Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 2

Chính vì vậy Đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đôngđược ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan cần có những công trình nghiên cứu, đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam Trung Đông trong thời gian qua, cũng như các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đó trong giai đoạn 2009-2015, giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Tình hình nghiên cứu.

Từ trước đến nay, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu riêng biệt về khu vực Trung Đông, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế thương mại thì hầu như không có . Các tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề lịch sử, văn hoá và các cuộc xung đột ở khu vực này và hầu hết đều biên dịch lại từ các cuốn sách và các nguồn tài liệu nước ngoài. Các tác phẩm tiêu biểu như cuốn “Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây” của tác giả Bernard, “ Trung Đông trong thế kỷ XX lịch sử của Nguyễn Thọ Nhân hay gần đây nhất là cuốn “ Trung Đông, những vấn đề và xu hướng kinh tế – chính trị trong bối cảnh quốc tế mới” của PGS.TS Đỗ Đức Định trong đó có đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước Trung Đông nhưng nội dung chính vẫn xoay quanh chủ đề chính trị, văn hoá, các số liệu kinh tế, thương mại đều rất hạn chế và chưa cập nhật với tình hình trao đổi thương mại Việt Nam – Trung Đông thời gian qua. Từ năm 2005, Viện nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông trực thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam ra đời nhằm thực hiện chức năng nghiên cứu Nhà nước về khu vực này và xuất bản “Tạp chí nghiên cứu Trung Đông Châu Phi” nhưng vẫn như ở trên đã nêu, khía cạnh kinh tế, thương mại được đề cập rất hạn chế và chủ yếu tồn tại dưới dạng các bài báo với nội dung thiếu chi tiết.

3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Trình bày tổng quan về sự phát triển kinh tế, thương mại của khu vực Trung Đông, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Việt

Nam – Trung Đông và trình bày những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ:

+ Cung cấp những thông tin khái quát về địa lý, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông.

+ Đưa ra những luận điểm xác đáng chứng tỏ tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông.

+ Trình bày thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông, đánh giá những kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại.

+ Trình bày quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước Trung

Đông

+ Đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương

mại Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2009 – 2015.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Đông.

- Phạm vi:

+ Thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2008, có so sánh với thời gian trước đó. Các giải pháp, kiến nghị được đưa ra cho giai đoạn 2009-2015.

+ Không gian: 15 nước khu vực Trung Đông theo quan điểm của Ngân hàng thế giới và của Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công thương

5. Phương pháp nghiên cứu.

Những phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận được dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về phát triển kinh tế của Đảng làm nền tảng, kết hợp với ứng dụng thực tiễn để có cơ sở đề xuất giải pháp thích hợp cho giai đoạn được nghiên cứu.

Khi nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Đông, khóa luận này chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích nhằm tiếp cận các vấn đề một cách có hệ thống. Thêm vào đó, còn kết hợp với các phương pháp truyền thống như so sánh, thống kê, luận giải.

6. Kết cấu

Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về thị trường Trung Đông

Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông Chương III: Quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ

thương mại Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2009-2015

Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, Bộ môn Chính sách thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, cùng tập thể Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á và Nam Á Bộ Công thương, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông,đã cung cấp rất nhiều các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG


I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

1. Những quan niệm khác nhau về Trung Đông

Hiện nay, trên thế giới có các quan niệm không thuần nhất về khu vực Trung Đông , chủ yếu xuất phát từ những cách nhìn khác nhau dựa trên tính chất phức tạp và đa dạng về địa lý, chính trị, văn hoá, tôn giáo. Do đó, tuỳ theo mục đích, yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, có thể có những cách phân loại khác nhau về khu vực này.

Xét theo tính chất và đặc điểm địa lý, vùng Trung Cận Đông hay Trung Đông ( Tên tiếng Anh – The Middle East ) là hai cách gọi khác nhau cùng để chỉ một khu vực của thế giới. Tên gọi Trung Cận Đông mang tính ước lệ nhiều hơn, chủ yếu được người Châu Âu sử dụng nhằm chỉ những vùng đất thuộc đế chế Otoman cũ của những cư dân Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, tức gần như đã hướng hoàn toàn về biển Địa Trung Hải. “Trung Đông” là một cách gọi được người Anh tạo ra bắt đầu từ khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Và được dùng chủ yếu từ sau năm 1945 với lãnh thổ trải dài từ Li Bi đến Apganixtan.

Xét theo cách phân loại dựa vào đặc điểm văn hoá, Trung Đông là vùng đất bao gồm phía Đông của thế giới Arập, từ phía Đông của Libi và “Thung lũng bất tử” của Ai cập trải rộng tới tận phần phía Đông của Apganixtan. Theo sự phân chia này, Trung Đông gồm các nước Arập như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc, UAE,và ba nước Bắc Phi là Ai Cập, Li Bi, và Xu Đăng.

Theo cách phân loại dựa trên cơ sở địa – chính trị – kinh tế của ngân hàng thế giới WB, khu vực Trung Đông bao gồm 15 nước, trong đó có 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác cùng Vịnh ( GCC ) là Baranh, Cô Oét, Ôman, Cata, Arập Xêút , Liên bang Các tiểu vương quốc Arập thống nhất ( UAE ); và 9

nước khác gồm Irắc, Iran, Ixraen, Gioócđani, Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ, Yêmen, Xiri, Vùng lãnh thổ Palextin ( Khu Bờ Tây và dải Gada). Nếu tính cả 6 nước Bắc Phi là Angiêri, Djbuti, Ai Cập, Libi, Ma Rốc, Tuynidi ), sẽ trở thành khu vực Trung Đông và Bắc Phi ( MENA) với 21 nước.

Trong Khoá luận tốt nghiệp này, với trọng tâm nghiên cứu về vấn đề quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông nên sẽ dựa theo cách phân loại của Vụ thị trường Châu Phi – Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, cũng đồng nhất với cách phân chia của Ngân hàng thế giới. Khu vực Trung Đông sẽ bao gồm 15 nước như đã kể trên.

Bản đồ khu vực Trung Đông hiện nay


Theo Google Maps 2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2 1 Địa lý Trung Đông 1

(Theo Google Maps)


2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1 Địa lý

Trung Đông là nơi gặp nhau của ba châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, nằm giữa biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Nơi đây, với vùng đất Thánh Jerusalem, được coi là cái nôi phát tích của những tôn giáo lớn trên thế giới: Đạo Hồi, Đạo Do Thái và Đạo Cơ đốc chính thống. Do vị trị đặc biệt

đó mà trong suốt tiến trình lịch sử, Trung Đông là trung tâm mang tính nhạy cảm của các mối quan hệ, giao lưu, xung đột về kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo.

Khu vực này về cơ bản là một vùng đất khô cằn với đồng cỏ và hoang mạc đan xen, diện tích đất có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, tập trung chủ yếu quanh lưu vực một số con sông lớn như Sông Nil, Euphrates, Tigris,Do việc khan hiếm nước, cùng với việc dân số đang gia tăng chóng mặt, việc đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân trong vùng đã trở thành một vấn đề khó khăn đối với hầu hết các quốc gia. Trong khi đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích những vùng nhiễm mặn và hoang mạc hoá lại ngày càng mở rộng. Nhiều nước trong khu vực đã trở thành những quốc gia “nhập khẩu” nước ngọt.

Hầu hết các nước đều có diện tích có thể trồng trọt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, có những nước thậm chí không thể trồng trọt được như UAE, Cô Oét, Cata, Arập Xêút, Baranh,Những nước có tỷ lệ đất có thể trồng trọt cao gồm Li Băng, Palextin, Xiri, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảng 1: Diện tích và dân số khu vực Trung Đông năm 2007


STT

Nước

Diện tích (km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số(người/km2)

1

Arập Xêút

2.240.000

27.019.731

10

2

Baranh

660

698.585

998

3

Cata

11.437

885.359

67

4

Cô Oét

17.000

2.428.393

115

5

Gioóc đa ni

98.000

5.153.378

53

6

Iran

1.650.000

68.688.433

40

7

Irắc

434.000

26.783.383

54

8

Ixraen

20.000

7.026.000

312

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


9

Li Băng

10.452

3.874.050

347

10

Ôman

212.000

3.102.229

12

11

Palextin

6.275

3.889.248

521

12

Thổ Nhĩ Kỳ

780.000

70.413.958

85

13

UAE

78.000

2.602.713

31

14

Xi Ri

185.000

18.881.361

90

15

Yêmen

527.970

21.456.188

34

(Nguồn: www.cia.gov/cia.gov/cia/publications/factbook/rankorder/2119rank.html )

2.2 Dân cư, văn hoá và tôn giáo

2.2.1 Dân cư

Tính đến hết năm 2007, dân số Trung Đông là khoảng 260 triệu người trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là nước có dân số cao nhất, khoảng hơn 70 triệu người; Baranh và Cata là hai nước có dân số ít nhất, lần lượt là 698.585 và 885.359 người. Tỷ lệ tăng dân số của khu vực bình quân là 1,9%/năm, trong đó có những nước có tỷ lệ tăng dân số rất cao như Cô Oét ( 3,52% ), Palextin ( 3,3%

), Irắc ( 2,66% ). Những nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất là Iran ( 1,1% ), Ixraen ( 1,185 ), và Thổ Nhĩ Kỳ ( 1,06% ). Tuổi thọ bình quân của người dân là 68,8 tuổi và tỷ lệ sinh bình quân của mỗi phụ nữ là 3,1 con.

Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số người Hồi giáo Arập Có thể nói, khu vực này chính là thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, vùng này gồm nhiều nền văn hoá và các nhóm dân tộc riêng biệt, như Arập, Assyri, Azerbaijan, Berber, Chaldean, Druze, Hy Lạp, Do Thái, Kurd, Maronites, Ba Tư và Thổ. Các nhóm ngôn ngữ chính gồm: tiếng Ả rập, tiếng Assyri(cũng được gọi là Aramaic và Siriac), tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường Trung Đông là khu vực này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với các khu vực đang

phát triển khác, tuy nhiên đây cũng là nơi tỷ lệ tham gia của phụ nữ trên thị trường lao động thấp nhất. Những nước có lực lượng lao động dồi dào gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Arập Xêút ,Do chủ yếu là những nước theo đạo Hồi, vốn có giới luật rất khắt khe nên tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động ở các nước là rất ít tuy rằng trong những năm gần đây đã tăng lên. Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, chất lượng giáo dục được nâng cao, trình độ của lực lượng lao động trong khu vực cũng được cải thiện.. Tại những nước như Cata và Cô Oét, nhờ tỷ lệ nhập học cao nên lực lượng lao động tại các nước này có trình độ giáo dục bình quân cao hơn, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên lại thấp hơn các nước Trung Đông khác do những người trong độ tuổi này đều đang còn đến trường và tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động cũng cao hơn.

2.2.2 Văn hoá và tôn giáo

Có thể nói, không ở đâu văn hoá và tôn giáo lại có những dấu ấn rõ nét như tại khu vực Trung Đông. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất có thể kể đến phương diện chính trị. Nhìn bề ngoài, hệ thống chính trị tại các quốc gia này giống như các nước phương Tây bởi là hệ thống đa đảng, một viện hoặc lưỡng viện. Tuy nhiên, nền dân chủ tại Trung Đông đã bị bóp nghẹt, hoặc ít nhất phải hiểu là “đặc dị” do một thể chế chính trị – tôn giáo vô cùng hà khắc, cứng nhắc. Với giới luật khắt khe, Hồi giáo đã nhanh chóng thu phục các lực lượng chống đối, không ngừng bành trướng thế lực. Cùng những thành tựu khoa học thương mại, kinh tế và vị trí địa chính trị quan trọng, các quốc gia Hồi giáo đã trở thành trung tâm chú ý của nhân loại thời Trung Cổ. Cho đến tận ngày nay, Hồi giáo vẫn là một tôn giáo lớn trên thế giới và đang chi phối quá trình phát triển tư tưởng, chính trị, văn hoá của nhiều quốc gia theo tôn giáo này. Đồng thời cũng tạo ra những biến động to lớn ở các những quốc gia khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022