Nhu Cẩu Bồi Dưỡng Giáo Viên Về Số Lượng

tham gia của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, biết khích lệ, động viên giúp đỡ các HS đóng góp vào tiến bộ chung của lớp, trường.

* Biết cách giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH/GD: nắm được kĩ năng các phương pháp đánh giá chính xác công bằng kết quả học tập của HS. Biết phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS, giúp các em tự điều chỉnh cách học tập rèn kuyện.

Biết tự đánh giá kết quả DH/GD của bản thân và điều chỉnh cách DH/GD cho hợp lí.


Nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền thống, biết vận dụng một số phương pháp kiểm tra hiện đại trên các thiết bị công nghệ thông tin. Biết thiết kế để liểm tra, xây dựng chuẩn đánh giá, xử lí kết quả kiểm tra, công khai hóa kết quả đánh giá thành tích học tập của học sinh trong tập thể lớp, báo cáo trước phụ huynh, báo cáo lên các cấp quản lí, biết thu thập các tín hiệu phản hồi để kịp thời uốn nắn những lệch lạc của HS trong học tập và điều chỉnh cách dạy, bước đầu biết tích lũy tài liệu, xây dựng hồ sơ giảng dạy của bản thân, xây dựng và lưu giữ hồ sớ kết quả học tập và rèn lu vện đạo đức của HS mình phụ trách.

* Bước đầu biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH/GD bằng con đường NCKH, tổng kết kinh nghiệm: có các kĩ năng phát hiện, nhận dạng, phát triển vấn đề cần giải quyết thành đề tài nghiên cứu, xây dựng giả thuyết khoa học, xây dựng đề cương nghiên cứu, bố trí điều tra cơ bản, thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm, viết báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm.

(Phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ là do thói quen, liên quan với sự phân công lao động trong đội ngũ giảng viên sư phạm. Xu hướng hiện nay là tiến tới tích hợp đào tạo các năng lực chuyên môn với đào tạo các năng lực nghiệp vụ, làm cho việc đào tạo ở trường sư phạm tập trung hơn nữa vào nghề dạy học).

3.2. Dự báo nhu cầu bồi dưỡng giáo viên


3.2.1. Nhu cẩu bồi dưỡng giáo viên về số lượng‌


3.2.1.1. Bồi dưỡng chuẩn hóa


Căn cứ vào kết quả điều tra đội ngũ giáo viên trong tháng 3/2002 ta thấy hiện nay số giáo viên chưa được chuẩn hóa chiếm 27,4%, tức khoảng 637 giáo viên. Trong đó được phân bố như sau :


STT

Môn

Tổng số GV

Số chưa chuẩn hóa

1

Văn

441

132

2

Sử

170

52

3

Địa

142

32

4

Anh văn

346

15

5

Kỹ Thuật

19

6

6

Toán

493

115

7

129

21

8

Hóa

145

30

9

Sinh

131

71

10

Thể dục

121

86

11

Tin học

1

1

12

GDCD

.125

19

13

Họa

31

28

14

Nhạc

35

29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 9

Như vậy tổng cộng giáo viên cần được bồi dưỡng chuẩn hóa là : 637


Nhưng hiện tại Trường CĐSP Sóc Trăng đang tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên với số lượng ở các bộ môn như sau : Sử : 45, Sinh : 59, Toán : 67, Văn : 69, Hóa : 41

Do đó, còn lại cần phải bồi dưỡng tất cả : 356 giáo viên

3.2.1.2. Bồi dưỡng thường xuyên


Bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động nhằm cập nhật kiến thức mới cho giáo viên được tổ chức thường xuyên liên tục trong mỗi hè. Tất cả giáo viên đều phải tham gia. Như vậy, số lượng bồi dưỡng là tổng số giáo viên đang có của mỗi năm.

Nội dung bồi dưỡng:


Trong giai đoạn trước mắt , tất cả giáo viên THCS sẽ được bồi dưỡng Đổi mới PPDH theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới, được thí điểm trong nhiều năm qua và sẽ dạy đại trà từ năm học 2002-2003 . Theo kế hoạch sau :

- Năm học 2002-2003 : Bồi dưỡng dạy chương trình, sách giáo khoa lớp 6.


- Năm học 2003-2004 : Bồi dưỡng dạy chương trình, sách giáo khoa lớp.


- Năm học 2004-2005 : Bồi dưỡng dạy chương trình, sách giáo khoa lớp 8.


- Năm học 2005-2006 : Bồi dưỡng dạy chương trình, sách giáo khoa lớp 9.


Các năm sau đó sẽ được bồi dưỡng thường xuyên theo các chủ đề do Bộ GD-ĐT hướng

dẫn .


3.2.2. Nhu cầu bồi dưỡng giáo viên theo cơ cấu‌


3.2.2.1. Xác định loại hình bộ môn cần bồi dưỡng


Công tác bồi dưỡng đòi hỏi phải tăng cường nhịp độ cần thiết để trong một thời gian ngắn có thể chuẩn hóa 100% giáo viên dưới chuẩn. Trong siai đóạn hiện nay, ta không còn đào tạo dạng cấp tốc dưới chuẩn. Do đó công tác chuẩn hóa có thể giải quyết được trong vòng vài năm trước mắt. Như vậy, công tác bồi dưỡng chuẩn hóa cho các bộ môn cụ thể, có thể thực hiện theo kế hoạch sau:


Năm

Môn

2002-2003

2003-2004

2004-2005

Văn-Sử

90

45


Sử-ĐỊa



52

Kỹ Thuật


40

40

Toán -Lý

40

40

40

Hóa-Sinh

40

40


Thể dục

45

45


3.2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng


Theo bảng thăm dò ý kiến của tòng giáo viên, của lãnh đạo trường, của lãnh đạo Phòng giáo dục - đào tạo thì hình thức đào tạo tập trung tại Tỉnh là phù hợp hơn cả. Đa số giáo viên miiốn thoát ly hẵn khỏi công tác giảng dạy để học các lớp chuẩn hóa. Khâu tổ chức cần chú ý một số vấn đề sau:

- Quan tâm đến chế độ chính sách cho người đi học.


- Cơ quan cử người đi học cần tạo điều kiện để người đi học có đủ điều kiện thời gian để tham gia học tập, không thể vừa công tác, vừa học tập .

- Cần có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết cho từng môn học.


- Có thể kết hợp việc tổ chức tập trung học tập trong thời gian dài và từng đợi ngắn hạn sao cho phù hợp với điều kiện công tác của giáo viên tại địa phương.

3.2.3.Yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng‌


Trong thời gian qua, do tình hình thực tế của xã hội, đời sống giáo viên có khó khăn nên việc yêu cầu cao đối với giáo viên học các lớp bội dưỡng chuẩn hóa chưa được đặt nặng. Để đảm bảo chất lượng thực sự về phẩm chất năng lực của người giáo viên trong xã hội mới cần phải có những quan niệm mới trong công tác bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên. Cụ thể :

- Không xem việc bồi dưỡng chuẩn hóa là hình thức hợp lệ bằng cấp cho giáo viên dưới chuẩn.

- Cần tổ chức chặt chẽ về chương trình bồi dưỡng, điều kiện học tập, thí nghiệm, thực hành, tài liệu học tập v.v... các qui trình giống như các lớp đào tạo. Tăng cường khâu thực hành nghiệp vụ sư phạm.

- Cần có chế độ kiểm tra, thi cử nghiêm túc (Kiểm tra, thi cử hiện nay còn quá lõng lẽo, còn nương tay nhiều)

3.3. Mốt số giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên‌


3.3.1. Giải pháp về qui hoạch, quản lí, tổ chức, chế đố chính sách và các điều kiện thực hiện.‌

3.3.1.1. Về Quan điểm chỉ đạo giải quyết nhu cầu giáo viên


Cần phải thấy rằng, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Trong tình hình hiện nay, lực lượng giáo viên cấp THCS vừa thiếu, vừa yếu nên cần phải có một lực lượng kế thừa có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ mới, đồng thời bù đắp vào chỗ thiếu hụt hiện tại. Cần có một cách nhìn có tầm vĩ mô để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội tương lai. Cách nhìn và cách làm cần phải hết sức cụ thể, thiết thực, phải thấy đây là công việc cấp bách và vô cùng cần thiết.

Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước cũng đã quan tâm và coi nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là công tác trung tâm của việc phát triển giáo dục . -

Ngoài ra , Bộ GD-ĐT cũng có chương trình quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên các trường sư phạm, giúp các trường sư phạm đủ mạnh để đảm bảo công tác đào đạo giáo viên phổ thông trong thời gian tới .

3.3.1.2. Về qui hoạch cán bố, sắp xếp đội ngũ


Cần phải có kế hoạch hợp lý cho việc qui hoạch lại cán bộ quản lý các Trường THCS , tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để đảm nhận được nhiệm vụ nặng nề trong giai đoạn tới là phải phổ cập giáo dục THCS trước năm 2010. Ngay trong giai đoạn hiện nay, số cán bộ quản lý các trường THCS chưa qua trường lớp, nghiệp vụ quản lý còn rất đông. Năng lực quản lý còn yếu, hiệu quả giáo dục, đào tạo còn rất thấp.

Cần có kế hoạch điều tiết, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên THCS trong toàn tỉnh. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu bộ môn ở các trường rất phổ biến. Số lượng tính trên tổng thể thì đủ, nhưng tình trạng giáo viên thừa ở môn này, thiếu ở môn kia vẫn có. Đang gây khủng hoảng giả tạo về thiếu giáo viên ở một số huyện.

Các huyện khi duyệt hồ sơ dự thi CĐSP cần có qui hoạch, khống chế theo nhu cầu của huyện nhà về cơ cấu bộ môn, không để thí sinh toàn quyền lựa chọn khi đăng ký ngành học.

3.3.1.3. Về Cơ sở vật chất cho Trường CDSP sư phạm và các Trường THCS


Hiện nay, Trường Cao đẳng sư phạm đang từng bước được đầu rư xây dựng để cải thiện dần cơ sở vật chất hiện tại. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của Trường cũng còn rất chậm so với các Trường bạn trong khu vực. Trang thiết bị thí nghiệm ,thực hành còn thiếu nhiều và lạc hậu, cần sớm đầu tư để đáp ứng được yêu cầu thực hành. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ thiếu về trang thiết bị thí nghiệm, thực hành mà còn thiếu cả phòng học và các điều kiện khác, cần được quan tâm đầu tư.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tranh thủ các nguồn kinh phí từ chương trình 4 của Bộ GD-ĐT và từ Dự Án đào tạo giáo viên THCS để xậy dựng Trường sư phạm.

Thực trạng cơ sở vật chất ở các Trường THCS còn phải quan tâm nhiều hơn. Cần mạnh dạn đầu tư để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện công tác đào tạo của mình. Phòng học chưa đủ tiêu chuẩn, phương tiện học tập thiếu thốn, nhất là các thiết bị hiện đại như máy chiếu qua đầu, máy vi tính v.v... Cần đầu tư sớm để các Trường THCS có điều kiện thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới áp dụng từ năm học 2002-2003. Phấn đấu để có trường chuẩn quốc gia.

3.3.2. Các giải pháp về qui hoạch, phát triển số lượng đội ngũ giáo viên THCS.‌


+ Các giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên


• Việc tăng cường khả năng đào tạo cho Trường cao đẳng sư phạm.


Tích cực xây dựng các đề án mở thêm các mã ngành đào tạo. Hiện nay đang có 05 mã ngành : Toán -Lý, Văn -Sử, Giáo dục công dân -Sử, Sinh -Thể dục và Cao đẳng tiểu học. Với các mã ngành đang có, chưa đủ để đáp ứng việc đao tạo đầy đủ các loại hình giáo viên đang thiếu như : Kỹ thuật nông nghiệp, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc v.v...

Liên kết với các Trường CĐSP bạn để đào tạo các mã ngành hiện nay Trường CĐSP Sóc Trăng chưa được phép đào tạo.

Về công tác tuyển sinh:


Cần quan tâm chất lượng tu ven sinh đầu vào, từng bước nâng cao chất lượng ban đầu để tiến tới lựa chọn được người giỏi thi vào Trường sư phạm. Trong thời gian qua, do thiếu giáo

70

viên nên tuyển sinh đầu vào chưa được coi trọng về chất, còn nhiều thí sinh yếu kém. Nhất là tuyển theo khu vực, nhiều thí sinh vùng sâu được chiếu cố điểm số rất nhiều, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp còn thấp (trên dưới 80%)

+ Cần có kế hoạch điều tra thực trạng trên qui mô lớn và lâu dài để nắm bắt chính xác đội ngũ giáo viên THCS hiện tại, nhằm đề ra các biện pháp giải quyết thiếu giáo viên hiệu quả và kịp thời hơn.

3.3.3. Các giải pháp về chất lượng‌


Cần có giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Trường CĐSP, tranh thủ các dự án tài trợ để cử người đi thi tuyển sinh cao học (Dự án đào tạo giáo viên THCS ). Đảm bảo đến năm 2005 có 50% giáo viên có trình độ cao học trở lên.

Tích cực tham dự các chuyên đề bồi dưỡng thay mới chương trình, sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 6 năm 2002-2003 và các năm tiếp theo.

Tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học trong Trường sư phạm theo công văn chỉ đạo-của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Chỉ thị 15, ban hành ngày 24/4/1999 về việc Đổi mới PPDH trong Trường sư phạm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Đặc biệt các lớp tập huấn đổi mới PPDH do chuyên gia nước ngoài hướng dẫn để tiếp cận với cách dạy, cách học mới.

Tăng cường, đổi mới nội dung đào tạo theo chương trình đào tạo cho các Trường CĐSP sẽ được Bộ GD-ĐT ban hành trong thời gian tới.

Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các hình thức học tập ngoài lớp học như đi dã ngoại, nghiên cứu thiên nhiên, giao lưu với các Trường CĐSP trong khu vực thông qua các hội thi theo cụm về nghiệp vụ sư phạm, thể dục, thể thao ...

Tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học trong trường sư phạm .

Tổ chức nghiên cứu khoa học về hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với số giáo viên được đào tạo chính qui sau khi ra trường và giáo viên được bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên.

Cải tiến hình thức thi cử : tuyển sinh, cũng như tốt nghiệp, trong đào tạo cũng như các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, yêu cầu nghiêm túc trong thi cử, tăng cường nội dung thực hành luyện tập nhiều hơn so với việc chỉ kiểm tra lý thuyết suông, càng ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với các loại hình bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên.

3.3.4. Các giải pháp về chế độ chính sách‌


Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban chấp hành TW khóa VII "Muốn huy động hết tiềm lực của đội ngũ giáo viên vào sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ phải có chính sách đãi ngộ nhà giáo và chế độ sử dụng giáo viên hợp lý."

Cần phải quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí và phát huy các nguồn lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Mở rộng các nguồn kinh phí cho giáo dục


Quan tâm đến tiêu chuẩn chế độ chính sách, học bổng cho người đi học ngành sư phạm cũng như nhưng giáo viên đi học bồi dưỡng chuẩn hóa có đầy đủ các tài liệu, giáo trình, phương tiện học tập khác ...

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.


3.3.5. Các giải pháp về phân công thực hiện‌


Phải có được cơ chế điều hành hợp lý. Phối hợp chặt chẽ giữa sở GD-ĐT, Trường CĐSP và các phòng GD-ĐT tại các huyện thị

Giải quyết việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên được đào tạo: Tuyển sinh - Đào tạo - Phân công công tác.

Tóm lại, căn cứ vào thực trạng của cấp học THCS tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã dựa vào dự báo của sở GD-ĐT, dự báo của nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng và đặc biệt sử dụng toán thống kê để dự báo được sự phát triển số lượng học sinh THCS, đồng thời, dựa vào những qui định về chuẩn giáo viên /lớp, chuẩn học sinh/lớp của Bộ GD-ĐT để xác định nhu cầu số lượng giáo viên cần đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí