So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Trong Thủ Tục Xnk Của Trung Đông Với Các Khu Vực Đang Phát Triển Khác (Năm 2008).

mại, cải thiện môi trường đầu tư tư nhân... Tuy nhiên, với những bất ổn chỉnh trị, đặc biệt là cuộc xung đột Hezbolla – Ixraen, những cải cách đó đang gặp phải thách thức vô cùng to lớn.

Đối với nhóm nước giàu tài nguyên và dư thừa lao động, cải cách kinh tế được tiến hành muộn hơn nhóm nước nghèo tài nguyên. Các cuộc cải cách ở những nước này cũng diễn ra rất chậm chạp và rời rạc. Iran tiến hành cải cách kinh tế ngay sau khi kết thúc cuộc chiến Iran – Irắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai, trong các lĩnh vực tài chính, thương mại, đầu tưSau đó cải cách kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đã bị gián đoạn một thời gian và chỉ được tái khởi động sau khi Tổng thống theo đường lối ôn hoà Khatami lên nắm quyền. Gần đây, Iran đã tiến hành điều chỉnh giá năng lượng thông qua việc duy trì cơ cấu trợ cấp cao hơn. Cải cách trong hệ thống tài chính – ngân hàng cũng đã được thực hiện nhưng hiệu quả rất thấp. Xiri bắt đầu chương trình tự do hoá thương mại và đầu tư từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên những biện pháp này không ổn định do liên tục có những thay đổi bất thường nhất là những thay đổi bất lợi trong chính sách thương mại đầu tư theo hướng tăng mạnh tỷ giá hối đoái, nâng cao các biện pháp bảo hộ phi thuế và hạn chế chương trình cải cách cơ cấu, gây trở ngại cho hoạt động thương mại. Năm 2000, chính phủ một lần nữa tiến hành cải cách trong các lĩnh vực thương mại đầu tư, thúc đẩy kinh tế tư nhân nhưng những kết quả đạt được cũng rất thấp, một phần do nguyên nhân từ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.

Đối với nhóm 6 nước giàu tài nguyên thiên nhiên và khan hiếm lao động thuộc Cộng đồng hợp tác Vùng Vịnh, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu hết các nước này đã bắt đầu thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu và phục hồi doanh thu do thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ giảm mạnh. Tuy vậy mức thâm hụt ngân sách vẫn ở mức rất cao, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh 1990-1991. Vào năm 1995, các nước GCC đã ban hành một loạt các kế hoạch trung hạn nhằm cân đối ngân sách

đến năm 2000, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hệ thống tài chính quốc gia, đầu tư cho các ngành dịch vụ du lịchQuốc gia lớn nhất trong GCC là Arập Xêút tiến hành cải cách muộn hơn, đến tận năm 1999 và cũng chỉ đạt hiệu quả ở mức hạn chế. Mặc dù nước này đã áp dụng chính sách thương mại mở cửa hơn, tăng mạnh trợ cấp cho khu vực sản xuất, nhưng những ngành sản xuất phi dầu mỏ- vốn thuộc sở hữu Nhà nước vẫn hoạt động rất kém hiệu quả, trở thành gánh nặng cho cả nền kinh tế. Hiện nay, Arập Xêút đang xem xét lại một loạt các chương trình cải cách cơ cấu trong các lĩnh vực như tư nhân hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư, đa dạng hoá cơ cấu ngành kinh tế. Tại các nước GCC khác, các chương trình cải cách cơ cấu chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực cải cách thủ tục hải quan nhằm hạ thấp tỷ lệ thuế quan, tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm lao động cũng là một vấn đề hạn chế khả năng phát triển, khiến khu vực này ngày càng phải gia tăng tiếp nhận lao động nhập cư. Công nhân từ Giooc đa ni, Li Băng, Yêmen, Xi Ri, Palextin nhập cư ồ ạt vào các nước GCC giàu có tài nguyên, đặc biệt là Arập Xêút . Dòng lao động nhập cư vào GCC bắt đầu từ sự bùng nổ dầu lửa vào thập kỷ 1970 và tăng nhanh trong những thập kỷ sau đó. Năm 1975, tỷ lệ lao động nhập cư vào GCC chiếm 35%, đến năm 1995 tăng lên 40% lực lượng lao động. Năm 2007, con số này ở một số nước như UAE, Cata lên tới hơn 60%.

2. Chính sách thương mại của các nước Trung Đông

Cho đến trước những năm 90 của thế kỷ trước, việc làm thủ tục NK đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Trung Đông gặp rất nhiều khó khăn. Để được xuất khẩu vào các nước này, các doanh nghiệp phải mất thời gian từ 2-3 tháng để hoàn thành các chứng từ cung cấp cho các cơ quan hải quan của nước sở tại. Bên cạnh đó là việc duy trì hàng rào thuế quan ở mức cao (trên 40%) và nạn tham nhũng trong các cơ quan Hải quan đã khiến

các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này.

Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, những chi phí cho giao dịch thương mại quá cao của khu vực đã khiến cho độ “mở” của nền kinh tế Trung Đông đạt thấp. Chi phí thương mại ( trừ thuế quan và thuế trong nước đánh vào hàng nhập khẩu) trung bình đã chiếm tới 10,6% giá trị thương mại của khu vực. Các thủ tục hải quan rườm rà, tình trạng tham nhũng của các ngành dịch vụ công cộng làm tăng thêm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Từ năm 2000 trở lại đây, với việc tham gia các khu vực mậu dịch tự do, đồng thời đáp ứng yêu cầu chung của việc phát triển ngoại thương và phù hợp với các cam kết quốc tế, các nước Trung Đông đã có nhiều chính sách cởi mở hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, cải cách thủ tục hải quan, hạ mức thuế quan áp dụng cho hàng nhập khẩuNăm 2006, Trung Đông được WB đánh giá xếp thứ hai trong nhóm các nước đang phát triển có những tiến bộ trong cải cách thuế quan tính từ năm 2000. Xuất phát từ mục đích tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi theo định hướng xuất khẩu và khuyến khích đầu tư cho khu vực tư nhân, trừ GCC có hàng rào phi thuế quan tương đối cao, các nước nghèo tài nguyên trong khu vực đã cố gắng giảm bớt những trở ngại này và do đó đã đạt được những tiến bộ trong tạo lập môi trường kinh doanh mở. Tuy nhiên, với một số mặt hàng nhạy cảm, nhiều hàng rào phi thuế quan cũng đã được đặt ra nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Bảng dưới đây đã thống kê một số chỉ tiêu trong tiến hành thủ tục XNK ở các nước Trung Đông và các khu vực đang phát triển khác trên thế giới. Qua đó có thể thấy, thời gian hoàn thành các loại chứng từ cần thiết cho nhập khẩu vào thị trường này vẫn lên tới 30 ngày, thấp hơn khu vực Đông Âu và Cận Xahara nhưng cao hơn so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Mỹ La tinh và Caribê. Tương tự số chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu vào Trung Đông cũng nhiều hơn hai khu vực trên và ít hơn hai khu vực vốn luôn bị các nhà xuất

khẩu nước ngoài than phiền về sự quan liêu trong công tác hải quan là Đông Âu và Cận Xahara.

Bảng 6: So sánh một số chỉ tiêu trong thủ tục XNK của Trung Đông với các khu vực đang phát triển khác (năm 2008).


Khu vực

Thời gian hoàn thành

các chứng từ (ngày)

Số chứng từ cần thiết

NK

XK

NK

XK

Trung Đông

30

25

8,1

7,1

Mỹ La tinh và Caribê

27

22

7,7

6,8

Châu Á TBD

24

23

7,2

6,0

Đông Âu

32

31

8,5

6,5

Cận Xahara

50

36

9,3

8,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 4

(Nguồn: WB, 2008 MENA economic developments and Prospect)

Một số quốc gia Trung Đông đang tập trung phát triển ngành sản xuất khác ngoài dầu mỏ vì vậy họ đã đặt ra khá nhiều rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, nhất là các rào cản kỹ thuật. Chẳng hạn, hàng hoá muốn vào Thổ Nhĩ Kỳ phải có giấy kiểm soát chất lượng nhập khẩu do các cơ quan chức năng của nước này cấp để thay thế giấy phép nhập khẩu, kể cả hàng hoá có chứng nhận quốc tế. Cụ thể, thực phẩm chế biến chỉ được nhập khi có giấy chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn; dược phẩm, hoá mỹ phẩm phải có giấy chứng nhận của Bộ Y tế còn hoá chất thì do Bộ Môi trường và Lâm nghiệp cấp.

Ở các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) bao gồm Arập Xêút, UAE, Cô Oét, Ôman, Baranh, Cata, giấy phép nhập khẩu khá phức tạp. Ví dụ như tại Cata quy định người nhập khẩu phải là công dân Cata còn tại Arập Xêút trong quá trình nhập khẩu đòi hỏi giấy phép nhập khẩu đặc biệt cho từng mặt hàng cụ thể. Ixraen thì công bố hạn ngạch nhập khẩu mỗi năm

và thủ tục hải quan hết sức phức tạp, rườm rà. Trong khi đó, Iran, vì chưa là thành viên WTO, nên sử dụng rào cản thuế. Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, Iran đã tăng thuế nhập khẩu hàng hoá trung bình 56%, trong đó thuế nhập khẩu hàng viễn thông, linh kiện điện tử tăng 70%.

Với những rào cản nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thông tin cụ thể, chính xác thông qua các thương vụ, tham tán thương mại của Việt Nam ở những thị trường này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tìm được các đối tác tin cậy, tránh được rủi ro trong thanh toán.

Doanh nghiệp cũng nên hợp tác chặt chẽ với đối tác là nhà nhập khẩu địa phương để đáp ứng đầy đủ những quy định, nắm bắt những thay đổi và cùng tìm cách giải quyết khi sự cố xảy ra. Chẳng hạn, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ được mang hàng về nước khi có giấy từ chối nhận hàng của nhà nhập khẩu còn nếu hàng hoá tại cảng quá 40 ngày sẽ bị xung vào công quỹ. Đây là những đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã từng xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật Bản cần lưu ý.

3. Hoạt động ngoại thương của các nước Trung Đông

Trong cơ cấu hoạt động ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Đông vẫn là dầu thô và các sản phẩm hoá dầu hoặc có chiết xuất và liên quan tới dầu thô. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng lương thực thực phẩm và máy móc thiết bị. Có thể nói, dầu mỏ là động lực phát triển hay nói cách khác chính là xương sống của nền kinh tế các nước Trung Đông. Mặc dù vậy, các nước Trung Đông hiện đang có những cải cách cơ cấu để giảm sự phụ thuộc nhất định của nền kinh tế vào dầu mỏ.

Trong thập niên 1990, hầu hết các nước trong khu vực đã hạ thấp các hàng rào thuế quan và phi thuế quan so với thời kỳ trước đó, nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới và điều đáng nói là lại đang có xu hướng gia tăng trở lại, dẫn đến tình trạng bảo hộ thương mại cao. Nếu như trong những năm 50 của thế kỷ trước, tốc độ tăng trưởng thương mại

hàng năm của khu vực Trung Đông được đánh giá là cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới thì bắt đầu từ những năm 1980, tốc độ tăng trưởng đã giảm nhanh chóng. Tài nguyên dầu lửa đã giúp khu vực này có tỷ lệ Xuất khẩu/GDP cao, từ đó kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, sự lên xuống thất thường của giá dầu có tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại của toàn khu vực. Trong giai đoạn 1973-1985, khi giá dầu tăng gấp 4 lần, tỷ lệ của xuất khẩu dầu mỏ trên GDP của các nước này tăng mạnh, tuy nhiên sau đó đã giảm xuống cùng với sự sụt giảm về giá dầu trên thị trường thế giới. Mặc dù một số nhà xuất khẩu dầu mỏ nhỏ thuộc GCC như Baranh, Ôman, UAE đã đạt được một số thành công nhất định trong việc đa dạng hoá cơ cấu hàng xuất khẩu, nhưng ở các nước nghèo tài nguyên hơn (Giooc đa ni), và các nước có nguồn lao động dồi dào ( Iran, Xi Ri), hoạt động ngoại thương tiếp tục xu hướng giảm. Xuất nhập khẩu chiếm tới 100% GDP của khu vực Trung Đông vào giữa thập kỷ 1960 giảm xuống còn 60% vào những năm 1980 và hơn 50% vào năm 2007.

So sánh với các khu vực khác trên thế giới, tình hình của Trung Đông có sáng sủa hơn so với Châu Phi nhưng vẫn bị đánh giá là đang mất dần những cơ hội hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại toàn cầu. Mặc dù giữa các nền kinh tế của các nước Trung Đông có những đặc trưng có thể bổ sung cho nhau, như giữa các nước có sự khác nhau tương đối về nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động và các nước giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động, nhưng hai nhóm này thực tế không bổ sung được cho nhau.Trong hơn một thập kỷ qua, trong khi toàn cầu hoá thương mại diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương thì các nước này lại đã mất đi phần lớn những cơ hội, đặc biệt là những nước giàu tài nguyên và lao động, cũng như các nước GCC. Họ đã không thể hoàn thành các mục tiêu về chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu

Đến nay hầu hết các nước Trung Đông đã gia nhập WTO, tuy nhiên trong các hội nghị của tổ chức này, vấn đề mở cửa thị trường, phá bỏ những hàng rào bảo hộ đối với một số sản phẩm của khu vực vẫn bị phê phán gay gắt. Xu hướng liên kết khu vực của các nước này vẫn còn rất hạn chế. Và để khắc phục tình trạng này, từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nước Trung Đông đã tăng cường ký kết các hiệp định thúc đẩy sự hợp tác phát triển thương mại giữa các nước trong và ngoài khu vực. Một trong những nỗ lực theo chiều hướng đó là vào năm 1995, các nước Trung Đông đã ký kết Hiệp ước Euro – Med( Hiệp ước giữa các nước thuộc khu vực đồng Euro và Địa Trung Hải) nhằm tăng cường đối thoại chính trị, liên kết kinh tế, hợp tác văn hoá – xã hội. Đã có hiệp định ký kết với các nước Arập, tập trung vào tự do hoá thương mại hàng hoá công nghiệp trong 12 năm kể từ ngày ký kết. Các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ cũng được thảo luận trên nguyên tắc chung , tuy nhiên việc có đi đến ký kết hay không còn phải chờ đến những vòng đàm phán tiếp theo. Thời gian ký kết hiệp định này cũng phụ thuộc vào từng nước: Giooc đa ni đã ký hiệp định Euro – Med năm 1997, Iran năm 2000, Li Băng năm 2002Thương mại nội khối cũng được thúc đẩy thông qua Khu vực thương mại tự do liên Arập ( PAFTA) và Liên minh Hải quan của nhóm GCC. Tuy nhiên tính đến hết năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối của các nước Trung Đông mới chỉ chiếm 9% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn khu vực so với con số 25% ở ASEAN và hơn 60% ở khu vực EU ( Theo WB, 2008)

Kể từ năm 2000 đến nay, trước những tác động của môi trường kinh tế, thương mại toàn cầu, các nước Trung Đông đã tích cực thúc đẩy các chính sách thương mại vốn đã được khởi xướng trước đó nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều, các nền kinh tế trong khu vực cũng cam kết giảm bớt những hàng rào đối với hàng hoá nhập khẩu.

Bảng 7: Xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ của các nước Trung Đông giai đoạn 2000-2006 (%GDP)


Nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2000-

2003

2004

2005

2006

2000-

2003

2004

2005

2006

Gioóc đa ni

45

52,2

51,9

52,0

68,2

82,6

93,3

93,9

Li Băng

15,6

19,0

19,2

19,9

37,7

45,0

44,1

46,0

Iran

27,9

31,1

35,6

35,5

22,5

29,0

27,2

29,5

Xiri

36,2

41,7

44,7

41,4

30,2

32,2

40,2

40,6

Baranh

84,5

83,3

87,5

93,7

63,8

64,2

63

57,7

Cô Oét

51,1

56,2

63,4

65,1

34,2

32,0

30,1

25,2

Ôman

58,1

56,9

63,5

64,7

35,8

42,9

36,1

37,2

Cata

64,3

69,1

64,1

85,3

37,7

26,4

35,4

32,8

Arập Xêút

42,8

52,7

60,6

64,3

28,5

28,3

27,9

30,6

UAE

74,3

89,9

96,6

91,6

61,4

75,1

78,4

69,4

(Nguồn: World Bank economic report, 2007)

Như đã nêu trên, xuất khẩu dầu lửa là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của các nước Trung Đông. Cho đến trước khi thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng hiện nay, xuất khẩu dầu lửa của các nước Trung Đông đã có xu hướng tăng nhanh về giá trị xuất khẩu do giá dầu đã liên tục tăng cao. Năm 2006, xuất khẩu dầu lửa của khu vực Trung Đông và Bắc Phi gộp lại đạt gần 547 tỷ USD, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn khu vực. Có một sự khác biệt rất lớn trong khu vực Trung Đông về xuất khẩu dầu khí. Tại các nước giàu tài nguyên như Iran, Irắc, Xi Ri, GCC,xuất khẩu dầu lửa năm 2006 lên tới 510,2 tỷ USD chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn khu vực và chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nước

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí