Bảng 2.7 Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.
ĐVT: %
Năm 2011 | Năm 2 2 | Năm 2 3 | |
Nợ đủ tiêu chuẩn | 97,80 | 96,30 | 97,33 |
Nợ cần chú ý | 1,33 | 2,21 | 1,66 |
Nợ dưới tiêu chuẩn | 0,21 | 0,60 | 0,37 |
Nợ nghi ngờ | 0,35 | 0,39 | 0,28 |
Nợ có khả năng mất vốn | 0,31 | 0,50 | 0,36 |
Tổng cộng | 100 | 100 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gõn Thương Tín Chi Nhánh Lâm Đồng Giai Đoạn 2011 - 2013
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Lâm Đồng Giai Đoạn 2011 – 2013
- Tình Hình Nguồn Vốn Huy Động Của Nh Sacombank Cn Lâm Đồng Giai Đoạn 2 – 2013.
- Tỷ Trọng Nợ Xấu Theo Sản Phẩm Của Nh Sacombank Cn Lâm Đồng Giai Đoạn 2 – 2013.
- Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng - 9
- Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình dư nợ theo nhóm nợ của Sacombank CN Lâm Đồng có nhiều tiến triển theo chiều hướng tốt mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1):
Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và ngày càng tăng lên qua các năm. Năm 2011, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 1.248.631 triệu đồng, chiếm 97,80% tổng dư nợ. Năm 2012, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 981.172 triệu đồng, giảm
267.459 triệu đồng tương ứng giảm 21,42% so với năm 2011, chiếm 96,30% trong tổng dư nợ. Năm 2013, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 1.116.576 triệu đồng, tăng 135.404 triệu đồng tương ứng tăng 13,80% so với năm 2012, chiếm 97,33% tổng dư nợ.
Nợ đủ tiêu chuẩn là khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Vì vậy, tỷ trọng khoản nợ này tăng hay giảm trong tổng các khoản mục đều không gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như không gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Ta thấy khoản mục nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank Lâm Đồng luôn đạt trên 96% trong tổng nợ, cho thấy việc kiểm soát chất lượng tín dụng của Ngân hàng thật sự tốt và chặt chẽ.
Giá trị của khoản nợ đủ tiêu chuẩn giảm mạnh vào năm 2012 do nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn, các DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên thu hẹp sản xuất, một số phải giải thể hay phá sản nên dư nợ cho vay giảm. Sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các DN bắt đầu mở rộng lại quy mô sản xuất kinh doanh nên dư nợ đã bắt đầu tăng trở lại.
Nợ cần chú ý (Nhóm 2):
Ta thấy nợ cần chú ý tăng vào năm 2012 do nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn, Khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán gốc và lãi cho Ngân hàng. Nhưng bước sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc thì dư nợ nợ cần chú ý đã có chiều hướng giảm. Cụ thể, nợ cần chú ý đạt 16.982 triệu đồng trong năm 2011, chiếm tỷ trọng 1,33% tổng dư nợ. Năm 2012 đạt 22.563 triệu đồng, tăng 5.581 triệu đồng tương ứng tăng 32,86% và chiếm tỷ trọng 2,21% trong tổng dư nợ. Năm 2013 đạt 19.085 triệu đồng, giảm 3.478 triệu đồng tương ứng giảm 15,41% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 1,66% trong tổng dư nợ.
Sacombank Lâm Đồng luôn chú trọng mục tiêu an toàn và hiệu quả trong việc cấp tín dụng thông qua quản lý rủi ro tín dụng. Việc triển khai chính sách quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt và nhất quán. Tuy nhiên, để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thì cần xem xét cụ thể các nhóm nợ 3, 4 và 5.
Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3):
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ nhóm này cũng tăng vào năm 2012 nhưng giảm vào năm 2013, cho thấy Sacombank Lâm Đồng đã ra sức nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ chưa thu hồi được thì chuyển nhóm nợ.
Năm 2011, nợ dưới tiêu chuẩn là 2.693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,21% tổng dư nợ. Năm 2012 tăng lên 6.071 triệu đồng, tăng 3.378 triệu đồng tương ứng tăng 125,44% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 0,60% trong tổng dư nợ. Qua năm 2013 thì dư nợ nhóm này giảm còn 4.233 triệu đồng, giảm 1.838 triệu đồng tương ứng với giảm 30,28% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 0,37% trong tổng dư nợ.
Nợ nghi ngờ (Nhóm 4):
Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của Ngân hàng càng lớn.
Dư nợ nhóm nợ nghi ngờ giảm đều qua các năm. Năm 2011, dư nợ nhóm nợ nghi ngờ đạt 4.524 triệu đồng, chiếm 0,35% trong tổng dư nợ. Năm 2012 đạt 3.963 triệu đồng, giảm 561 triệu đồng tương ứng giảm 12,40% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 0,39% trong tổng dư nợ. Năm 2013 đạt 3.211 triệu động, giảm 752 triệu đồng tương ứng giảm 18,98% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 0,28% trong tổng dư nợ. Tình hình nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả có nhiều biến động bất thường, Khách hàng gặp khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu để thanh toán cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cán bộ tín dụng bị quá tải trong công việc nên công tác kiểm tra việc sử dụng vốn, quản lý Khách hàng đôi khi còn thiếu chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ nợ xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Năm 2013, với sự làm việc năng nỗ và tích cực của toàn thể CBCNV, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ đã hết mình với công việc, vận dụng các phương pháp và kỹ thuật một cách tốt nhất để thu hồi nợ hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một số khoản nợ nghi ngờ đã được chuyển nhóm, làm giảm đáng kể nợ nghi ngờ.
Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5):
Năm 2012, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng gia tăng do cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, Khách hàng chật vật trong việc tạo ra nguồn thu và trả nợ cho Ngân hàng; một phần do có một số khoản được chuyển nhóm xuống. Nhưng sang năm 2013 khi mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì nợ nhóm này đã giảm xuống theo chiều hướng tích cực hơn.
Năm 2011, nợ có khả năng mất vốn là 3.896 triệu đồng, chiếm 0,31% trong tổng dư nợ. Sang năm 2012, dư nợ nhóm này đạt 5.095 triệu đồng, tăng 1.199 triệu đồng tương ứng tăng 30,78% so với năm 2011 và chiếm 0,50% trong tổng dư nợ. Năm 2013 đạt 4.134 triệu đồng, giảm 961 triệu đồng tương ứng với giảm 18,86% so với năm 2012 và chiếm 0,36% tổng dư nợ.
Trước những biến động và khó khăn của nền kinh tế xã hội, Ngân hàng đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Ngân hàng đã có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này phát sinh thêm để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.3.2.2. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng là để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua, nợ xấu cao có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển của NH. Nợ xấu hiện nay là vấn đề rất được quan tâm, xuất hiện hàng ngày trên báo chí cũng như các phương tiện truyền thông. Vì vậy, NH rất quan tâm và đặc biệt chú ý đến công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu cao nhất trong các mục tiêu cần đạt trong hoạt động NH. Chất lượng tín dụng không chỉ ở tốc độ tăng cao của dư nợ, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, mà còn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu nợ xấu. Hoạt động tín dụng của Sacombank CN Lâm Đồng trong thời gian qua vẫn đạt kết quả khả quan mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách.
Sau đây là tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của Sacombank Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013:
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2 | Năm 2 2 | Năm 2 3 | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Lượng tăng (giảm) | Tốc độ tăng (giảm) (%) | Lượng tăng (giảm) | Tốc độ tăng (giảm) (%) | |
Nợ xấu ngắn hạn | 7.215 | 64,92 | 10.363 | 68,50 | 7.492 | 64,71 | 3.148 | 43,63 | -2.871 | -27,70 |
Nợ xấu trung và dài hạn | 3.898 | 35,08 | 4.766 | 31,50 | 4.086 | 35,29 | 868 | 22,27 | -680 | -14,27 |
Tổng | 11.113 | 100 | 15.129 | 100 | 11.578 | 100 |
Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
Nhìn chung, nợ xấu có xu hướng tăng vào năm 2012 do tình hình nền kinh tế lúc đó chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, hàng tồn kho tăng cao, cầu tiêu dùng yếu nên các DN hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số phải giải thể hoặc phá sản. Sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trở lại, hàng tồn kho giảm và sức mua có dấu hiệu được cải thiện hơn, các DN bắt đầu đẩy mạnh sản xuất và bán được hàng nhiều hơn, góp phần thu được lợi nhuận để trang trải lãi vay và trả nợ gốc cho NH. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nợ xấu, cụ thể như sau:
Nợ xấu ngắn hạn:
Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn đạt 7.215 triệu đồng, chiếm 64,92% tổng nợ xấu trong năm 2011. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn đạt 10.363 triệu đồng, tăng 3.148 triệu đồng tương ứng tăng 43,63% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 68,50% trong tổng nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn đạt 7.492 triệu đồng, giảm 2.871 triệu đồng tương ứng giảm 27,70% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 64,71% tổng nợ xấu. Ta thấy nợ xấu ngắn hạn năm 2013 giảm về mặt tỷ trọng lẫn giá trị, chứng tỏ nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, NH đã thực hiện tốt công tác thu hồi vốn và quản lý tín dụng của đạt hiệu quả khá cao, góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Nợ xấu trung và dài hạn:
Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng nhanh vào năm 2012 và giảm vào năm 2013 và giá trị bằng một nửa so với nợ xấu ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu trung và dài hạn đạt 3.898 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,08%. Năm 2012, đạt 4.766 triệu đồng , tăng 868 triệu đồng tương ứng tăng 22,27% và chiếm tỷ trọng 31,50% tổng nợ xấu. Năm 2013 đạt 4.086 triệu đồng, giảm 680 triệu đồng tương ứng giảm 14,27% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 35,29% tổng nợ xấu.
Nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 tăng là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực đầu tư mang yếu tố dài hạn, KH không có khả năng thanh toán cho NH. Năm 2013, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn và bằng các biện pháp thu nợ hợp lý của các cán bộ tín dụng thì tình hình nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống.
Nợ xấu có xu hướng giảm vào năm 2013 là một dấu hiệu tốt cho thấy việc thu nợ diễn ra tốt và NH chú trọng đến công tác thu hồi nợ, quả lý rủi ro và tránh nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro từ hoạt động kinh doanh của KH vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía KH. Khi KH vay vốn để sản xuất kinh doanh mà thua lỗ, hay những nguyên nhân bất khả kháng từ môi trường thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán … cũng tác động xấu tới phương án kinh doanh của KH, làm cho KH khó có muồn trả nợ cho NH, từ đó gây ra rủi ro tín dụng. Ngoài ra, KH vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến
không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho NH hoặc cũng có thể do KH cố ý lừa đảo NH bằng cách đem cùng một tài sản đi thế chấp ở nhiều NH khác để vay nhiều hơn.
Nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một NH nào vì NH không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi đã ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là một trong những rủi ro tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NH, nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của NH bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của KH gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Nghiêm trọng hơn nữa là làm ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền, làm giảm uy tín và ảnh hưởng đến thương hiệu của NH.
2.2.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo Khách hàng
Hoạt động tín dụng cá nhân mới chỉ được phát triển vài năm gần đây ở Việt Nam nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. Tín dụng cá nhân, một mặt trở thành một cầu nối kích cầu hiệu quả, mặt khác còn khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho nguồn vốn tại các NHTM. Nhận thấy được vai trò quan trọng của tín dụng cá nhân, Sacombank mấy năm gần đây đã triển khai loại hình tín dụng này và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ nhằm phấn đấu trở thành Ngân hàng bản lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.
Bên cạnh đó, Sacombank còn đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn thông qua các chương trình hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bình ổn thị trường và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình kinh tế đã có những biến động xấu khiến cho các khoản vay gặp khó khăn, KH không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu phát sinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Sau đây là tình hình nợ xấu theo KH của Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013:
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu theo khách hàng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2 | Năm 2 2 | Năm 2 3 | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Lượng tăng (giảm) | Tốc độ tăng (giảm) (%) | Lượng tăng (giảm) | Tốc độ tăng (giảm) (%) | |
KH cá nhân | 5.129 | 46,15 | 6.894 | 45,57 | 4.035 | 34,85 | 1.765 | 34,41 | -2.859 | -41,47 |
KH doanh nghiệp | 5.984 | 53,85 | 8.235 | 54,43 | 7.543 | 65,15 | 2.251 | 37,62 | -692 | -8,40 |
Tổng | 11.113 | 100 | 15.129 | 100 | 11.578 | 100 |
Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
KH cá nhân
Năm 2011, nợ xấu của KH cá nhân là 5.129 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,15%. Năm 2012 tăng lên 6.894 triệu đồng, tăng 1.765 triệu đồng tương ứng tăng 34,41% so với năm 2011 và chiếm 45,57% tổng nợ xấu. Năm 2013, các hộ kinh doanh cá thể đã có nhiều phương án kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần đem lại nguồn thu ổn định hơn để trang trải lãi vay và nợ gốc cho NH nên nợ xấu giảm còn còn 4.035 triệu đồng, giảm 2.859 triệu đồng tương ứng giảm 41,47% và chiếm tỷ trọng 34,85%.
KH doanh nghiệp
Năm 2011, nợ xấu của KH doanh nghiệp là 5.984 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,85%. Năm 2012 tăng lên 8.235 triệu đồng, tăng 2.251 triệu đồng tương ứng tăng 37,62% so với năm 2011 và chiếm 54,43% tổng nợ xấu. Năm 2013, các doanh nghiệp đã được NH tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên tình hình nợ xấu đã được cải thiện theo hướng tích cực hơn, giảm còn còn 7.543 triệu đồng, giảm 692 triệu đồng tương ứng giảm 8,40% và chiếm tỷ trọng 65,15%.
2.2.3.2.4. Tình hình nợ xấu theo sản phẩm
Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ; nền văn hóa đa dạng với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên và mọi miền trong cả nước… Với đặc thù đó, Lâm Đồng có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên các lĩnh vực: dịch vụ du lịch, nông nghiệp, giao thông vận tải và công nghiệp chế biến. Nắm vững được thế mạnh và tiềm năng của địa bàn Lâm Đồng, Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mỗi đối tượng KH.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nền kinh tế trong nước chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Sau đây là diễn biến tình hình nợ xấu theo sản phẩm của Sacombank CN Lâm Đồng gia đoạn 2011 – 2013:
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo sản phẩm của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | |||
Số tiền | % | Số tiền | % | ||||
Sản xuất kinh doanh | 2.354 | 3.234 | 2.348 | 880 | 37,38 | -886 | -27,40 |
Mua xe ôtô | 3.043 | 3.987 | 3.189 | 944 | 31,02 | -798 | -20,02 |
Mua, xây dựng và sửa chữa nhà | 1.768 | 2.890 | 1.927 | 1.122 | 63,46 | -963 | -33,32 |
Tiêu dùng | 975 | 1.432 | 1.079 | 457 | 46,87 | -353 | -24,65 |
Nông nghiệp | 2.973 | 3.586 | 3.035 | 613 | 20,62 | -551 | -15,37 |
Tổng cộng | 11.113 | 15.129 | 11.578 |
Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng