Sự Cần Thiết Của Việc Thúc Đẩy Quan Hệ Thương Mại Việt Nam-Trung Đông

này. Trong khi đó các nước nghèo tài nguyên như Li Băng, Gióoc đa ni, Palextin,xuất khẩu dầu đạt rất thấp chỉ chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu. Những nước xuất khẩu nhiều mặt hàng này nhất là Arập Xêút ( 198 tỷ USD), UAE ( 61 tỷ USD),

4. Các liên kết trong khu vực

Tại hầu hết các khu vực trên thế giới ngày nay, các lý do chính để liên kết khu vực trở thành xu hướng tất yếu là nhằm tăng cường lợi ích kinh tế, thúc đẩy quyền thương lượng chính trị tập thể trong quan hệ với các đối tác ngoài khu vực, nâng cao những lợi ích khác của quốc gia. Những điều kiện cần thiết cho liên kết khu vực là sự thuận lợi về kinh tế, điều kiện địa lý và văn hoá các quốc gia trong cùng khu vực. Đối với Trung Đông, những điều kiện này đều sẵn có và bản thân các nước khu vực đều mong muốn có những thay đổi cơ bản về mặt chính sách nhằm liên kết khu vực trên diện rộng và hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế – thương mại toàn cầu. Và mặc dù liên kết toàn khu vực chưa phát triển, nhưng ở Trung Đông liên kết trong từng khu vực nhỏ đã có những bước tiến triển, hình thành một số tổ chức như Cộng đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC), Khu vực thương mại tự do Arập (AFTA), Liên minh Arập Maghreb. Những tổ chức này hoạt động chủ yếu dựa trên những điều kiện tiềm năng của khu vực và bước đầu đã thu được một số thành công nhất định. Xét về mặt kinh tế, các tổ chức khu vực này đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính dồi dào, sức mua nội khối lớn. Xét về mặt địa lý, những nước thuộc các tổ chức trên cùng nằm trên một dải địa lý có điều kiện tương đồng về nguồn tài nguyên thiên nhiên – dầu lửa và khí đốt. Xét về mặt văn hoá, các tổ chức khu vực này đều có nét tương đồng chung về văn hoá Hồi giáo, rõ ràng có thuận lợi hơn so với một số tổ chức liên kết tiêu biểu khác như ASEAN, EU.

Các liên kết khu vực được hy vọng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các hoạt động kinh tế, thương mại ở khu vực Trung Đông. GCC

được thành lập từ năm 1981, được coi là tổ chức liên khu vực thành công nhất ở Trung Đông kể cả lĩnh vực kinh tế, thương mại và chính trị. Về mặt chính trị, GCC là một tổ chức hợp tác chính trị tương đối chặt chẽ giữa các nước nhỏ, đủ sức cạnh tranh với hai thế lực đã và đang là quyền lực lớn trong khu vực là Iran, Irắc. Về kinh tế, thương mại, GCC tiến hành huỷ bỏ hàng rào thuế quan tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư trong khối. Năm 2007, xuất khẩu của GCC chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Trung Đông và đầu tư vào khối này cũng chiếm 11% tổng số FDI vào Trung Đông.

Nhìn chung, chính phủ các nước Arập đã cố gắng hình thành liên kết khu vực theo nhiều hình thức khác nhau, từ đối thoại song phương đến giảm thuế cho một số hàng hoá nhất định và muốn hình thành một số thị trường chung Arập, tuy vậy việc thực hiện hầu hết các hiệp định lại không mang lại kết quả khả quan. Thậm chí nhiều hiệp định còn chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ, khiến liên kết khu vực ở Trung Đông bị hạn chế hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Xuất khẩu nội khối của các nước Arập chỉ tăng từ 5,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên 8,2% năm 1998, 9% năm 2008. Thấp hơn nhiều so với các tổ chức khu vực khác như ASEAN, EU, NAFTA. Dòng vốn đầu tư nội khối trong các nước Arập cũng đạt rất thấp, chỉ chiếm 10% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài của toàn khối. Trong giai đoạn 1999- 2007, xuất khẩu hàng hoá chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nước Arập chỉ đạt 24% trong khi đó EU đạt 82%, NAFTA 75% và ASEAN là 66%. Thuế nhập khẩu trong tổng doanh thu thuế của các nước trong khu vực lên tới 30%, cao hơn rất nhiều so với mức 2% của NAFTA và 15% của ASEAN.

4.1 Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh

Đây là một tổ chức được hình thành vào năm 1981, với khởi nguồn từ Hiệp hội các nước Arập. GCC bao gồm 6 quốc gia là Baranh, Cô Oét, Ôman,

Cata, Arập Saudi và UAE. GCC có diện tích khoảng 2,5 triệu km2, dân số tính đến năm 2007 là hơn 40 triệu người, trong đó có khoảng hơn 8 triệu người nước ngoài. Tỷ lệ tăng dân số cao, 3%/năm, cao nhất là ở Cata và UAE do mức nhập khẩu lao động cao. Sáu nước GCC chiếm tới 50% trữ lượng và khoảng 19% sản lượng dầu mỏ thế giới, trên 25% tổng lượng thương mại dầu thô và các sản phẩm chế biến từ dầu. Do những lợi thế tuyệt đối về tài nguyên dầu khí, tổng GDP của 6 nước GCC đạt rất cao. Năm 2007, GDP của GCC đạt trên 600 tỷ USD, đứng thứ 17 trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GCC đạt 5-10%/năm trong suốt những năm qua. Thu nhập bình quân đầu người của GCC ngang với mức trung bình của các nước phát triển, trong đó GDP đầu người của Cata được xếp vào hàng cao nhất thế giới với 93000 USD/người/năm.

Cũng nhờ vào xuất khẩu dầu khí mà hiện nay, ngân sách của các nước GCC luôn thặng dư ở mức cao. Chỉ có Arập Xêút là có tỷ lệ nợ chính phủ tương đối cao do những yếu kém trong quản lý tài chính ở chính quyền địa phương. Còn lại các nước khác tỷ lệ thặng dư ngân sách đều rất lớn, Cô Oét thặng dư ngân sách chiếm 20,4% GDP, Cata chiếm 23,8% GDP, Ôman 19,6% GDP,GCC cũng đồng thời là khu vực có sự gắn kết chặt chẽ với thương mại quốc tế. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu mới nổi hấp dẫn nhất thế giới, chỉ trong năm 2007, 6 nước này đã nhập tới gần 200 tỷ USD hàng hoá các loại. Ngoài ra GCC cũng là một trong 10 thị trường dịch vụ lớn nhất thế giới. GCC hiện đang được đánh giá là một trong những khu vực phồn thịnh nhất thế giới trong tương lai gần và có thể trở thành trung tâm trao đổi, mua bán dầu mỏ, khí đốt của toàn thế giới trong những thập kỷ tới. GCC đang dần nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó với kế hoạch tăng sản lượng dầu thêm 72%. Tuy nhiên điều này có thể bị gián đoạn trong ngắn hạn trong thời kỳ hiện nay khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Mặc dù vậy, năm 2008, theo tính toán của ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

hàng thương mại Goldman Sachs, đến năm 2030, 6 nước GCC sẽ tích luỹ được từ 3600 – 5100 tỷ USD. Tuy còn nhiều bát ổn đang diễn ra trong khu vực song GCC đang phấn đấu để trở thành một khu vực có tầm cỡ như các nước phát triển lớn trên thế giới.

Dù đạt được một số kết quả khả quan như trên nhưng tương tự như tình hình chung của toàn khu vực Trung Đông thương mại nội khối hiện nay của GCC lại đạt rất thấp, dưới 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn khối. Chi tiêu của các Chính phủ vẫn phải phụ thuộc chặt chẽ vào sự lên xuống liên tục của giá dầu mỏ. Dòng vốn FDI chảy vào khu vực, tuy đã có những chuyển biến trong những năm gần đây nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác, chế biến dầu mỏ, khí đốt hoặc các ngành có liên quan.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 5

4.2 Khu vực thương mại tự do Arập

Những nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực trong các nước Arập đã được tiến hành rất sớm, từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Hiệp ước thương mại trung chuyển (1953) là hiệp ước đầu tiên đánh dấu những nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại thông qua việc áp dụng thuế quan ưu đãi cho một số sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Năm 1975, 3 nước Trung Đông là Giooc đa ni, Xi Ri, Irắc và 2 nước Bắc Phi – Ai Cập và Li Bi đã ký kết thành lập thị trường chung Arập. Năm 1981, các nước Arập đã ký kết các hiệp định tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy thương mại nội vùng Arập bao gồm cả việc thiết lập một khu vực Thương mại tự do để tiến hành tự do hoá thương mại, tiến tới thành lập một liên minh Thuế quan. Tuy nhiên sau nhiều trở ngại về kinh tế, chính trị việc thực hiện những sáng kiến này rất hạn chế.

Tháng 2 năm 1997, Liên minh kinh tế Arập đã ký kết một hiệp ước nhằm huỷ bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên. Cho đến năm 2001, Ủy ban kinh tế và xã hội thuộc Liên đoàn Arập đã họp tại Riyad và quyết định thời hạn hoàn thành việc thành lập Khu vực thương mại tự do

Arập mở rộng (GAFTA) năm 2005 với 22 nước thành viên (Cả Trung Đông và Bắc Phi). Mục tiêu của GAFTA là thúc đẩy mạnh mẽ sự “bùng nổ” về kinh tế của các nước thành viên thông qua các chương trình hành động, các chính sách đồng bộ ở tất cả các nước. Tuy nhiên cho đến nay, giống như các liên kết khu vực khác, kết quả đạt được của GAFTA còn rất khiêm tốn. Tỷ lệ trao đổi thương mại giữa các nước thành viên năm 2008 mới chỉ đạt 11%, nguyên nhân chính là do sự giống nhau trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trong khu vực cũng như việc một số nước, tiêu biểu là nhóm GCC, còn đặt ra rất nhiều hàng rào phi thuế quan với cả các mặt hàng xuất xứ từ các nước thuộc GAFTA.‌

III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TRUNG ĐÔNG

1. Trung Đông - Thị trường xuất khẩu mới, rất nhiều tiềm năng

Trung Đông là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các mặt hàng nông sản, các hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao, tuy nhiên muốn tiếp cận, doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực Trung Đông là 5,9% trong năm 2008 và ước đạt 5% trong năm 2009 mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Trong đó, bốn nước đứng đầu về GDP theo đầu người là Cata, Cô Oét, UAE và Ixraen. Theo Vụ châu Phi - Tây Á - Nam Á thuộc Bộ Công Thương, trong năm 2008, toàn khu vực Trung Đông xuất khẩu 1.093 tỉ đô Mỹ và nhập khẩu 541,5 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu 1,2 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu 760 triệu đô la Mỹ từ khu vực này. Vì vậy, tiềm năng khai thác ở thị trường này là khá lớn và còn khá lâu mới đến trạng thái bão hoà. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế của các nước đang được điều chỉnh mở, thông thoáng hơn và hướng hoạt động thương mại, đầu tư của mình sang phía Đông, trong đó có Việt Nam.

Thêm nữa, người tiêu dùng ở Trung Đông khá đa dạng, nhất là tầng lớp trung lưu, chiếm đến 80% dân số. Và theo tập quán tiêu dùng ở đây,

người dân luôn có nhu cầu mua sắm rất lớn, cả với những loại hàng hoá thứ cấp. Khu vực này có nhu cầu lớn về các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu và hàng tiêu dùng như giày dép, dệt mayHiện nay, khu vực còn nhập các mặt hàng có hàm lượng chất xám và hàm lượng lao động cao như hàng điện tử, giày dép, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... Trong đó, có những mặt hàng tăng trưởng tới 88 - 100%.

Mới đây, chương trình hành động thực hiện “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008-2015” đã đặt mục tiêu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với Trung Đông lên 3,1 tỉ USD vào năm 2010 và đạt khoảng 9,6 tỉ USD vào năm 2015. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều bất lợi, nhưng đây hoàn toàn là mục tiêu có thể đạt được.

2. Trung Đông - Cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước Châu Phi.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông trong những năm gần đây ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành lĩnh vực dẫn đầu trong các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Trung Đông. Theo những nghiên cứu có tính dự báo của một số chuyên gia kinh tế trong nước, thị trường Trung Đông và đặc biệt là Dubai sẽ là một trong những thị trường có tính chiến lược của Việt Nam trong những năm tới, đó là một thị trường mang tính mở cao, một “cảng” trung chuyển đầy tiềm năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cung cấp hàng hoá cho các nước trong khu vực mà còn vươn tới các thị trường trọng điểm khác, đặc biệt tại khu vực Bắc Phi, vốn rất gần về địa lý cũng như tương đồng trong văn hoá tiêu dùng. Hàng hoá Việt Nam sau khi được nhập khẩu về Trung Đông, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng được lợi thế của các nhà phân phối bản địa có tiềm lực tài chính mạnh tiếp tục đưa hàng vào các thị

trường khác có nhiều khó khăn hơn về chính sách nhập khẩu, thủ tục hải quan,


3. Trung Đông - Thị trường lao động hấp dẫn

Trung Đông hiện nay là khu vực nhận nhiều lao động nước ngoài nhất thế giới từ trước đến nay. Đặc biệt ở những nước GCC, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vẫn còn rất lớn. Hiện Việt Nam có trên 21.000 lao động tại Trung Đông. Riêng năm 2007, khu vực này đã tiếp nhận hơn 9.000 lao động Việt Nam. Dân số ít, nguồn dầu mỏ dồi dào, lại đang triển khai hàng loạt công trình xây dựng nên các quốc gia này đang rất thiếu lao động. Năm 2008, Trung Đông là điểm nhấn của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam. Việt Nam đã có quan hệ chính thức với tất cả các nước trong khu vực về hợp tác lao động. Theo Hiệp định về hợp tác lao động ký với Cata đầu năm 2008, đến năm 2010, Cata sẽ tiếp nhận 100.000 lao động Việt Nam. Arập Xêút được đánh giá là nước có nhu cầu lao động lớn nhất. Mỗi năm nước này cần khoảng 800.000-900.000 lao động nước ngoài. So với các thị trường khác, thị trường Trung Đông tuy có môi trường làm việc khắc nghiệt hơn, lại có các yêu cầu đặc biệt về văn hoá, xã hội nhưng bù lại, mức lương được trả luôn cao hơn so với các thị trường khác nhiều lần. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các thị trường truyền thống của Việt Nam như Đài Loan, Malaixia, Nga,đang khép lại cánh cửa với lao động nước ngoài thì việc chuyển hướng sang thị trường Trung Đông là một bước đi phù hợp, góp phần giải quyết những khó khăn cho người lao động trong nước.

4. Trung Đông - Cơ hội đầu tư và thu hút đầu tư

Các nước Vùng Vịnh như UAE, Cata, Cô Oét, Arập Xêút gần đây đã đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết và triển khai nhiều dự án lớn ở Việt Nam. Tập đoàn Tamouh nghiên cứu triển khai dự án thành phố Tây Hạ Long trị giá 10 tỉ USD, Tập đoàn Kingdom Hotels Investments (Arập Xêút ) khởi

công xây dựng khách sạn Raffles và khu căn hộ cao cấp tiêu chuẩn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng.... Việt Nam cũng đã ký thoả thuận lập quỹ đầu tư chung với Cata trị giá 1 tỉ USD và với Ôman với giá trị ban đầu là 100 triệu USD. Tổng vốn đầu tư từ các nước trong khu vực vào Việt Nam đến nay đạt trên 10 tỉ USD. Điều đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Đông có tiềm lực tài chính tốt, ít bị ảnh hưởng bới khủng hoảng kinh tế nên tính khả thi của các dự án này là rất cao.

Các nước Trung Đông cũng là nơi các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành đầu tư một cách thuận lợi, đặc biệt là vào ngành dầu khí, vật liệu xây dựng,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký các thoả thuận về hợp tác dầu khí với Ôman, Cata, Baranh. Petro Việt Nam cũng đã dành được một số hợp đồng về thăm dò, khai thác dầu tại Irắc, Iran và hợp tác với nhiều công ty khác để tham gia vào thị trường nhiều triển vọng này. Trước tình hình khai thác dầu trong nước giảm sút cùng với việc khánh thành các nhà máy lọc dầu trong thời gian tới, việc tự chủ được nguồn cung dầu mỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, Trung Đông là một địa điểm đầu tư không thể thiếu trong chiến lược phát triển của ngành dầu khí.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022