Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 13

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến gia tăng. Nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm gia công, lại phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phụ trợ để phục vụ sản xuất xuất khẩu nên giá trị gia tăng xuất khẩu chưa cao.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ càng tăng thì nhập siêu từ Ấn Độ lại càng lớn.

Trong khóa luận này, người viết cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ, bao gồm giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô. Để những giải pháp này được thực hiện một cách hiệu quả phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Các giải pháp vĩ mô về phía Nhà nước:

- Các giải pháp về thể chế nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Nhà nước hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Thu hút FDI từ Ấn Độ

- Định hướng nhập khẩu và giảm nhập siêu từ Ấn Độ Các giải pháp vi mô về phía doanh nghiệp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường Ấn Độ

- Sử dụng có hiệu quả hoạt động Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Ấn Độ

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 13

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT:

[1] GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đồng chủ biên (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[2] GS.PTS Tô Xuân Dân chủ biên (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế- Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[3] PGS.TS Võ Văn Đức (2004), Phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4] Phí Trọng Hiếu (2006), “Ấn Độ với chính sách vươn vòi”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (24), tr 38-39.

[5] Xuân Hiếu (2004), “Cải cách thuế và hoạt động thương mại ở Ấn Độ”,

Tạp chí Thông tin tài chính, (13), tr 26-27.

[6] PGS. TS Nguyễn Xuân Sơn – TS. Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] TS. Phạm Thái Quốc chủ biên (2008), Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc & Ấn Độ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8] Hồ Anh Thái (2008), Xin chào Ấn Độ, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh.

[9] Đinh Kim Thuỷ (2005), “ Ấn Độ với chính sách hướng Đông”, Tạp chí Thương mại, (20), tr 15-16-32.

[10] Đỗ Hữu Vinh (2006), Marketing xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[11] Bộ Công Thương, Báo cáo về xuất khẩu, nhập khẩu và thị trường Ấn Độ các năm 2001-2005.

[12] Tổng cục Thống Kê, Trị giá xuất nhập khẩu phân theo nước và vùng

lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2008.

[13] Tổng cục Thống Kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[14] Tổng cục Thống kê (2008), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[15] Tổng cục Thống kê (2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[16] Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại Giao (2002), Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

TIẾNG ANH:

[17] Asian Development Bank (2008), Key indicators for Asian & the Pacific 2008.

[18] Department of Information Technology, Ministry of Communication & Information Technology, Government of India, Annual Report 2007 – 2008.

[19] Ministry of Commerce & Industry, Government of India, Annual Report 2007 – 2008.

[20] World Bank (2008), India at a glance.

[21] World Trade Organization (2008), International trade statistics.

CÁC TRANG WEB:

[22] http://www.hptrade.com.vn/news/kinhte/200812161382188359

[23] http://dgft.delhi.nic.in

[24] http://vcci.vn/hstt/India.htm [25]

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=FIAs&TabID=4&mID=265&aID=571

[26] http://www.tinthuongmai.vn


Phụ lục 1:

PHỤ LỤC

Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ

(Ký ngày 26-2-1978 tại New Delhi)

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ dưới đây gọi tắt là "Hai bên ký kết",

với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời, và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác

kinh tế giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, đã thoả thuận như sau:

Điều 1:

Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Hai bên tạo thuận lợi với mức tối đa có thể được cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước.

Điều 2 :

Các thể nhân và pháp nhân hữu quan sẽ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa theo những quy định của Hiệp định này, phù hợp luật lệ về xuất nhập khẩu và ngoại hối của hai nước.

Điều 3 :

Hai bên dành cho nhau chế độ Tối huệ quốc về cấp giấy phép xuất nhập khẩu, về thuế quan, và các thứ thuế, lệ phí khác áp dụng đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều 4 :

Những quy định ở điều 3 sẽ không áp dụng với những ưu tiên hoặc ưu đãi đã và sẽ dành cho các trường hợp sau:

a) Các ưu đãi mà Bên này hoặc Bên kia dành cho các nước láng giềng cùng có chung biên giới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho mậu dịch biên giới.

b) Các ưu đãi hoặc ưu tiên mà nước này dành cho nước kia hay nước nào khác đang có hiệu lực khi Hiệp định này ký kết hay thay thế cho những ưu tiên, ưu đãi có từ trước.

c) Những ưu đãi trong khuôn khổ chương trình phát triển mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển mà hai nước có thể tham gia trong đó Chính phủ mỗi bên có thể trở thành một thành viên.

Điều 5:

Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước được tiến hành theo Danh mục A và B có tính chất hướng dẫn đính kèm theo Hiệp định. Điều này không có nghĩa việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chỉ giới hạn trong Danh mục A và B nêu trên.

Điều 6:

Hai bên cam kết triển khai thuận lợi các dự án và được thực hiện thông qua hợp đồng và thư thoả thuận do các tổ chức và cơ quan thích hợp của hai nước ký kết.

Điều 7:

Với mục đích thúc đẩy hợp tác, nâng cao mức sống của nhân dân, Hai bên sẽ tạo thuận lợi trao đổi bí quyết kỹ thuật, công nhân lành nghề và học viên về kỹ thuật.

Điều 8:

Mọi việc về thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, phù hợp với pháp luật của mỗi nước và trong thời gian hiệu lực của Hiệp định.

Điều 9:

Hai bên có thể tham khảo ý kiến lẫn nhau, khi cần có thể kiểm điểm việc thực hiện Hiệp định.

Điều 10:

Hiệp định có hiệu lực từ ngày ký và có hiệu lực trong thời hạn 3 năm, sau đó mặc nhiên được gia hạn thêm từng năm một, trừ phi có thông báo trước bằng văn bản cho nhau.

Danh mục A: Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ

1. Gạo

2. Quả tươi và khô

3. Dầu thực vật

4. Hạt có dầu

5. Hóa chất

6. Dược phẩm

7. Than đá

8. Apatít

9. Phân lân nung chảy

10. Gỗ

11. Các mặt hàng khác

Danh mục B: Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ

1. Bông và sợi bông

2. Hạt và hạt giống

3. Súc vật sống

4. Gang, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép

5. Máy móc nông nghiệp, máy kéo, máy ủi, thiết bị cho công trình tưới tiêu nước

6. Sứ vệ sinh và phụ kiện

7. Đầu máy toa xe lửa

8. Đồ điện, dây điện

9. Các sản phẩm cơ khí

10. Đồ điện tử

11. Hóa chất

12. Dược phẩm

13. Da sơ chế và da thuộc

14. Than mỡ

15. Kim loại màu và khoáng sản

16. Các mặt hàng khác

Phụ lục 2:

Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ

(Ký ngày 8-3-1997 tại Niu Đêli)

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn độ dưới đây gọi tắt là "Hai bên ký kết",

với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời, và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác

kinh tế giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, đã thoả thuận như sau:

Điều 1:

Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Hai bên sẽ xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định.

Điều 2:

(a) Hai bên sẽ dành cho nhau chế độ ưu đãi Tối huệ quốc về giấy phép xuất nhập khẩu, thuế hải quan và tất cả các loại chi phí và thuế khác áp dụng cho việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hoá/sản phẩm.

(b) Các bên ký kết sẽ dành cho nhau sự ưu đãi không thấp hơn mức dành cho bất cứ nước nào khác trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu nếu các loại giấy phép đó buộc phải có theo qui định.

(c) Mọi ưu đãi, đặc quyền hay miễn trừ mà một trong các bên ký kết dành cho bất cứ hàng hoá nào xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thứ ba hoặc có nơi đến là lãnh thổ của nước đó sẽ ngay lập tức và không điều kiện được dành cho hàng hoá cùng loại xuất xứ từ lãnh thổ của một trong các bên ký kết hoặc là để nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết ấy.

Điều 3:

Những quy định trong điều 2 sẽ không áp dụng cho:

(a) Những ưu đãi mà Bên này hoặc Bên kia dành cho các nước láng giềng cùng có chung biên giới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc qua lại bên giới.

(b) Những ưu tiên ưu đãi Ấn Độ dành cho bất cứ nước nào vào ngày ký Hiệp định này, tồn tại trước ngày 10/4/1947 hoặc để thay thế cho những ưu tiên ưu đãi sau đó.

(c) Bất cứ ưu tiên ưu đãi nào dành cho chương trình phát triển mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển, mở ra cho các nước này tham gia mà Bên này hoặc Bên kia đang là, hoặc có thể trở thành một thành viên.

(d) Những ưu tiên ưu đãi cho việc tham gia vào một liên minh quan thuế và/hoặc khu vực mậu dịch tự do mà mỗi Bên ký kết đang là, hoặc có thể trở thành một thành viên

Điều 4:

Hai bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các cá nhân và pháp nhân của Hai bên bằng cách trao đổi các đoàn thương mại và kinh doanh, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và trao đổi thông tin.

Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước, Hai bên sẽ khuyến khích mở các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh của các tổ chức thương mại, doanh nghiệp, ngân hàng,... của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình.

Điều 5:

Hai bên sẽ xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sinh học, giao thông vận tải, du lịch và truyền thông, đào tạo cán bộ và các lĩnh vực khác mà Hai bên cùng quan tâm.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí