Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Thông Qua Du Khách Quốc Tế


Những sản phẩm này phải đảm bảo sự khác lạ, mang tính đặc trưng của điểm du lịch mà nơi khác không có (Một số du khách từ các nước phát triển ưa chuộng một vài sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam như: lụa tơ tằm, thổ cẩm, gốm sứ, đồ giả cổ, tranh tượng nghệ thuật…). Tuy nhiên, ngày nay mua sắm trong khi du lịch đã trở nên đa dạng hơn trước. Các sản phẩm hàng hoá được du khách mua cũng phong phú hơn. Nó không chỉ được dùng làm quà kỷ niệm, quà tặng, quà biếu mà nó còn là đồ dùng, những vật dụng có giá trị sử dụng cho sinh hoạt, cho đời sống hàng ngày. Trước đây, việc mua sắm hàng hoá tại nơi du lịch thường là những hàng hoá gọn nhẹ, nhỏ, thuận tiện cho vận chuyển. Nhưng giờ đây, giới hạn về sản phẩm trong mua sắm không còn nữa, du khách có thể mua bất cứ sản phẩm nào mà họ cho là phù hợp, cần thiết với họ và đáp ứng những mong muốn khác nhau, điều này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nhu cầu của từng thị trường khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngoài nhu cầu tham quan giải trí họ còn có nhu cầu mua sắm, hàng hoá họ thường quan tâm mua sắm là: Những loại hàng dùng để làm kỷ niệm chuyến đi, vì vậy nó phải mang tính đặc thù của Việt Nam; hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, tranh nghệ thuật; Những loại hàng tiêu dùng như: Quần áo, dày giép, túi xách có những nét đặc sắc của Việt Nam mà họ ưa thích như áo dài Việt Nam…Ngoài ra còn nhiều loại hàng thực phẩm khô, thực phẩm đã qua chế biến, hoa quả…Tất cả các loại hàng hoá đó bán cho khách du lịch quốc tế ở các chợ, các cửa hàng, các trung tâm mua sắm ở Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp thu ngoại tệ, được gọi là xuất khẩu hàng hoá tại chỗ. Như vậy có thể khái quát về xuất khẩu hàng hoá tại chỗ là: Việc bán hàng cho khách Du lịch được thực hiện trên đất Việt Nam và thu ngoại tệ về cho đất nước. Hàng hóa khách du lịch thường mua là hàng mang tính đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ... và một số mặt hàng miễn thuế được bán tại cửa khẩu. Xét dưới góc độ tiêu thụ hàng hoá, mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã góp phần vào việc tăng lượng người tiêu dùng hàng hoá Việt Nam. Thông qua các công ty du lịch, hàng năm đã làm tăng thêm cho đất nước ta hàng triệu khách hàng. Các hãng du lịch dẫn khách thăm quan, đến các chợ các trung tâm mua sắm, các làng nghề.

Bằng các hoạt động thăm quan các xưởng sản xuất thủ công, được trực tiếp nhìn thấy những bàn tay tài ba của người thợ thủ công làm ra những sản phẩm tuyệt tác, nếu khách du lịch ưng ý có khi họ trả giá cao gấp 10 lần giá trị sản phẩm, người sản xuất đã


có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không phải thông qua khâu trung gian. Hoạt động mua sắm trong du lịch có tác động tích cực đến thu nhập xã hội, qua tiêu dùng, du lịch tác động lên lĩnh vực lưu thông do vậy ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển sản xuất hàng hoá đặc biệt là hàng thủ công truyền thống. Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật hình thức. Do vậy du lịch mua sắm góp phần định hướng cho sự phát triển của ngành sản xuất về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuấ

Các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, khi về nước họ sẽ là người tiếp thị hàng hoá Việt Nam trên đất nước của họ, thương gia nước ngoài có thể trực tiếp nhìn thấy và sử dụng sản phẩm của công ty, nếu ưng ý, họ sẽ đặt những lô hàng lớn.. Ở Việt Nam nhiều năm qua, gốm sứ Hải Dương có những đơn hàng đều đặn từ Nhật Bản, có được những đơn hàng này là nhờ vào những sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, thông qua những showroom ở các chuỗi nhà hàng, khách sạn của Saigontourist, nơi mà khách du lịch Nhật đã thăm quan và mua sắm trong các chuyến đi du lịch tại Việt Nam

Du lịch mua sắm góp phần điều chỉnh thị trường, giúp các nhà sản xuất định hướng sản phẩm, thu hút khách, điều chỉnh chính thị trường khách của mình, hướng khách hàng đến với sản phẩm sản xuất ra. Thông qua mua sắm, tiêu dùng sử dụng dịch vụ hàng hoá giữa khách du lịch và người dân địa phương đã hình thành nên mối quan hệ văn hoá giữa du khách và người dân bản xứ. Những sản phẩm hàng hoá được bán cho du khách cũng là một phương tiện truyền bá các giá trị văn hoá dân tộc. Du khách tìm mua những sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để thấy được nét văn hoá đặc sắc của địa phương, của dân tộc. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, khi có nhu cầu mua sắm họ thường tìm đến những khu vực kinh doanh có tập trung nhiều chủng loại hàng hoá để lựa chọn, đó có thể là các chợ lớn, các hội chợ, các trung tâm mua săm lớn, các showroom giới thiệu hàng xuất khẩu, các cơ sở làng nghề, các quầy hàng ở khách sạn.

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch thông qua du khách quốc tế

a) Chính sách nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Chính sách của nhà nước mà cụ thể là các chính sách thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm hàng hoá mà khách du lịch quốc tế mua, nếu được hoàn thuế giá trị gia tăng, thì việc này đã gián tiếp làm cho giá hàng hoá rẻ đi, kích thích sự mua sắm của khách du lịch, góp phần làm tăng lượng hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu tại chỗ.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 5

Chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển sản phẩm phục vụ du khách quốc tế, gồm các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, chính sách khuyến khích nghiên cứu sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm phục vụ du khách quốc tế

Chính sách hải quan bao gồm những mặt hàng nào được mang ra khỏi nước sở tại, những mặt hàng nào không được mang ra, đặc biệt là những hàng thủ công mỹ nghệ giả cổ, nếu chính sách rõ ràng, thủ tục thông thoáng, khách mua hàng khi làm thủ tục xuất cảnh không gặp những trở ngại không đáng có, sẽ kích thích khách mua nhiều hơn. Ngược lại nếu chính sách không rõ ràng, thủ tục xuất cảnh, phức tạp, nhiêu khê sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách du lịch quốc tế.

Chính sách nhập cảnh trong thời điểm dịch Covid-19, du khách nhập cảnh vào Việt Nam có giấy chứng nhận tiêm từ hai mũi vaccine trở lên và xét nghiệm PCR của nước sở tại và được xét nghiệm nhanh tại sân bay đến thì được nhập cảnh vào Việt Nam.

b) Các điểm du lịch và khu mua sắm

Khi đi du lịch, ngoài nhu cầu tham quan các danh lam - thắng cảnh của đất nước sở tại, một nhu cầu thiết thực khác của du khách là được vui chơi, thư giãn. Do đó, nơi nào có nhiều điểm vui chơi giải trí phù hợp với sở thích của khách du lịch thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn và ngược lại thì họ sẽ ít chi tiêu hơn. Hơn nữa khách du lịch, ngoài việc tham quan, thư giãn còn có nhu cầu mua sắm hàng hoá, nhưng đa số du khách thường không thông thạo các điểm bán hàng và không có nhiều thời gian để tìm kiếm, vì vậy họ chỉ muốn tập trung vào những khu mua sắm tập trung, có đủ các loại hàng cho họ lựa chọn, vì vậy nơi nào, nước nào hay một khu du lịch nào có những trung tâm mua sắm hấp dẫn, với những sản phẩm đặc thù của địa phương của đất nước, hoặc giá các sản phẩm rẻ hơn đất nước của khách du lịch, thì sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tăng mức chi tiêu của du khách lên. Tiêu chí để trở thành điểm mua sắm thú vị đó là những điểm bán hàng đáp ứng được các tiêu chí như: mặt hàng đa dạng, phong phú; giá cả hợp lý; dịch vụ hậu mãi tốt; có dịch vụ bao quát (phương thức thanh toán đa


dạng, vận chuyển tận nơi, đóng gói bao bì chuyên nghiệp...); thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng; vị trí gần các điểm tham quan; có dịch vụ hỗ trợ (bãi xe, chỗ ngồi nghỉ khi mua sắm...). Trên thế giới ngày nay, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các khu mua sắm sầm uất tại Hồng Kông, các khu vui chơi giải trí kín đặc khách du lịch tại Thái Lan, các con phố chuyên bán các mặt hàng truyền thống tại Thâm Quyến, hay thiên đường hàng nhái tại Quảng Châu.

c) Hàng hóa và dịch vụ bán hàng tại địa điểm du lịch

Hoạt động mua sắm trong khi đi du lịch là một việc làm tự nhiên gắn bó hữu cơ với việc đi du lịch. Ban đầu, du khách mua các sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để làm quà tặng, quà biếu cho người thân, cho bạn bè hay để kỷ niệm về chuyến đi du lịch, những sản phẩm này phải đảm bảo sự khác lạ, giàu tính truyền thống, độc đáo mang tính đặc trưng của điểm du lịch mà nơi khác không có. Tuy nhiên, ngày nay mua sắm trong khi du lịch đã trở nên đa dạng hơn trước, các sản phẩm hàng hoá được du khách mua cũng phong phú hơn, nó không chỉ được dùng làm quà kỷ niệm, quà tặng, quà biếu mà nó còn là đồ dùng, những vật dụng có giá trị sử dụng cho sinh hoạt, cho đời sống hàng ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo được những nét đặc trưng cho văn hoá từng vùng, mẫu mã, kiểu dáng có những nét mới lạ, độc đáo, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Nếu là hàng hoá cùng loại thì giá cả phải rẻ hơn.

Chất lượng dịch vụ bán hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm hàng hoá của khách du lịch quốc tế, dịch vụ bán hàng tốt thì bán được nhiều hàng và ngược lại. Dịch vụ bán hàng bao gồm yếu tố văn minh lịch sự, tạo mọi điều kiện cho khách hiểu biết về sản phẩm, cách thức sử dụng thưởng thức sản phẩm, đóng gói và vận chuyển ra tận sân bay.

d) Sản phẩm du lịch và khách du lịch

Sản phẩm du lịch có thể kể ra là: du lịch thăm quan, du lịch chữa bệnh chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng; du lịch hội thảo, du lịch mua sắm… Mỗi sản phẩm du lịch có mức độ chi tiêu khác nhau đối với mỗi khách du lịch như: du lịch tham quan thì mức chi tiêu ít hơn, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch chơi golf, thì du khách sẽ chi tiêu nhiều hơn. Mỗi thị trường có sở thích khác nhau về sản phẩm du lịch, khách du lịch đến từ các quốc gia châu Âu thích được về với thiên nhiên, ở trong nhà lá, đi rừng và leo núi, khách đến từ các nước châu Á lại thích được nghỉ ngơi tiện nghi, sử dụng các


dịch vụ chăm sóc đặc biệt với giá cả rẻ hơn nhiều so với quốc gia của họ. Ví dụ như khách Nhật Bản thì thích spa, khách Hàn Quốc thì thích đánh Golf.

e) Giá cả tour du lịch

Khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài, trước mỗi chuyến đi đều tính toán dự trù các khoản chi của mình. Du khách có thể mua sắm nhiều hay ít, tùy thuộc vào các khoản chi liên quan như đi lại, ăn ở...Nếu các khoản chi liên quan này, chiếm một tỷ lệ cao trong chuyến đi sẽ làm giảm sức mua các mặt hàng khác (đồ lưu niệm, quà tặng; vui chơi) của du khách trong quá trình du lịch.

Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, chi phí Giá tour của một lượt khách đến Việt Nam chiếm 2/3 tổng chi phí họ bỏ ra trong suốt chuyến đi. Khiến cho số tiền du khách bỏ ra để mua sắm hàng hóa và vui chơi chỉ đạt trung bình 282 USD/người. Ít hơn rất nhiều so với số tiền du khách bỏ ra khi du lịch tại Thái Lan (khoảng 500 - 700USD/khách).

1.2.2.3. Vai trò của xuất khẩu dịch vụ du lịch

Nhiều quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa chính trị của nước mình, đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì ý nghĩa to lớn như vậy, các quốc gia này, ở phạm vi và mức độ khác nhau, đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực cũng như ban hành các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành du lịch phát triển. Mặc dù vậy, xuất phát từ sự đặc thù của ngành du lịch mang đậm nét tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Một trong những hạn chế có tác động rõ rệt và mang tính quyết định đó là sự thừa nhận về vị trí, vai trò của du lịch và khả năng nhận hỗ trợ từ các ngành kinh tế khác, các chủ thể kinh tế, xã hội và đặc biệt từ các cấp quản lý, lãnh đạo trung ương cũng như địa phương chưa thực sự mãnh mẽ và rõ rệt.

Khi nhìn dưới góc độ kinh tế - xã hội, du lịch luôn là một ngành có tính trường tồn và bền vững cao so với các ngành kinh tế khác. Nguyên do vì, các nguồn tài nguyên du lịch dưới dạng vật thể và phi vật thể theo quy luật chung luôn được coi là hữu hạn, thì bên cạnh đó còn một số hợp phần khác cũng cần phải được tính đến. Chúng được khéo léo ẩn và tích tụ trong các “chuỗi dịch vụ” để hình thành nên các sản phẩm du lịch


và thậm chí tồn tại trong cả những đối tượng sử dụng dịch vụ - đó là những “người khách du lịch”. Những yếu tố này là tác nhân không thể thiếu được để tạo ra cầu cho hoạt động du lịch, hay có thể xem là “nguồn tài nguyên du lịch” vô cùng to lớn và bất tận. Bởi lẽ, trong thế giới ngày càng phát triển với tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, giao thông thuận tiện, phương tiện truyền thông tiện ích, và mặc dù có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như thiên tai, chính biến, chiến tranh, khủng bố,... nhưng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, đầu tư, thương mại,... giữa các quốc gia, vùng miền không những không dừng lại mà vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo các nhu cầu dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng gia tăng. Trong khi, các nguồn tài nguyên khác như tự nhiên, nhân tạo, tái tạo phục vụ cho các ngành kinh tế khác ngày càng suy giảm và có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt bởi nhu cầu khai thác, sản xuất, chế biến và tiêu thụ của con người và toàn xã hội ngày càng phát triển.

Mặt kháс, xuất khẩu dịсh vụ du lịсh сó táс động vô сùng tíсh сựс tới сán сân thương mại quốс giа. Thựс tế, một số quốс giа đаng рhát triển như Việt Nаm trоng điều kiện сán сân thương mại thâm hụt, nếu сó thể giа tăng xuất khẩu dịсh vụ du lịсh sẽ giúр giảm bớt trầm trọng thâm hụt сán сân thương mại

Thео báо сáо сủа tổ сhứс du lịсh thế giới UNWTО 2019, du lịсh quốс tế năm 2019 đóng góр 9,4% GDР thế giới. Năm 2019, dоаnh thu từ du lịсh quốс tế trên thế giới đạt 1,7 ngìn tỷ USD. Du lịсh сũng là một trоng những ngành сó tốс độ tăng trưởng và рhát triển nhаnh nhất. Từ năm 2011 đến năm 2018, xuất khẩu du lịсh đượс ghi nhận сó tốс độ tăng trưởng nhаnh hơn xuất khẩu hàng, giảm thâm hụt thương mại ở nhiều nướс. Mặс dù trоng năm 2020, du lịсh quốс tế сũng сhịu nhiều tổn thất như сáс ngành nghề kháс vì đại dịсh Соvid-19. Thео dữ liệu mới nhất сủа Tổ сhứс Du lịсh Thế giới (UNWTО), сáс điểm đến trên hế giới đã sụt giảm 900 triệu lượt kháсh quốс tế trоng khоảng thời giаn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nаy sо với сùng kỳ năm 2019. Lượng kháсh du lịсh sụt giảm đồng nghĩа với việс thất thu 935 tỷ USD tổng thu từ lượng kháсh quốс tế. Tuy nhiên, сùng với sự xuất hiện сủа vắс xin và сáс biện рháр ổn định сủа сhính рhủ сáс nướс, du lịсh thế giới đượс dự báо sẽ сó sự tăng trưởng nhẹ trở lại trоng năm 2021.

Qua cái nhìn tổng thể, vai trò và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch không thể


phủ nhận được. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những khiếm khuyết khi đánh giá về giá trị đóng góp thực sự của ngành du lịch trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc xác định rõ sự đóng góp và tác động tích cực của nó vào bức tranh chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu là vô cùng cần thiết, qua đó thấy được ý nghĩa cốt lõi của vấn đề cần xem xét, để có cái nhìn tích cực hơn về du lịch và vạch ra phương hướng đầu tư, phát triển một cách hiệu quả hơn. Với cách tiếp cận theo hướng trên, dưới đây là phương thức và tiêu chí đánh giá đóng góp của ngành du lịch vào GDP quốc gia để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của ngành du lịch.

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn và cũng còn phải đương đầu với không ít thách thức và khó khăn phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn khu vực. Để có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực của riêng bản thân ngành du lịch, rất cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ tất cả các cấp, các ngành. Trong đó cần phải có đột phá ngay từ khâu nhận thức về du lịch, mọi quyết định phát triển du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính trị cấp quốc gia.

Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầu và đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá. Toàn ngành du lịch, trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa phương, cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thị trường, nhạy bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua đó sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Với những định hướng cơ bản trên, nếu vận dụng và thực thi tốt, chắc chắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

2.1 Sự cần thiết phát triển ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam


Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX).

Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế: Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tình đến thời điểm này, hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng… được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá…

Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ xuất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Chính đặc điểm này rất phù hợp với tình hình

Nước ta- một nước còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam điều đó có ý nghĩa to lớn. Du lịch là cầu nói giao lưu kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023