Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM - 2


2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1.Mục đích nghiên cứu:

Nhằm tìm ra một số nguyên nhân của việc điều tiết chưa tốt hoạt động thu gom CTRSH của TPHCM hiện nay. Từ đó kiến nghị một vài giải pháp chính sách cụ thể để thành phố có thể cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tốt hơn.

2.2.Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:

- Thành phố nên quản lý hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH như thế nào?

- Thành phố phải kiểm soát chất lượng dịch vụ thu gom CTRSH ở các khía cạnh nào?

- Thành phố nên quy định chính sách thu và quản lý phí dịch vụ thu gom CTRSH như thế nào để đạt được sự đồng thuận nhiều hơn từ các bên liên quan?

3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1.Phạm vi

Đề tài nghiên cứu nội dung can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực thu gom CTRSH của các hộ gia đình3 tại TPHCM. Trong đó, chủ yếu phân tích tổ chức cung ứng của các chủ thể thuộc khu vực tư nhân và các công ty DVCI quận/huyện. Riêng đối với các HTX, tác giả chỉ khái quát thực trạng hiện nay mà các nghiên cứu trước đó đã khảo sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Phân tích tập trung trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, có điểm qua các quy định còn hiệu lực thi hành nhưng được ban hành trong giai đoạn từ 1998 đến nay.

3.2.Phương pháp:

Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM - 2

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả kết hợp với phỏng vấn, khảo sát để làm rò các nội dung phân tích.

Xuất phát từ định hướng nghiên cứu, dựa vào các quy định hiện hành của thành phố đồng thời có tham khảo khảo sát trước đây (năm 2007) của Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, tác giả thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: hộ gia đình, NLĐ trực tiếp thu


3 Phụ lục 1


gom, UBND phường/xã4. Cả 3 nhóm này được chọn ngẫu nhiên tại 5 phường/xã thuộc 5 quận/huyện khác nhau của TPHCM5.

Nhóm NLĐ trực tiếp thu gom: Đặc thù hoạt động thu gom CTRSH là công việc tương đối nặng nhọc và độc hại nhưng những NLĐ trực tiếp thu gom đang làm việc cho các tổ chức/đơn vị khác nhau được trang bị thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) và được hưởng các khoản phúc lợi không giống nhau. Phỏng vấn NLĐ trực tiếp thu gom nhằm có cơ sở so sánh điều kiện lao động, các khoản phúc lợi mà lao động đang làm việc cho các tổ chức sử dụng lao động khác nhau được hưởng. Từ đó có thể có kiến nghị về một số quy định tối thiểu dành cho NLĐ.

Nhóm hộ gia đình: Phỏng vấn hộ gia đình để thấy đánh giá của người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ được cung ứng. Qua đó cũng thấy được phần nào thực trạng người dân khu vực được phỏng vấn ứng xử với lượng CTRSH hàng ngày của hộ gia đình họ.

Nhóm UBND phường/xã: UBND phường/xã là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp nhất, hiểu rò nhất thực trạng cung ứng và sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH tại địa phương. Qua phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch UBND hoặc nhân viên môi trường) tại 5 phường/xã, có thể thấy được thực trạng quản lý và cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại từng địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả cũng thảo luận cùng người được phỏng vấn về một số giải pháp cải thiện thực trạng hiện nay.

Ngoài 3 nhóm trên, tác giả còn tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp với 3 chuyên gia tại 2 cơ quan chuyên môn và 1 viện nghiên cứu6; khảo sát về tổ chức và hoạt động của 3 công ty TNHH một thành viên DVCI quận/huyện7, 4 doanh nghiệp thu gom, vận chuyển rác8, 1 Liên đoàn lao động quận và 3 tổ LRDL9.

Dựa vào kết quả phỏng vấn, khảo sát nêu trên, đối chiếu với các quy định hiện hành về thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM, tác giả nêu bật sự khác biệt giữa kết quả mà thành phố mong muốn đạt được qua điều tiết so với thực tế đang diễn ra, phân tích những nguyên



4 Phụ lục 6a, 6b, 6c

5 Quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận, quận 10 và huyện Bình Chánh

6 Sở Tài nguyên môi trường, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Chánh và Viện nghiên cứu phát triển Thành phố.

7 Quận 1, quận 3 và huyện Bình Chánh

8 Công ty TNHH một thành viên thu gom rác Da Phát (huyện Bình Chánh) và Doanh nghiệp tư nhân thu gom rác Thanh Bình (Huyện Hóc Môn), công ty TNHH thu gom, vận chuyển rác Thành Vạn (quận 11), Công ty

TNHH thương mại dịch vụ kỹ thuật môi trường Biển Xanh (huyện Bình Chánh)

9 Tổ 1, 2, 3 (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh)


nhân dẫn đến sai khác này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chính sách giúp thành phố có thể điều tiết cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH hiệu quả hơn.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trong bối cảnh từng khu phố, từng ấp nhân dân trong toàn thành phố đang phấn đấu để được công nhận là Khu phố/ấp văn hóa; cùng toàn thành phố xây dựng một thành phố năng động, xứng đáng là trung tâm kinh tế- xã hội của cả nước; xây dựng và vận hành hiệu quả một hệ thống thu gom CTRSH góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị thành phố và chất lượng đời sống dân cư, đưa các danh hiệu thi đua trong cộng đồng đạt đến những kết quả thực chất hơn.

Một số phân tích và đề xuất giải pháp chính sách của đề tài có thể là nguồn tham khảo cho các đô thị khác của Việt Nam.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Bối cảnh nghiên cứu và tổng quan đề tài

Chương 2: Can thiệp của nhà nước vào thị trường dịch vụ thu gom CTRSH

Chương 3: Thực trạng điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM

Chương 4: Khuyến nghị chính sách


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1.Bối cảnh nghiên cứu đề tài

Dịch vụ thu gom CTRSH có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và dân cư (sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị…). Đặc biệt ở các đô thị lớn như TPHCM- với lượng xả thải bình quân trên 5000 tấn/ngày10- nếu CTRSH bị ứ đọng, không thu gom kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế- xã hội. Hơn hết, đó là mầm bệnh với nguy cơ lan tỏa, lây nhiễm rất nhanh. Vì lẽ đó, một đô thị càng phát triển thì càng phải có một hệ thống thu gom CTRSH có mức bao phủ hợp lý, được điều tiết vận hành hiệu quả.

3,000,000


2,500,000


2,000,000


1,500,000


1,000,000


500,000


-

Hình 1.1: Biểu đồ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm tại TPHCM


1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

(Nguồn: Số liệu thống kê giai đoạn 1992- 2009, Phòng quản lý chất thải rắn, Sở TNMT) Tại TPHCM hiện nay, dịch vụ thu gom CTRSH do cả nhà nước (công ty DVCI quận/huyện) và tư nhân (các tổ LRDL, HTX, doanh nghiệp…) cung ứng; trong đó, tư nhân chiếm trên 60% khối lượng thu gom11. Hoạt động của các công ty DVCI quận/huyện, các HTX đã được Luật doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã điều chỉnh.


10 Số liệu thống kê giai đoạn 1992- 2009, Phòng quản lý CTR, Sở TNMT TPHCM

11 Phòng QLCTR- Sở TNMT, 2010


Đối với hoạt động thu gom rác của tư nhân, TP đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom chất thải rắn dân lập trên địa bàn thành phố (quy chế 542412), quy định khá chi tiết tổ chức và hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập.

Quy chế này giao cho UBND phường/xã quản lý, thực hiện cấp giấy chứng nhận hành nghề rác cho các cá nhân, thành lập các tổ lấy rác dân lập ở địa phương. Trong quá trình hoạt động, các tổ LRDL được quyền tự thu, tự chi và không phải trích nộp ngân sách. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm từ ngày quy chế có hiệu lực, thực tế cho thấy hoạt động của các lực lượng thu gom rác dân lập chưa đạt các yêu cầu của thành phố.

Về bản chất, thu gom CTRSH đã là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhưng từ trước đến nay, những người có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này- trừ các doanh nghiệp, HTX- chưa từng thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Trong khi đó, ngân sách thành phố hàng năm vẫn phải chi gần 1000 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác13.

“Nhằm giảm gánh nặng trong công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố, tiến đến xóa bỏ bao cấp trong công tác này 14, thành phố ban hành Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn TPHCM. Theo đó, thành phố tiếp tục giao cho phường/xã quản lý các

tổ LRDL nhưng đồng thời giao cho phường/xã nhiệm vụ trực tiếp thu khoản phí thu gom từ các hộ dân- trước đây do các tổ LRDL thu phí. Sau khi thu phí, UBND phường/xã sẽ trích lại phí quản lý (20%) rồi nộp toàn bộ số phí thu được cho Phòng tài chính quận/huyện. Phòng tài chính sẽ tiến hành chi trả cho các đơn vị thu gom.

Với nội dung như trên, Quyết định 88 bị phản đối không chỉ bởi lực lượng thu gom rác dân lập mà ngay cả các Phường/xã, Quận/huyện cũng chưa đồng thuận15. Trước tình hình này, thành phố đã xem x t, thừa nhận một vài điểm không hợp lý cần phải điều chỉnh. Ngay sau đó, Công văn liên ngành 7345/LCQ-TNMT-TC-CT ngày 07/10/2009 về việc hướng dẫn



12 UBND Thành phố Hồ Chí Minh (1998), “ uyết định 5424/1998/ Đ-UB- LĐT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn TPHCM”- gọi tắt là quy chế 5424.

13 Nguyễn Thanh (2009), “Triển khai thu phí vệ sinh và phí BVMT theo quy định mới: Không ảnh hưởng đến lực lượng thu gom rác dân lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường, truy cập ngày 28/2/2011 tại địa chỉ: http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id=66317&code=RFG1D66317

14 Nguyễn Thanh (2009), “Triển khai thu phí vệ sinh và phí BVMT theo quy định mới: Không ảnh hưởng đến lực lượng thu gom rác dân lập , Bộ Tài nguyên và Môi trường, truy cập ngày 28/2/2011 tại địa chỉ: http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id=66317&code=RFG1D66317

15 Những ngày đầu tháng 6/2009, lực lượng này tập trung trước trụ sở Sở Tài nguyên môi trường thành phố

để phản đối (cao điểm là ngày 8/6, hơn 300 người đã tập trung trước cửa Sở TNMT). Một vài nơi, lực lượng này đã không tổ chức thu gom, gây ra lượng rác tồn ứ trong khu dân cư.


thực hiện Quyết định 88/2008/QĐ-UBND được ban hành, có điều chỉnh quy định về cơ quan thu phí và tỷ lệ trích giữ lại cho phường/xã (10%)

Bên cạnh khó khăn trong tổ chức quản lý lực lượng thu gom CTRSH, về mặt chất lượng dịch vụ cung ứng vẫn còn nhiều hạn chế. Không thể phủ nhận lực lượng thu gom CTRSH toàn thành phố đã có nhiều nỗ lực góp phần giữ gìn môi trường thành phố. Tuy nhiên, do hạn chế ban đầu từ khâu tổ chức, quản lý nên quá trình triển khai thực hiện còn rất manh

mún. Tuy kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp Tỉnh (PAPI) ở Việt Nam (2010)16 cho thấy chỉ số hài lòng về chất lượng dịch vụ công (trong đó có dịch vụ thu gom CTRSH) của người dân thành phố Hồ Chí là khá cao (cao nhất trong 30 tỉnh/thành phố) nhưng điều đó không có nghĩa là toàn thành phố hài lòng với chất lượng dịch vụ này.

Hàng ngày, không khó để nhìn thấy tình trạng rác sinh hoạt tràn ra lòng đường hay ứ đọng hàng giờ ngoài ngò các con phố. Bên cạnh đó là kỹ thuật thu gom chưa kh p kín, mùi ôi thiu của rác tại điểm tập trung rác chờ vận chuyển đến nơi xử lý gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của cư dân.

Tất cả những diễn biến trên cho thấy thành phố hiện vẫn chưa có một chính sách thỏa đáng- hiểu theo nghĩa có thể cung ứng dịch vụ có chất lượng tốt, được tổ chức cung ứng có quy mô, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước- trong điều tiết hoạt động thu gom CTRSH.

1.2.Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu về quản lý CTRSH là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Riêng nghiên cứu dựa trên thực trạng của TPHCM, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường (CENTEMA)- thuộc Đại học Văn Lang- dưới sự chủ trì của TS Nguyễn Trung Việt, đã thực hiện báo cáo khoa học “ uy hoạch tổng thể hệ thống hành chính quản lý CTR đô thị TP.Hồ Chí Minh” (1998). Báo cáo là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về CTR ở TPHCM. Báo cáo khẳng định ba kết luận quan trọng: một là, hệ thống quản lý CTR đô thị được xây dựng xuyên suốt từ thành phố đến quận/huyện. Hai là, trong hệ thống này tồn tại cả hai thành phần kinh tế- nhà nước và tư nhân- cùng hoạt động với hiệu quả khác nhau. Ba là, hệ thống càng ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm mà nhược điểm lớn nhất là trình độ cán bộ quá thấp và cơ sở vật chất quá nghèo nàn.


16 CECODES (2010), “Chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam , Trung tâm công tác lý luận MTTQVN, UNDP.


Một nghiên cứu khác tiếp cận từ góc độ quy phạm pháp luật, chủ yếu là Luật bảo vệ môi trường 2005, tác giả Giang Thị Yến (2006) đã phân tích nội dung quản lý nhà nước về CTRSH tại TPHCM. Theo đó, thu gom là một trong số các nội dung cơ bản của quản lý

nhà nước về CTRSH: “ uản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải17”. Xã hội hóa quản lý CTRSH là một trong hai giải pháp chính sách mà tác giả trình bày trong nghiên cứu. Đưa ra kinh nghiệm, cách làm của một số nước, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của việc huy động các nguồn lực khác nhau vào thực hiện thu gom CTRSH, tác giả cho rằng

thành phố sẽ có một hệ thống thu gom tốt hơn nếu có một số hỗ trợ cho các lực lượng thu gom thuộc khu vực tư nhân.

Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý lực lượng thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM” (Trần Nhật Nguyên, 2008), tác giả đã mô tả hiện trạng tổ chức cung ứng dịch vụ của 4 chủ thể: các công ty DVCI quận/huyện, các HTX, các nghiệp đoàn lao động và lực lượng rác dân lập. Thông qua phương pháp SWOT, tác giả đã so sánh các hình thức thu gom hiện có tại TPHCM. Cùng với việc sử dụng kết quả điều tra khảo sát, dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chính sách. Trong đó, có đề nghị lực lượng thu gom CTR dân lập phải đăng ký ngành nghề hoạt động, được hưởng các quyền cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ như quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 1:

Tác giả đã trình bày tổng quan về một số can thiệp của chính quyền TPHCM đối với hoạt động thu gom CTRSH. Thành phố hiện có hai lực lượng chính tham gia cung ứng dịch vụ thu gom, thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Các công ty DVCI, HTX được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật HTX. Riêng đối với các tổ LRDL, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chính sách điều tiết nhưng khi triển khai thực thi chưa tạo sự đồng thuận cao từ các bên liên quan.

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về chủ đề này. Tác giả đề cập đến một trong những nghiên cứu đầu tiên về quản lý CTR tại TPHCM của Nguyễn Trung Việt và cộng sự (1998) và hai nghiên cứu gần đây của Giang Thị Yến (2006) và Trần Nhật Nguyên (2008). Các nghiên cứu đã cung cấp những góc nhìn khác nhau về thực trạng cung ứng các dịch vụ



17 Điều 3, Khoản 12, Luật Bảo vệ môi trường 2005


liên quan đến thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại TPHCM và đề xuất một số giải pháp chính sách có thể giúp thành phố xây dựng được mạng lưới cung ứng các dịch vụ liên quan đến CTR, trong đó có dịch vụ thu gom CTRSH- được tốt hơn. Đa số các giải pháp đã đặt trọng tâm tác động vào khu vực tư nhân.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí