Thực Trạng Nhập Khẩu Của Việt Nam Từ Trung Đông

Trung Đông là khu mà nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đang dần chú trọng nhằm đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu.

3. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Đông

Cùng với việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, trong những năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này cũng không ngừng gia tăng, năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng hàng hoá trị giá 760 triệu USD từ Trung Đông trong đó chủ yếu là các mặt hàng như xăng dầu, máy móc thiết bị, chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và phân bón các loại, đó là chưa kể đến các sản phẩm xăng dầu được nhập khẩu qua các nước thứ ba ( chủ yếu qua thị trường Xingapo )


Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Đông giai đoạn 2004-2008

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

Kim ngạch NK

2004

453

2005

592

2006

548

2007

484

2008

760

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Biểu đồ 2: Nhập khẩu từ Trung Đông giai đoạn 2004-2008


gồm Theo số liệu Bảng 10 Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung 1



gồm:

(Theo số liệu Bảng 10)

Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông năm 2008


Chất dẻo nguyên liệu:

Năm 2008, Việt Nam nhập khẩu khoảng 190 triệu Đô la Mỹ chất dẻo

nguyên liệu, một sản phẩm quan trọng của các tổ hợp lọc hoá từ khu vực Trung Đông trong đó đáng kể nhất là từ thị trường Arập Xêút với tổng trị giá gần 120 triệu đô la Mỹ, tiếp theo là UAE: 26,6 triệu USD, Cô Oét: 16,5 triệu USDDự báo trong những năm tới, lượng nhập khẩu mặt hàng này vẫn còn gia tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cho đến khi các nhà máy chế biến sản phẩm này thuộc các tổ hợp lọc dầu ở Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, sẽ lần lượt được đưa vào vận hành.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

Đây cũng là một trong những mặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ thị trường Trung Đông với kim ngạch đạt trên 51 triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu cho các hoạt động công nghiệp, khai khoáng với chất lượng tốt và giá thành tương đối hợp lý so với các mặt hàng cùng loại đến từ Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Trong đó các nước

xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam gồm Iran: 30,5 triệu USD, Ixraen 7,6 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 6,2 triệu USD

Hàng hoá khác

Ngoài những mặt hàng kể trên, trong năm 2008 Việt Nam còn nhập khẩu nhiều mặt hàng khác từ khu vực Trung Đông nhưng khôn lớn và thường chỉ nhập từ một nhà cung cấp ổn định của một số nước trong khu vực như phôi thép (Thổ Nhĩ Kỳ -51 triệu USD), phân bón (Ixraen -40 triệu USD,Cata - 13 triệu USD), sản phẩm hoá chất (Cata -19 triệu USD), vải (Thổ Nhĩ Kỳ-12 triệu USD), lưu huỳnh (Cô Oét-17,6 triệu USD, Iran-16,5 triệu USD), linh kiện ôtô (Thổ Nhĩ Kỳ-14 triệu USD), ôtô dưới 12 chỗ (Ôman-8,4 triệu USD)Ngoài ra là một số mặt hàng khác như vải từ Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, thép phế liệu từ Cô Oét, Cata, các sản phẩm sắt thép (chất lượng cao, phục vụ cho công nghiệp) từ Ixraen, Thổ Nhĩ Kỳ, một số loại nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,

Trong thời gian tới, dự kiến nhập khẩu từ Trung Đông sẽ tiếp tục tăng nhưng vẫn thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng có thể tăng trưởng nhiều nhất trong thời gian tới có thể là dầu thô phục vụ cho các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam, các loại hoá chất, nguyên phụ liệu của một số ngành, máy móc thiết bị công nghiệp,

II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

1. Thổ Nhĩ Kỳ

1.1 Tổng quan về thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và quan hệ thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đất rộng người đông, với số dân 72 triệu người (2007) và diện tích 779.452 km2 nằm trên hai đại lục Á - Âu, có eo biển Bosphor nối biển Đen với Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên con đường giao nhau giữa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Đặc

điểm từ xa xưa đã là một lợi thế chiến lược giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng hoạt động thông thương và buôn bán với thế giới bên ngoài cũng như phát triển kinh tế. Với lịch sử và văn hoá mang cả hai đặc điểm của Châu Á và Châu Âu hoà quyện lẫn nhau, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn và người Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã nổi tiếng với các hoạt động thương mại. GDP năm 2007 của Thổ Nhĩ Kỳ là 656,4 tỷ USD đứng thứ 16 trong 30 nước OECD và GDP bình quân đầu người đạt 9300USD/ năm, dự trữ ngoại tệ 108,2 tỷ USD. Tuyệt đại đa số dân Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi trong đó lực lượng lao động gồm 25.3 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp năm 2007 là 10,2 %. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, NATO, WTO, WB, IMF, OECD,và đang trên con đường đàm phán để trở thành thành viên đầy đủ của EU

Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn nhất trong khu vực Trung Đông, có tiềm năng lớn trong hợp tác thương mại và có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thị trường tiêu thụ và trung chuyển đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam như: gạo, cao su, hạt tiêu, chè, hàng dệt may và da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệNgược lại Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng cung cấp những mặt hàng phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam với chất lượng và giá cả hợp lý như : phôi thép, sắt thép, vật liệu xây dựng, hóa chất, phụ tùng ô tô,Ngoài ra Việt Nam cũng có thể xem xét khai thác một số thế mạnh của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chế biến nông sản và thực phẩm, dệt may và du lịch

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ mới có từ năm 1993 trở lại đây. Tuy nhiên đến tháng 8 năm 1997 hai nước mới thực sự có quan hệ kinh tế thương mại chính thức thông qua việc ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại. Tháng 11 năm 1999, Việt Nam đặt Văn phòng đại diện thương mại tại Istambul và đây là cơ quan thường trú đầu tiên của Việt

Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi có quan hệ thương mại chính thức đến nay, hai nước đã tiến hành 4 lần họp UBHH Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ. Lần gần đây nhất được tổ chức vào tháng 11 năm 2008 tại Ankara. Tại các kỳ họp của Ủy ban này, hai bên đã ký được các văn kiện tạo thêm các khung pháp lý cho hoạt động kinh tế thương mại như: Hiệp định hợp tác Du lịch, Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường, Thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký các hiệp định và văn kiện quan trọng như Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật ( 8/2007), Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại (2/1998), Thoả thuận về hợp tác nông nghiệp(3/2000) và Thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ – Việt Nam.

1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua phát triển rất tốt đẹp. Đáng chú ý là kỳ họp thứ 4 của UBHH Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tại Ankara tháng 11 năm 2008 đã diễn ra thành công tạo đà cho 2 nước tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp hai nước đã thu hút được những kết quả tích cực với nhiều hợp đồng được ký kết.

Bảng 11: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2004-2008

(Đơn vị: Triệu USD)


Năm

Tổng kim

ngạch XNK

Việt Nam XK

sang Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam NK từ

Thổ Nhĩ Kỳ

2004

76,8

46,0

30,8

2005

103,1

60,2

42,9

2006

170,1

141,8

28,3

2007

243,1

201,8

41,3

2008

442,5

333

109,5

(Nguồn: Tổng cục hải quan hàng năm)

Từ năm 1993-1999, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa hai nước đã có nhưng còn ở mức rất thấp, chỉ khoảng từ vài trăm nghìn đến vài triệu USD. Kể từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng rất mạnh, cụ thể năm 2002/2001: tăng 80%, 2003/2002: tăng 43%, 2004/2003: tăng 46%, 2005/2004: tăng 37%, 2006/2005: tăng 136%,

2007/2006: tăng 42% và gần đây nhất 2008/2007: tăng 65%. Hiện nay Việt Nam xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ các sản phẩm như máy vi tính, sản phẩm điện tử, gạo, cao su, giày dép, hàng dệt may, chè, cà phê, sản phẩm thủ công nghiệpvà nhập khẩu phụ tùng máy móc các loại, nguyên phụ liệu dược phẩm, tân dược, các sản phẩm hoá chất.

Bảng 12: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008.

STT

Tên Hàng XK

Trị Giá (USD)

Tên Hàng NK

Trị Giá (USD)

1

Sắt thép các loại

60.092.711

Chất dẻo nguyên liệu

2.635.520

2

Sản phẩm chất dẻo

48.516.532

Sản phẩm hoá chất

2.897.205

3

Hạt điều

1.742.709

Phôi thép

51.734.903

4

Hàng hoá khác

30.699.553

Linh kiện ô tô các loại

16.790.285


5

Cà phê


1.253.109

Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

6.171.654


6


Giày dép các loại


19.663.804


Hàng hoá khác

9.211.030


7


Gạo

1.579.620

Thức ăn gia súc các loại

1.320.510


8


Sản phẩm dệt may

26.327.004


Vải

12.557.703

9

Hạt tiêu

6.034.936

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày


1.424.385


10


Gỗ & sản phẩm gỗ


6.727.847


Tân dược


912.759


11

Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù

2.151.808




12

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện


5.496.117




13


Cao su

21.700.042



(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, 2008)

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi theo hướng tích cực. Nếu như từ trước năm 1999, xuất khẩu nông sản thô

chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước thì từ năm 2000 trở lại đây cơ cấu này đã dần thay đổi, mặt hàng công nghiệp đã chiếm tỷ trọng cao hơn với mức tăng ngày càng nhanh, cụ thể: năm 2000: chiếm 55%, năm 2005: chiếm 84%, năm 2007: chiếm hơn 90%. Trong cơ cấu ngoại thương với Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Năm 2006, xuất siêu đạt xấp xỉ 110 triệu USD, năm 2008 con số này là gần 120 triệu USD. Tuy vậy trao đổi thương mại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Hai nước còn rất nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như đóng tàu, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí,

Theo thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, năm 2008, Việt Nam nhập khẩu 109,5 triệu USD hàng hoá từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là phôi thép: 51,8 triệu USD, linh kiện ô tô 16,7 triệu USD, vải các loại 12,5 triệu USD,máy móc thiết bị và phụ tùng: 6,7 triệu USD , chất dẻo nguyên liệu 2,6 triệu USD, hoá chất 1,9 triệu USD

Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất mong muốn đấy mạnh hợp tác kinh tế – thương mại với Việt Nam, coi Việt Nam là bàn đạp để xâm nhập các thị trường khác trong ASEAN. Các doanh nghiệp nước này đang ngày càng tích cực đi khảo sát thị trường Việt Nam nhằm tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn có tiềm năng lớn ở khu vực Trung Đông, mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quan tâm đúng mức và chưa hiểu biết nhiều về thị trường và các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

1.3. Triển vọng hợp tác

Trong những năm tới đây, Việt Nam và Thỗ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước. Với những bước phát triển mới, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước dự tính sẽ đạt tới 1 tỷ USD vào cuối năm 2010, năm cuối cùng trong kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 9 của Thổ Nhĩ Kỳ. Với kim ngạch nhập khẩu lên tới hơn 100 tỷ USD mỗi năm và dự kiến đến 2015 là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022