Tỷ Trọng Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008

sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.

Chính những yếu tố trên đã tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam trên thị trường Ấn Độ. Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ.

2.2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu

a) Khái quát về cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ

Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100% tư liệu sản xuất. Trong điều kiện công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp như sợi cho ngành dệt, vải cho ngành may, phân bón cho nông nghiệp, các linh kiện cho ngành lắp ráp xe máy, điện tử, xe hơi…đã và đang góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu.

Ấn Độ là một trong 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2005. Ưu điểm của các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ ngoài chất lượng khá tốt còn có giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại nhập từ thị trường châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản. Do tính chất của các mặt hàng nhập khẩu là các hàng tinh chế, có hàm lượng công nghệ cao mà giá trị nhập khẩu từ Ấn Độ rất lớn, chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước.


Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008

K

39%

A

25%

J

I

2% 2% 3%

H

G F

3% 3%

E

4%

D

6%

C

6%

B

7%


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống

kê.


A. Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu

chế biến

G. Phụ liệu dệt may, da giày

B. Chất dẻo nguyên liệu

H. Bông

C. Dược phẩm

I. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

D. Sắt thép

J. Hoá chất

E. Máy móc, thiết bị

K. Các mặt hàng khác

F. Nguyên phụ liệu tân dược


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 8


Nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng trị giá các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ và hầu như chưa có sự chuyển biến rõ nét nào trong thời gian qua. Máy móc, thiết bị chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Qua biểu đồ 2.5 có thể thấy trong 10 mặt

hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008 (có kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD), có tới 8 mặt hàng nằm trong nhóm nguyên, nhiên vật liệu, chiếm tỷ trọng 51% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Việc này thể hiện sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm của nước ngoài, là nền kinh tế chuyên gia công từ những sản phẩm phức tạp như ô tô, xe máy, đến những sản phẩm đơn giản như giày dép, dệt may.

Tỷ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Ấn Độ không cao, điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng trong chiến lược ngoại thương của Việt Nam 5.

Năm 2008 vẫn không có sự thay đổi lớn trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép, dược phẩm, chất dẻo nguyên liệu... vẫn là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực.


Bảng 2.6. Khối lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2008

STT

Mặt hàng

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(1000 USD)

1

Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến


792.414

2

Máy móc thiết bị phụ tùng


152.731

3

Sắt thép các loại

155.855

134.634

4

Dược phẩm


105.772

5

Bông các loại

51.986

79.934

6

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày


56.903


5 Xem thêm bảng Khối lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2006, 2007 tại phụ lục 5 và phụ lục 6


7

Chất dẻo nguyên liệu

38.975

53.662

8

Các sản phẩm hoá chất


43.964

9

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu


42.220

10

Kim loại thường khác

9.671

41.767

11

Nguyên phụ liệu dược phẩm


41.467

12

Hoá chất


37.366

13

Nguyên phụ liệu thuốc lá


34.168

14

Xăng dầu các loại

24.800

23.237

15

Sợi các loại

11.576

23.051

16

Vải các loại


18.635

17

Giấy các loại

3.730

12.037

18

Phân bón các loại

17.476

9.420

19

Dầu mỡ động thực vật


7.522

20

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện


3.848

21

Sữa và sản phẩm sữa


1.663

22

Đường

3.834

1.273

23

Cao su tổng hợp

536

1.222

24

Xe máy nguyên chiếc

541

806

25

Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ


434

Nguồn: Tổng cục Thống kê.


b) Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ

Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến

Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ trong 3 năm 2006, 2007, 2008 với trị giá nhập khẩu lần lượt là 244,956 triệu USD; 450,638 triệu USD và 784,184 triệu

USD. Năm 2008, Ấn Độ trở thành thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc lớn nhất của Việt Nam. Sự nhảy vọt về trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 3 năm gần đây đã đưa thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến trở thành mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2001-2008 mặc dù kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) chỉ đạt 155,5 triệu USD.

Là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam lại phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoài để phục vụ ngành chăn nuôi là một điều bất hợp lý. Sự lệ thuộc như thế làm cho chi phí sản xuất đầu vào cao, tính ổn định kinh doanh bị hạn chế, giảm khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm ngay trên thị trường nội địa khi so với các sản phẩm thịt nhập khẩu nhất là trong bối cảnh mở cửa thị trường theo cam kết với WTO.

Chất dẻo nguyên liệu

Với những đặc tính quý báu, đa dạng và tiện lợi của mình mà những vật liệu truyền thống không có được, chất dẻo đang dần chiếm lĩnh mọi lĩnh vực sử dụng. Cùng với việc các sản phẩm làm từ chất dẻo hiện nay hầu như có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm chất dẻo phục vụ cho xuất khẩu và sử dụng trong nước ngày càng cao, đòi hỏi nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp chất dẻo ngày càng lớn. Trong bối cảnh sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ, nên Việt Nam phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong đó có nguồn chất dẻo nguyên liệu nhập từ Ấn Độ. Mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của Ấn Độ đã tìm được chỗ đứng ở thị trường Việt Nam từ những năm 1990 do chất lượng tốt, sự đa dạng về chủng loại và giá cạnh tranh.



Năm

Lượng


(Tấn)

Trị giá


(1000 USD)

2001

-

16.300

2002

66.500

36.800

2003

81.800

52.900

2004

69.500

63.900

2005

45.600

46.200

2006

55.281

65.311

2007

68.340

87.192

2008

38.975

53.662

Bảng 2.7. Khối lượng và trị giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng cục Thống kê.


Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Ấn Độ vào Việt Nam trong nhiều năm gần đây có sự biến động liên tục. Sau 4 năm (2001-2004) liên tục tăng về trị giá nhập khẩu với mức tăng trung bình 63,4% đến năm 2005 lượng nhập khẩu giảm 34,4% khiến trị giá nhập khẩu giảm 27,7% xuống còn 46,2 triệu USD.

Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trung bình từ Ấn Độ về Việt Nam trong 8 năm qua cũng đã tăng từ 553,4 USD/tấn trong năm 2002 lên 1.013 USD/tấn năm 2005 và 1.376,8 USD/tấn trong năm 2008. Đây là một sản phẩm của ngành công nghiệp hoá dầu nên ngoài ảnh hưởng về cung - cầu nguyên liệu, giá cả chất dẻo nguyên liệu có liên quan mật thiết đến sự biến

động của giá dầu thô trên thế giới. Trong năm 2007, qua các đợt tăng giá của giá dầu thô, giá cả chất dẻo nguyên liệu nhập từ Ấn Độ đã tăng trung bình 8% so với năm 2006. Vì vậy, trong năm 2007, mặc dù khối lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tăng 23,6% song kim ngạch nhập khẩu lại tăng tới 33,5% so với năm trước đó, đạt tổng cộng 1,6 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD. Năm 2008, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chất dẻo khó khăn hơn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, tiêu thụ trong nước cũng chậm lại nên nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Ấn Độ trong năm 2008 chững lại, trị giá nhập khẩu giảm 38,4% xuống còn 53,662 triệu USD và lượng nhập khẩu giảm 43% xuống còn 38.975 tấn.

Dược phẩm

Việt Nam không nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng từ Ấn Độ, chỉ tập trung vào một vài mặt hàng mà Ấn Độ có thế mạnh, trong đó dược phẩm là mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất kể từ năm 1992. Riêng trong giai đoạn 1991-2000, tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm đã đạt 114,7 triệu USD chiếm 15,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ cả giai đoạn này.

Biểu đồ 2.6. Trị giá nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2001-2008


105,800

87,160

51,600

61,510

32,100

35,700 42,300

40,900

1000 USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng cục Thống kê.

Dược phẩm là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhất là với nước đông dân như Việt Nam. Nhưng do điều kiện sản xuất trong nước còn yếu kém, Việt Nam chưa thể sản xuất lượng dược phẩm lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nội địa. 50% thị phần trong nước là dược phẩm nhập khẩu, thuốc ngoại nhập vẫn chiếm vị trí quan trọng khi cung ứng tới 60% trị giá thuốc cho thị trường trong nước, trong đó có nhiều loại thuốc đặc trị, chuyên khoa sâu, thuốc có công nghệ cao mà Việt Nam chưa sản xuất được. Trong khi đó, sản phẩm dược của Ấn Độ rất đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, giá thành lại không quá cao như các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường các nước châu Âu hay Nhật Bản.

Do tính chất thiết yếu của dược phẩm nên trị giá nhập khẩu của mặt hàng này tăng đều và ổn định qua các năm. Nếu từ năm 2001 đến năm 2004, tăng trưởng nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ chỉ đạt bình quân 16,8%/năm thì đến giai đoạn 2005-2008, con số này đã là 27,1%. Điều này không chỉ thể hiện nhu cầu dược phẩm tăng theo dân số mà còn thể hiện thu nhập và đời sống người dân ngày một nâng cao nên việc sử dụng dược phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt ngày một tăng lên. Năm 2008, Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau Pháp trong các thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Chỉ riêng trong tháng 1-2009, Việt Nam đã nhập khẩu từ Ấn Độ 7,167 triệu USD thuốc tân dược các loại.

Sắt thép các loại

Những năm đầu của công cuộc kiến thiết đất nước và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại đất nước đòi hỏi nhiều nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng, cầu đường... cũng như xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và quân sự. Tất cả những nhiệm vụ này đều đòi hỏi một lượng lớn nguyên liệu sắt thép các loại, trong khi sản lượng thép của Việt Nam không

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí