Khối Lượng Và Trị Giá Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Từ Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008

đủ cũng như không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho một số ngành chế tạo. Chính vì vậy, sắt thép là một trong những nguyên vật liệu Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ trong cả giai đoạn 2001-2008.


Bảng 2.8. Khối lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008


Năm

Lượng


(Tấn)

Trị giá


(1000 USD)

2001

15.800

10.200

2002

48.800

21.600

2003

62.800

36.900

2004

67.500

59.400

2005

74.200

62.400

2006

51.788

44.455

2007

26.661

26.384

2008

155.855

134.634

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 9

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng cục Thống kê.


Giai đoạn 2001-2005, nhập khẩu sắt thép từ Ấn Độ có sự tăng trưởng liên tục do có sự gia tăng về nhu cầu sắt thép ở Việt Nam và sự ổn định của thị trường sắt thép thế giới. Năm 2005, nhập khẩu sắt thép Ấn Độ sang Việt Nam đó tăng 4,7 lần về lượng và tăng tới 6,1 lần về trị giá so với năm 2001.

Có thể thấy, diễn biến lượng sắt thép nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam hoàn toàn trái ngược với năm 2007 và năm 2006. Đón đầu được sự tăng

giá mạnh của thị trường thế giới, các doanh nghiệp đã tranh thủ nhập rất nhiều trong các tháng đầu năm 2008. Năm 2008, do chính sách hạn chế xuất khẩu sắt thép của Trung Quốc trong những tháng đầu năm đã khiến cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm đối tác từ các nước khác. Đến cuối năm, Trung Quốc thả lỏng xuất khẩu thì Việt Nam lại hạn chế nhập khẩu do tồn kho nhiều. Do vậy, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008 đã giảm mạnh 21,25% so với năm 2007 và lượng sắt thép nhập khẩu từ Ấn Độ và nhiều thị trường khác trong năm 2008 tăng rất mạnh. Lượng sắt thép nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2008 gấp 2 lần lượng sắt thép nhập khẩu của cả 2 năm 2006 và 2007, đạt 155.855 tấn với trị giá nhập khẩu là 134,634 triệu USD (chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2008).

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, trong năm nay 2009, dự kiến nhu cầu thép các loại trên cả nước là hơn 10,5 triệu tấn. Tuy nhiên, dự kiến sản xuất trong nước mới đạt khoảng 5,5 triệu tấn, còn lại 5 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày

Ấn Độ là nước sản xuất sợi bông hàng đầu và đang trở thành nhà sản xuất đứng thứ 2 trên thế giới về mặt hàng lụa và đứng trong danh sách 5 nước sản xuất vải sợi hàng đầu thế giới. Do công nghệ dệt may của Ấn Độ đã có từ lâu đời và rất phát triển, ngày nay sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại – với tính ưu việt của công nghệ đã mang lại cho các nguyên phụ liệu dệt may, da giày Ấn Độ những ưu điểm mà khó có quốc gia nào có thể sánh kịp. Việt Nam đã biết khai thác những thế mạnh và tinh hoa của ngành này để phục vụ cho công nghiệp may mặc, da giày của mình, nâng cao chất lượng thành phẩm, tăng giá trị sản phẩm, đem lại nhiều nguồn lợi cho quốc gia. Ấn Độ là một trong những thị trường nhập khẩu bông, sợi dệt và vải lớn nhất của Việt Nam.

Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của hai ngành này nhu cầu về nguyên phụ liệu (bao gồm: bông, vải, sợi dệt và phụ liệu dệt

may, da giày) ngày càng tăng lên. Qua bảng 2.15 có thể thấy, cả 4 mặt hàng này đều có sự tăng trưởng nhảy vọt trong 8 năm của giai đoạn nghiên cứu.


Bảng 2.9. Trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008

Đơn vị: 1000 USD


Mặt

hàng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Bông

200

-

400

4.500

9.400

37.318

40.171

79.934

Phụ liệu

dệt may, da giày


2.300


7.310


21.900


24.100


23.600


19.668


19.562


56.903

Sợi dệt

3.700

3.100

2.900

10.200

5.200

8.115

7.045

23.051

Vải

1.200

3.200

4.900

5.900

5.900

8.221

4.483

18.635

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng cục Thống kê.


Kim ngạch nhập khẩu bông tăng từ 400.000 USD năm 2003 lên 4,5 triệu USD năm 2004. Kể từ năm 2004 tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 128,1%. Kim ngạch nhập khẩu phụ liệu dệt may, da giày đạt 56,903 triệu USD năm 2008, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2001. Nhìn chung năm 2007, có sự sụt giảm nhẹ về kim ngạch nhập khẩu của 3 mặt hàng phụ liệu dệt may, da giày; sợi dệt và vải. Tuy nhiên, năm 2008 trị giá nhập khẩu của 3 mặt hàng này lại tăng mạnh trở lại, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Ấn Độ.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ‌

2.3.1. Thành tựu chủ yếu

- Trong giai đoạn năm 2001- 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 7,5435 tỷ USD (trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước giai đoạn 1991-2000 mới chỉ đạt 896,4 triệu USD). Đây là một thành tựu hết sức quý báu thể hiện nỗ lực của hai nước trong việc phát triển quan hệ thương mại song phương.

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 6.

- So với giai đoạn trước, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn này khá phong phú, đa dạng, không chỉ tập trung ở các mặt hàng nông sản mà mở rộng sang khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ... Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã phát huy được lợi thế đất nước về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực.

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo (da giày, dệt may, thủ công mỹ nghệ), nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao (điện tử và linh kiện máy tính). Nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ; sản phẩm mây, tre, cói; gốm sứ; rau, hoa quả...


6 Tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt 47,4% và tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn này đạt 38,5%.

2.3.2. Những hạn chế cơ bản

- Quy mô xuất nhập khẩu vẫn còn nhỏ bé, giai đoạn 2001-2008, tỷ trọng trung bình hàng hoá xuất khẩu từ Ấn Độ sang Việt Nam chỉ chiếm 0,74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ. Hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,066% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nhanh nhưng không ổn định.

- Thương mại song phương vẫn mất cân đối nghiêm trọng. Điều đáng nói là cán cân thương mại càng về sau càng có lợi cho Ấn Độ và bất lợi cho Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008 đạt 6,5309 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ chỉ bằng 1/6 kim ngạch nhập khẩu, đạt 1,0126 tỷ USD. Trong cả giai đoạn này Việt Nam nhập siêu từ Ấn Độ 5,5183 tỷ USD.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ còn chưa hợp lý thể hiện trên hai phương diện: (1) Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào mặt hàng khoáng sản (than đá), nông sản trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu mang tính chất gia công; (2) Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

- Việt Nam vẫn phải lệ thuộc vào nông sản, khai thác nguyên liệu khoáng sản để xuất khẩu, lấy nguồn nguyên vật liệu nước ngoài để gia công lắp ráp, vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ càng tăng thì nhập siêu từ Ấn Độ lại càng lớn.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu

Thứ nhất, những đổi mới trong chính sách thương mại của Ấn Độ đã góp phần quan trọng trong mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam, gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều. Năm 2004 Ấn Độ đã thực hiện cải cách mạnh mẽ chính sách thương mại để phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại trên toàn cầu. Chính sách này mở rộng tự do cho xuất nhập khẩu và đặc biệt chú trọng đến hoạt động nhập khẩu những hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho việc thúc đẩy nền kinh tế và đưa ra cách chương trình cụ thể hơn.

Thứ hai, sự quan tâm của Chính phủ Ấn Độ đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đường lối đối ngoại để phát triển kinh tế của mình, bên cạnh việc tăng cường quan hệ với các đối tác EU, Hoa Kỳ, Nga..., Ấn Độ cũng công khai thừa nhận ưu tiên lớn nhất của nước này vẫn là chính sách “hướng Đông”, nghĩa là quan hệ với các nước trong lục địa châu Á. Đây là đường lối ngoại giao kinh tế được đưa ra từ thập niên 1990, dưới thời Thủ tướng Narshimha Rao và đã mang lại những kết quả tốt đẹp trong gần 2 thập kỷ qua. Phạm vi không gian của chính sách này bao gồm một khu vực rộng lớn chạy dài từ New Zealand qua Đông Nam Á tới Đông Bắc Á. Đặc biệt, Ấn Độ chia các nước trong châu lục ra các khối ưu tiên: nhóm nước có quan hệ truyền thống cần duy trì hợp tác chiến lược như Việt Nam, Thái Lan, Singapore; nhóm nước có quan hệ bình thường cần tiếp tục phát huy; nhóm nước “cựu thù” cần tiếp xúc và hoà giải...

Ấn Độ đặt Đông Nam Á vào vị trí quan trọng, là một bộ phận cầu nối hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và xây dựng quan hệ cân bằng với các nước lớn. Ấn Độ khẳng định việc tăng cường với các nước Đông Nam Á về thương mại và đầu tư là một phần chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong việc triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ hết sức coi trọng

và đặt ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy và được thử thách qua thời gian với Việt Nam, coi Việt Nam là nước đóng vai trò quan trọng ở khu vực và là cầu nối đi vào Đông Nam Á.

Thứ ba, giá cả nhiều loại hàng hoá trên thế giới tăng cao. Sự biến động về giá, đặc biệt là sự tăng lên trong giá xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ trong nhóm hàng nông sản và khoáng sản như hạt tiêu, cao su, than đá... đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ trong giai đoạn 2001-2008.

Thứ tư, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hoá và gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ năm, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho thị trường nội địa và xuất khẩu rất lớn, trong khi đó do hạn chế về trình độ kỹ thuật, công nghệ và nhân lực có trình độ cao nên nguyên vật liệu sản xuất trong nước chưa đủ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nên tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu ngày càng gia tăng. Ấn Độ là một trong 10 cường quốc công nghiệp trên thế giới, có trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội hơn Việt Nam, nên các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ có chất lượng tốt, giá cả lại cạnh tranh hơn các nước công nghiệp phát triển khác. Chính vì vậy, Việt Nam ngày càng nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn từ Ấn Độ để phục vụ cho việc sản xuất phát triển kinh tế. Điều này đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian qua tăng lên nhanh chóng.

2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Việt Nam và Ấn Độ là những nước đang phát triển, đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đều có nhu cầu lớn về vốn, thị trường xuất khẩu, kỹ thuật cao để hiện đại hoá nền kinh tế. Những mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam như: gạo, cà phê, hạt điều, chè, hạt tiêu, hải sản, giày dép và quần áo may sẵn...; thì Ấn Độ có khả năng tự sản xuất được với chất lượng tốt nên không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu.

Thứ hai, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam và Ấn Độ chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp hai nước còn thiếu hiểu biết về thị trường của nhau. Doanh nghiệp hai nước ít trao đổi đoàn và tiếp xúc, thiếu thông tin về khả năng thị trường của nhau. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng kinh tế của Ấn Độ, thiếu tầm nhìn xa nên chưa thúc đẩy hợp tác cũng như tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực hợp tác cụ thể để đưa quan hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động thâm nhập thị trường Ấn Độ, còn hạn chế trong thực hiện xúc tiến xuất khẩu và tổ chức hệ thống phân phối trên thị trường Ấn Độ. Doanh nghiệp Việt Nam có ít hiểu biết về đối tác nên gặp nhiều khó khăn và thua thiệt kể từ khâu đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Trong khi, Ấn Độ có khoảng 70 công ty đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì Việt Nam chưa có công ty nào mở văn phòng tại Ấn Độ.

Thứ ba, thủ tục hành chính hai nước còn nặng nề. Cơ chế hợp tác có sự khác biệt, sự phức tạp của hệ thống luật lệ, quy định và thủ tục của Ấn Độ cũng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó tạo được sự đột phá trong buôn bán với Ấn Độ. Chính sách và quy định thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý chưa thông thoáng, thủ tục hành chính phức tạp gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vai trò của doanh

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí