Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực


rộng tùy vào điều kiện cụ thể. Với các CTCK có xu hướng mở rộng hoạt động nên triển khai các hoạt động mới như tư vấn về các vấn đề tài chính hiện đại (mua bán sáp nhập, thâu tóm, tái cấu trúc vốn, hợp nhất...), tạo lập thị trường... hướng tới trở thành CTCK tổng hợp. Với các CTCK có xu hướng thu hẹp hoạt động, tập trung vào một hoặc hai hoạt động nghiệp vụ thế mạnh cũng cần mạnh dạn thanh lọc những hoạt động không đem lại hiệu quả để tập trung nguồn lực cho những hoạt động còn lại - hướng tới trở thành CTCK chuyên môn hóa.

Cho dù CTCK mở rộng hay thu hẹp hoạt động thì các CTCK đều cần xây dựng qui trình nghiệp vụ cho các hoạt động cụ thể. Đối với mỗi hoạt động nghiệp vụ của CTCK đều đòi hỏi phải được tiến hành theo những qui trình riêng biệt. Do vậy việc xây dựng một qui trình chuẩn gồm các bước không quá phức tạp nhưng cũng không quá đơn giản cho mỗi hoạt động là yêu cầu không thể thiếu đối với các CTCK. Việc xây dựng qui trình cho các hoạt động nghiệp vụ phải dựa vào tính chất của từng hoạt động và điều kiện hỗ trợ thực hiện các hoạt động. Một qui trình cho một hoạt động nghiệp vụ cụ thể được coi là hoàn thiện, chuẩn khi các bước trong qui trình phải tạo ra được sự logic trong công việc và thời gian thực hiện mỗi bước phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định của công ty.

Bên cạnh việc có được một qui trình hợp lý, vấn đề tiếp theo mà các CTCK cần tuân thủ đó là việc thực hiện đúng theo các bước trong qui trình mới là yếu tố quyết định. Đôi khi nhân viên hành nghề lại làm tắt một số công đoạn trong qui trình, điều này có thể dẫn tới những rủi ro nhất định cho công ty.

Cùng với việc xây dựng qui trình cho các hoạt động nghiệp vụ, các CTCK còn cần phải xây dựng qui trình quản trị rủi ro cho toàn bộ hoạt động của


công ty, có cơ chế giám sát rủi ro rõ ràng. Cơ chế giám sát rủi ro phải đảm bảo được việc giám sát tại chỗ (giám sát tại mỗi bộ phận, phòng ban), giám sát chéo (giám sát giữa các bộ phận, phòng ban) và giám sát chung (từ ban giám đốc tới từng nhân viên). Các CTCK phải đảm bảo được rằng toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty được phổ biến và quán triệt sâu sắc các bước trong qui trình quản trị rủi ro, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các qui trình. Định kỳ, hoạt động giám sát rủi ro phải được báo cáo cho các cấp có thẩm quyền từ cấp phòng ban, bộ phận nghiệp vụ tới ban giám đốc và tới hội đồng quản trị từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững của CTCK.

Để có thể xây dựng qui trình quản trị rủi ro, các CTCK cần phải nhận diện được các loại rủi ro mà trong quá trình hoạt động mà CTCK có thể gặp phải. Trên cơ sở đó, sẽ xây dựng qui trình quản trị rủi ro chung cho hoạt động của công ty và có những phương pháp quản trị rủi ro riêng cho mỗi hoạt động nghiệp vụ cụ thể.

Trong vấn đề tái cấu trúc hoạt động, các CTCK cũng cần phải áp dụng phương pháp quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay vấn đề quản trị công ty theo chuẩn mực đã được qui định và được áp dụng đối với các công ty niêm yết đại chúng, tuy nhiên số CTCK niêm yết trên sàn lại quá ít (4/79 công ty). Các CTCK cần nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế sẽ đem lại hiệu quả trong công việc cao hơn và đó cũng chính là một trong những nhân tố làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động. Do vậy, vấn đề quản trị công ty cũng cần được các CTCK quan tâm xem xét trong quá trình tái cấu trúc công ty, không cần phải chờ đến khi luật pháp qui định mới thực hiện.


Thiết lập mô hình tổ chức quản lý phù hợp

Mô hình tổ chức quản lý của CTCK sẽ phụ thuộc vào mô hình hoạt động của chính CTCK đó. Mô hình hoạt động của các CTCK có thể là CTCK tổng hợp hoặc là CTCK chuyên môn hóa. Với mỗi mô hình hoạt động khác nhau thì mô hình tổ chức quản lý của các CTCK cũng sẽ khác nhau.

+ Với mô hình CTCK tổng hợp, cơ cấu tổ chức hoạt động của CTCK nên được bố trí thành các phòng ban theo tính chất của hoạt động nghiệp vụ. Theo đó, với hoạt động của CTCK gồm 4 mảng hoạt động chính (4 nghiệp vụ mà luật chứng khoán cho phép) thì các CTCK phải có 4 phòng ban độc lập cho 4 nghiệp vụ đó: Phòng môi giới; phòng bảo lãnh phát hành, phòng tự doanh; phòng tư vấn đầu tư chứng khoán. Hoạt động tư vấn tài chính của CTCK nên bố trí ngay trong phòng bảo lãnh phát hành vì hoạt động tư vấn tài chính sẽ hỗ trợ cho hoạt động bảo lãnh phát hành. Ngoài 4 phòng chính cho 4 hoạt động nghiệp, còn có các phòng ban thực hiện các hoạt động phụ trợ khác hỗ trợ cho các hoạt động của CTCK. Do đó, CTCK cần xem xét thành lập và bố trí sao cho hợp lý và đảm bảo được tính hiệu quả trong công việc.

Riêng đối với phòng tự doanh cần chia nhỏ thành hai bộ phận đó là tự doanh trái phiếu và tự doanh cổ phiếu, không nên để một nhân viên vừa tiến hành tự doanh trái phiếu vừa tiến hành tự doanh cổ phiếu.

Ngoài ra, các CTCK cần có thêm bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này ngoài việc giám sát các hoạt động của công ty theo đúng qui trình làm việc do công ty ban hành, giám sát việc thực hiện đúng qui định về các chỉ tiêu an toàn tài chính của CTCK còn thực hiện việc kiểm toán nội bộ trước khi cơ quan kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán.


Phòng CNTT

Phòng R&D

Phòng Kế toán

Phòng lưu ký

Phòng Hành chính tổng hợp

Phòng Tổ chức

Bộ phận kiểm soát nội bộ

Ban giám đốc

Khối

Khối I

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCK tổng hợp có thể được mô tả tóm tắt theo sơ đồ 3.1:



Phòng tự doanh



Phòng môi giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 20


Phòng TVĐTCK

Phòng BLPH

Tự doanh cổ phiếu

Tự doanh trái phiếu

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của một CTCK tổng hợp


+ Với CTCK chuyên môn hóa, do số lượng hoạt động nghiệp vụ thực hiện ít nên cơ cấu tổ chức sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn nhưng cũng cần đảm bảo tính khoa học trong tổ chức.

Các phòng nghiệp vụ 1, 2 tùy theo hoạt động nghiệp vụ CTCK lựa chọn triển khai là hoạt động nghiệp vụ nào thì sẽ có tên cụ thể cho hoạt động nghiệp vụ đó. Các phòng phụ trợ sẽ tùy thuộc vào hoạt động nghiệp vụ mà CTCK triển khai mà sẽ có 1 phòng hoặc nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ chính.


Sơ đồ tổ chức bộ máy đối với CTCK chuyên môn hóa có thể mô tả tóm tắt theo sơ đồ 3.2.


Phòng nghiệp vụ 1

Phòng nghiệp vụ 2

Phòng phụ trợ

…….

Ban giám đốc

Bộ phận kiểm soát nội bộ


Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của một CTCK chuyên môn hóa


Tuy là CTCK chuyên môn hóa thực hiện ít hoạt động nghiệp vụ những cũng cần phải thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ để giám sát hoạt động của công ty theo đúng qui định, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm lợi ích của khách hàng.

3.2.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Hiện nay các CTCK do qui mô vốn nhỏ nên số vốn dành cho việc đầu tư vào công nghệ còn khiêm tốn do đó nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ hệ thống mạng máy tính khá lớn như rủi ro về sự cố đường truyền, rủi ro về hacker, rủi ro về mất dữ liệu... Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật về thông tin cá nhân của nhà đầu tư cũng như của chính các CTCK còn thấp. Do vậy, các CTCK cần phải tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết khi giải pháp về vốn được giải đáp. Vì đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực chứng khoán của một CTCK không phải với số vốn ít mà nó đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn lên đến con số vài triệu đôla. Do vậy, bài toán về công nghệ phải đi kèm với bài toán về vốn. Với tình hình hiện nay khi mà bài toán về vốn chưa được các CTCK


giải quyết xong thì đối với vấn đề về công nghệ các CTCK cũng vẫn phải dần từng bước được nâng cấp và hệ thống này phải có tính mở.

Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin không chỉ là đầu tư vào các máy móc, trang thiết bị (phần cứng) mà các CTCK cũng cần phải nghiên cứu đầu tư vào các phần mềm ứng dụng phục vụ cho quá trình phân tích ra quyết định của chính công ty, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư.

Để có được hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của công ty, các CTCK cần xây dựng chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin dựa trên khả năng tài chính và chiến lược phát triển chung của công ty. Trước mắt khi các CTCK không thể đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng thông tin thì có thể đầu tư từng phần và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc đầu tư vào phần nào trong tổng thể hệ thống, ví dụ như ưu tiên đầu tư cho thiết bị đường truyền, xử lý thông tin nhận, nhập và thông báo kết quả lệnh của nhà đầu tư.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là vấn đề trọng tâm quyết định sự thành bại trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK thì yêu cầu về trình độ nghiệp vụ chuyên môn và thực tế lại càng đòi hỏi cao hơn so với lĩnh vực kinh doanh khác. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các CTCK cần chú trọng tới vấn đề tuyển dụng, đào tạo và chế độ đãi ngộ lương, thưởng nhân viên.

Xây dựng kế hoạch và tuyển dụng cán bộ có trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp: Trước hết các CTCK cần phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của công ty trong một khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, công ty phải xác định được nhu cầu về số lượng nhân viên cho mỗi hoạt động nghiệp vụ để từ đó có kế hoạch tuyển


dụng, tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt, chất lượng nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Để chuẩn hóa đội ngũ nhân viên sau này thì ngay từ khâu tuyển dụng các CTCK cần có các tiêu chí rõ ràng, cụ thể cho mỗi vị trí công việc và mức độ yêu cầu nhân viên ở các vị trí công việc là khác nhau. Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới chỉ yêu cầu nhân viên của các CTCK phải có ba chứng chỉ chuyên môn (chứng chỉ về chứng khoán cơ bản, phân tích đầu tư và luật chứng khoán) và điều kiện để nhân viên thi lấy chứng chỉ hành ở vị trí nào cũng chỉ cần có ba chứng chỉ chuyên môn trên. Do đó, yêu cầu đầu vào của nhân viên ở các CTCK còn thấp, mang tính chất chung chung. Các CTCK chưa chú trọng vào việc phân loại nhân viên từ khâu tuyển dụng.

Sắp tới điều kiện để được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề sẽ khắt khe và yêu cầu cao hơn, số chứng chỉ chuyên môn sẽ được tăng lên và các chứng chỉ chuyên môn này sẽ khác nhau cho các vị trí công việc khác nhau. Để có chứng chỉ hành nghề môi giới cần phải có ba (03) chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bàn về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính cần năm (05) chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm: ba (03) chứng chỉ đối với hoạt động môi giới, chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; chứng chỉ hành nghề quản lý quĩ gồm: năm (05) chứng chỉ đối với hoạt động phân tích tài chính và chứng chỉ quản lý quĩ và tài sản. Vì vậy, đây sẽ là những điều kiện tối thiểu mà các CTCK cần phải đưa ra, yêu cầu cho các ứng cử viên trong khâu tuyển dụng với các vị trí công việc khác nhau, ngoài ra các CTCK có thể có thêm những tiêu chuẩn khác phù hợp với văn hóa công ty và với sự phát triển của thị trường.


Đặc biệt đối với hoạt động tư vấn đầu tư, các CTCK cần nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân viên vì với vị trí này các CTCK cần phải lựa chọn những người ngoài việc có trình độ trong chuyên môn còn cần phải có tác phong giao tiếp, nói có sức thuyết phục người nghe. Đối với các hoạt động khác cần sức mạnh tập thể nhưng riêng hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán lại đòi hỏi sức mạnh của mỗi cá nhân trong công việc mình đảm nhiệm vì mỗi nhân viên tư vấn sẽ trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Uy tín của nhân viên tư vấn và đó cũng chính là uy tín của CTCK có được khi khách hàng đạt được kết quả tốt sau khi được tư vấn. Do vậy, yếu tố lưu loát trong hành xử, ứng xử bên cạnh trình độ và kinh nghiệm sẽ làm nên thành công của một nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán.

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo: các CTCK cần kết hợp giữa hình thức đào tạo trong công việc với đào tạo theo chuyên đề, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.

Với hình thức đào tạo trong công việc (in job trainning), các CTCK sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo nhưng lại làm tăng hiệu quả trong công việc, tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Vì với hình thức đào tạo này, những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm sẽ truyền đạt, hướng dẫn lại cho những người mới vào. Hình thức này là học từ thực tế (learning by doing), do vậy công việc sẽ được tiếp thu nhanh hơn trên cơ sở những kiến thức đã được học tại các trường đại học. Cũng theo hình thức đào tạo này, định kỳ các CTCK cần tiến hành các buổi sinh hoạt chuyên môn để ở đó các nhân viên chia sẽ kinh nghiệm, kiến thức với nhau, đối với những người được công ty cử đi dự các khóa học ngắn hạn trong hoặc ngoài nước thì đây là cơ hội để họ chia sẽ những điều đã tiếp thu được cho những người còn lại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2022