Hàng Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Hàng Điện Tử, Máy Tính Và Linh Kiện

Hồ tiêu

Hiện nay trên thị trường thế giới nói chung và thị trường các nước Trung Đông nói riêng, tiêu đen của Việt Nam hiện là mặt hàng rất được ưa chuộng do những đặc tính về chất lượng, hương vịhơn hẳn các nguồn hàng cùng loại từ Malaysia, Inđônêxia. Tại Trung Đông, hạt tiêu Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu vào Dubai, số lượng chiếm tới khoảng hơn 30% lượng tiêu thông dụng nhập khẩu vào thị trường này hàng năm. Từ Dubai, hạt tiêu Việt Nam đã được tái xuất sang các nước xung quanh, bao gồm cả một số nước Bắc Phi. Hiện nay, nhu cầu tiêu qua chế biến của thị trường này đang ngày càng gia tăng, do đó các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, từ mức 9,344 triệu USD năm 2005 lên mức 22,412 triệu USD năm 2008. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu cũng đã thâm nhập vào các thị trường khác ở khu vực này như Ixraen, Arập Xêút , Yêmen,Thổ Nhĩ Kỳ,và đều đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 2005, lượng tiêu nhập khẩu từ Việt Nam của Ixraen có giá trị 1,2 triệu USD, năm 2008 lên mức 2,1 triệu USD, ở Arập Xêút con số trên lần lượt là 1,8 triệu và 2,5 triệu USD.

Hạt điều

Trung Đông có thể coi là thị trường mới đầy tiềm năng cho hạt điều Việt Nam. UAE đã tiêu thụ mặt hàng này từ năm 2001 nhưng với kim ngạch rất ít ỏi. Bắt đầu từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam mới tăng mạnh lên mức 1,46 triệu USD. Năm 2005, Ixraen trở thành nhà nhập khẩu hạt điều Việt Nam lớn nhất trong khu vực với trị giá lên tới 5,2 triệu USD và năm 2008, gấp hơn 2 lần con số đó với 10.9 triệu USD. Nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam trong năm 2008 của một số nước Trung Đông khác như sau: UAE: 5,9 triệu USD; Li Băng: 4 triệu USD; Arập Xêút : 2,1 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,8 triệu USD. Hạt điều Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao và có giá cả khá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước

xuất khẩu hạt điều khác trên thế giới, do đó, tiếp theo xu hướng của thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trên của Việt Nam sẽ còn có cơ hội tăng nhanh trong thời gian tới.

Chè

Từ đầu những năm 1990, chè Việt Nam đã được nhập khẩu vào thị trường Irắc. Trong năm 1995, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này 6.427 tấn chè, trị giá 8 triệu USD, năm 1996 tăng lên 11 triệu USD. Đến năm 1997, chè Việt Nam đã xuất hiện thêm ở một số thị trường khác trong khu vực như UAE và Ixraen với tổng kim ngạch đạt trên 22 triệu USD, năm 1998 đạt trên 29 triệu USD, năm 1999 đạt 19,5 triệu USD (do sự sụt giảm lớn về lượng từ các nhà nhập khẩu Irắc); năm 2000, kim ngạch xuất khẩu chè tăng đột biến trở lại lên mức 31 triệu USD. Những năm sau đó do ảnh hưởng của cuộc chiến Irắc, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào Trung Đông đã sụt giảm mạnh và chỉ bắt đầu phục hồi vào năm 2005. Năm 2008, xuất khẩu chè của Việt Nam sang UAE đạt 7,8 triệu USD ( năm 2005:2,1 triệu USD); sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,5 triệu USD ( năm 2005:1,6 triệu USD); sang Arập Xêút đạt 3,3 triệu USD ( năm 2005:465.000 USD)

Những số liệu trên cho thấy mặc dù mức tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường Trung Đông có những thay đổi bấp bênh tuỳ thuộc vào tình hình chính trị – xã hội bất ổn nhưng nhìn chung chè Việt Nam đang dần tìm thấy thị trường tại khu vực này. Trong những năm tới, với sự đầu tư vào một số dây chuyền chế biến chè hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường Trung Đông, cộng với sự cải thiện trong tình hình Irắc, chắc chắn kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào Trung Đông sẽ còn gia tăng đáng kể.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Đến trước năm 2003, các sản phẩm sữa của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được sang thị trường Irắc với giá trị khá lớn. Năm 2001 thị trường này nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

khẩu một lượng sữa từ Việt Nam với trị giá 162 triệu USD, năm 2002 là 81,4 triệu USD và năm 2003 còn 63.2 triệu USD. Sau đó do ảnh hưởng của chiến tranh, xuất khẩu mặt hàng này vào Irắc cũng gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng gần đây đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Năm 2008, Irắc nhập khẩu khoảng 30,5 triệu USD các sản phẩm sữa từ Việt Nam. Cũng trong thời kỳ này sản phẩm sữa của Việt Nam cũng đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường khác như UAE, Arập Xêút, Cô Oétcũng trong năm 2008 Việt Nam xuất khẩu 23,4 triệu USD các sản phẩm sữa sang Cô Oét. Con số này của UAE mới chỉ đạt khoảng 300000 USD nhưng đây là thị trường rất tiềm năng do luôn được coi là cửa ngõ đi vào các thị trường rộng lớn khác trong khu vực.

Thuỷ, hải sản

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 7

Trong bối cảnh gặp khó khăn khi tìm đường xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản, hải sản là mặt hàng Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu vào Trung Đông và hứa hẹn sẽ còn gia tăng nhanh hơn nữa, trước hết là thị trường UAE. Năm 2004 xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam vào thị trường này mới đạt trên 1 triệu USD thì đến năm 2006 đã tăng lên 14 triệu USD và mới đây nhất, năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng này vào UAE với trị giá đạt gần 30 triệu USD. Tại các thị trường khác, việc xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam cũng gặp nhiều thuận lợi với kim ngạch đang gia tăng rất nhanh. Tại thị trường Arập Xêút, xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam năm 2006 đạt 60000 USD, năm 2008 tăng lên 24 triệu USD, trở thành nhà nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực. Các nước có mức nhập khẩu thuỷ hải sản lớn có xuất xứ từ Việt Nam năm 2008 là Ixraen:18,8 triệu USD; Li Băng: 12,4 triệu USD, Gioóc đa ni: 12,4 triệu USD, Cô Oét: 6,1 triệu USDHiện nay Việt Nam mới xuất khẩu vào thị trường này tôm, cua, cá basa tươi sống và đông lạnh. Đây là những mặt hàng hoàn toàn được miễn thuế vào thị trường các nước trong khu vực.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam phải giữ được uy tín về chất lượng các mặt hàng này do các yếu tố về dư lượng kháng sinh, sử dụng chất kích thích, môi trường nuôi trồng, tránh để lặp lại tình trạng bị gián đoạn như thị trường Ai Cập tháng 3 năm 2009.

2.2 Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hàng điện tử, máy tính và linh kiện

Trước đây, trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, các mặt hàng điện tử hầu như không có trong danh mục các loại hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử trong nước và nhu cầu đang ngày một gia tăng ở các nước Trung Đông nên hàng điện tử Việt Nam đã có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường này và bắt đầu tăng mạnh. Năm 2005, xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam vào UAE đạt 30,2 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 8,3 triệu USD, Arập Xêút 2,32 triệu USD và Ixraen 1,2 triệu USD. Năm 2008, lượng hàng này vào UAE đã lên tới 67 triệu USD, Arập Xêút 3,5 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ giảm còn 5,5 triệu USD và Ixraen là 1,4 triệu USD. Ngoài ra hàng điện tử, máy tính và linh kiện máy tính của Việt Nam cũng đã được xuất sang một số thị trường mới trong khu vực như Iran, Li Băng,...tuy nhiên số lượng không nhiều và không đều do sự thiếu thông tin của doanh nghiệp hai nước. Đây là vấn đề cần được tháo gỡ kịp thời vì Việt Nam đang ngày càng gia tăng việc sản xuất mặt hàng này và nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng rất lớn.

Dệt may

Những năm vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may trong việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường thế giới. Khu vực Trung Đông mặc dù là một thị trường mới mẻ không chỉ đối với ngành dệt may nhưng nhờ những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hợp lý, mặt hàng các sản phẩm dệt may Việt Nam đã ngày càng thâm nhập được vào thị trường này. Các thị trường chủ yếu của ngành dệt may ở Trung Đông là UAE, Irắc, Iran,

Thổ Nhĩ Kỳ và Ixraen. Năm 1999 đánh dấu sự xuất hiện của hàng dệt may trong khu vực với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 triệu USD. Năm 2000 tăng lên 1,9 triệu USD. Đến năm 2003, ngành dệt may xuất khẩu lượng hàng có giá trị gần 10 triệu USD vào Trung Đông trong đó riêng UAE đã chiếm tới hơn 80%. Năm 2005, nước này tiếp tục nhập khẩu 23,5 triệu USD hàng dệt may Việt Nam, các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ đạt 5,6 triệu USD. Arập Xêút đạt 8 triệu USD. Năm 2008 là năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông với tổng trị giá hơn 100 triệu USD. Thành công này là do những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước do những ảnh hưởng tiêu cực từ một số thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu. Trong năm này, các nước nhập khẩu dệt may chính từ Việt Nam bao gồm UAE: 40 triệu USD, Arập Xêút 29 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 27 triệu USDDoanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Trung Đông là công ty dệt may Thái Tuấn. Về mặt hàng vải, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ là 2 thị trường lớn nhất trong khu vực. Tuy vậy gần đây tại các thị trường này đã xuất hiện một lượng không nhỏ hàng nhái của Việt Nam với mẫu mã tương tự nhưng chất lượng thua sút rất nhiều. Điều này có thể khiến hàng Việt Nam mất dần uy tín với người tiêu dùng trong khu vực.

Giày dép

Từ năm 2001, mặt hàng giày dép của Việt Nam được xuất vào Trung Đông vẫn chủ yếu qua thị trường UAE, từ đây được tái xuất tới thị trường Châu Phi và các nước khác trong khu vực. Dubai là thị trường lớn trong khu vực, tập trung các đầu mối nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều nước khác như Trung Quốc, Ân Độ, Băng la đét,tuy nhiên hàng Việt Nam vào đây hầu hết mới là giày dép phụ nữ và trẻ em. Muốn gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì khâu nghiên cứu thiết kế mẫu mã rất quan trọng. Đây là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến ra thị trường quốc tế. Hội chợ Motexha

chuyên về dệt may và giày dép được tổ chức 2 năm 1 lần là cơ hội quan trọng cho việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy mức tăng trưởng xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường Trung Đông chưa ổn định, có năm cao năm thấp nhưng nhìn chung đây là thị trường rất tiềm năng cho mặt hàng này và đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Cụ thể xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Trung Đông năm 1999 có kim ngạch đạt 7,5 triệu USD, năm 2000 giảm xuống hơn 1/2 chỉ còn 2,9 triệu USD, năm 2001 tăng trở lại đạt 3.8 triệu USD, năm 2002 đạt 4,9 triệu USD và năm 2003 là 7 triệu USD. Đến năm 2005, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Trung Đông đã có bước tiến quan trọng, riêng xuất khẩu vào thị trường Dubai (UAE) đã đạt 10,5 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 13,2 triệu USD, Ixraen đạt 6,8 triệu USD. Tiếp tục xu hướng tăng chung của các mặt hàng dệt may và da giày xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, năm 2008, UAE đã nhập khẩu 24,5 triệu USD giày dép từ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ: 20 triệu, Ixraen: 8 triệu USD và Arập Xêút : 2,5 triệu USD.

Gỗ và các sản phẩm gỗ

Hiện nay, mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ Việt Nam đang rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông. Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Đông vào năm 2001, trước tiên là vào hai thị trường Irắc và UAE với kim ngạch đạt 809000 USD, năm 2002 tăng lên 2,5 triệu USD, năm 2003 là 1,9 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Đông năm 2003 giảm sút là do Irắc chỉ còn nhập khẩu với lượng hàng bằng 1/3 so với năm 2002. Các sản phẩm được ưa chuộng ở các thị trường này gồm các loại đồ gỗ lưu niệm (tượng gỗ, bình trang trí,), bàn ghế khảm trạm, gỗ lũa, ngoài ra là các sản phẩm đồ gỗ dùng cho văn phòng.

Tại Dubai, trung tâm thương mại lớn nhất của khu vực Trung Đông hàng năm đều tổ chức các hội chợ thương mại là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá và ký các hợp đồng xuất khẩu với các doanh nghiệp. Hội chợ

đồ gỗ và nội thất lớn nhất là hội chợ INDEX được tổ chức vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm, là nơi gặp gỡ và giao lưu của rất nhiều các tên tuổi lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ của Việt Nam đã coi thị trường Dubai là cửa ngõ để tái xuất các sản phẩm này vào các nước khác trong khu vực. Năm 2006, xuất khẩu đồ gỗ vào UAE đạt 4,5 triệu USD; năm 2008 đạt 7,3 triệu USD; sang Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 đạt 3,2 triệu USD, năm 2008 lên mức 6,8 triệu USD. Ngoài ra một số thị trường khác cũng đang dần chấp nhận mặt hàng đồ gỗ có xuất xứ Việt Nam như Ixraen, Arập Xêút , Li Băng, Gioóc đa ni,

Đồ nhựa và chất dẻo các loại

Người tiêu dùng khu vực Trung Đông có thói quen dùng đồ nhựa gia dụng như ca, cốc, thìa, đĩa, bình nước, gạt tànđặc biệt là các loại đĩa thường có nhu cầu rất lớn được sử dụng trong các bữa ăn do người theo đạo Hồi thường có thói quen ăn trực tiếp bằng tay. Trị giá xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và khu vực Trung Đông hiện nay chưa lớn, chủ yếu tập trung vào UAE và Irắc. Còn về mặt hàng chất dẻo các loại, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là nước nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam trong khu vực với kim ngạch năm 2008 đạt xấp xỉ 6 triệu USD, tiếp theo là UAE 2,9 triệu USD, Iran 2,1 triệu USD, Arập Xêút 2 triệu USD. Nhìn chung đối với các mặt hàng này, nhu cầu của thị trường Trung Đông cũng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế do những bất lợi về thông tin, mẫu mã cũng như giá thành sản phẩm khi gặp phải sự cạnh tranh từ hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,

Sắt thép các loại

Trong những năm vừa qua, với việc giá dầu tăng lên một cách nhanh chóng, GDP của các nước Trung Đông cũng không ngừng được nâng cao. Do đó nhu cầu về các loại sắt thép phục vụ cho ngành xây dựng bao gồm cả xây dựng công cộng và xây dựng của tư nhân là rất lớn, đặc biệt là ở các nước

GCC, những nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá dầu mỏ. Mặc dù vậy do năng lực sản xuất có hạn của các nhà máy, khu vực này hàng năm vẫn phải phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm sắt thép từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc,Gần đây, với việc đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép của các doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực có vốn đầu từ nước ngoài, chỉ riêng năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn các sản phẩm này sang Trung Đông trong đó đứng đầu phải kể đến các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ: 63 triệu USD, Iran: 25 triệu USD, Gioóc đa ni: 23 triệu USD, Cata: 14 triệu USD,Theo dự báo, đây là khu vực ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay và nhu cầu đầu tư xây dựng vẫn rất lớn, do đó cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn bỏ ngỏ.

2.3 Hàng hoá khác

Ngoài các mặt hàng kể trên, một số mặt hàng khác cũng có nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường khu vực Trung Đông, trước mắt hầu hết thông qua Du bai – trung tâm thương mại của toàn khu vực. Các mặt hàng này bao gồm thực phẩm chế biến (mỳ ăn liền, dầu ăn), sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ gốm, túi xách, va li, mũ, ô, dù, đồ chới trẻ em, các sản phẩm từ mây tre, cơm dừa, dây và cáp điện,

Có thể thấy rằng trong khoảng 3 năm trở lại đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông ngày càng có sự đa dạng về chủng loại, bởi nhu cầu của các nước Trung Đông và các nước nhập khẩu qua khu vực này về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng mạnh. Hơn nữa, nếu như trước kia, hàng hoá của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu là tìm đến thị trường Irắc thông qua các chương trình của Liên Hợp Quốc thì hiện nay các mặt hàng của Việt Nam đã có nhiều điểm đến hơn với các đầu mối nhập khẩu quan trọng ở UAE, Thổ Nhĩ Kỳ,Ngày càng có nhiều các công ty Việt Nam và các doanh nghiệp Trung Đông tăng cường các mối quan hệ đối tác trực tiếp, mở rộng quan hệ buôn bán và đầu tư. Rõ ràng trong điều kiện hiện nay,

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí