêút tại Băng- cốc kiêm nhiệm Việt nam. Tháng 5/2007, Việt Nam mở Đại sứ quán tại thủ đô Riyadh của Arập Xêút. Ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Arập Xêút đã cử một đoàn gồm bộ Ngoại giao, Nội vụ, Lao động do ngài Ibrahim Bin Omar Al Khurashi, Vụ Lãnh sự dẫn đầu đoàn vào thăm Việt Nam từ 30/1 đến /2/2/2000. Hoàng tử Arập Xêút An Oa-lột Bin Ta-lan áp-đun A-dớt thăm Việt Nam tháng 5/2007. Tháng 7/2000, đoàn Thương mại Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính làm trưởng đoàn sang thăm Arập Xêút và trao cho phía Arập Xêút dự thảo Hiệp định thương mại để nghiên cứu. Tháng 5/2007 Thứ trưởng Đỗ Như Đính đi thăm và làm việc tại
Arập Xêút, nhân dịp đó 1 đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã đi khảo sát thị trường này theo Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1000 lao động làm việc tại Arập Xêút.
3.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cuối năm 1999, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêút phát triển tích cực. Những năm gần đây, trao đổi buôn bán song phương đã tăng nhanh và đạt hơn 100 triệu USD/năm. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 120 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 30,5 triệu USD và nhập khẩu 89,5 triệu USD. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 49,3 triệu USD và nhập khẩu 100,6 triệu USD. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu khoảng 51,5 triệu USD và nhập khẩu khoảng 136 triệu USD. Năm 2008, con số này lần lượt là 118 triệu USD và 173 triệu USD. Như vậy có thể thấy, khác với quan hệ thương mại với hầu hết các nước Trung Đông khác, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu so với Arập Xêút, đây là do Việt Nam có nhu cầu lớn nhập khẩu một số mặt hàng mà nước này có thế mạnh như nguyên liệu chất dẻo và các loại hoá chất, sản phẩm từ quá trình lọc dầu của các nhà máy Arập Xêút.
Bảng 15: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Arập Xêút giai đoạn 2004-2008
(Đơn vị: Triệu USD)
Tổng kim ngạch XNK | Việt Nam XK sang Arập Xêút | Việt Nam NK từ Arập Xêút | |
2004 | 87,3 | 21,9 | 65,7 |
2005 | 120 | 30,5 | 89,5 |
2006 | 150 | 49,3 | 100,6 |
2007 | 188 | 51,5 | 136,4 |
2008 | 290,8 | 117,6 | 173,2 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan hàng năm)
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này gồm có: dệt may, máy tính và sản phẩm điện tử và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo; ngoài ra còn có túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, gạo, chè, hải sản, rau quả, gốm sứ, cà phê, cao su, sản phẩm mây tre đan..... Ngược lại, các mặt hàng Việt nam nhập khẩu gồm: chất dẻo nguyên liệu, hoá chất, sản phẩm hoá chất, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép các loại...