Tuy nhiên , đây cũng chỉ là những dự báo mang tính tương đối, định hướng chứ chưa phải là những con số chính xác tuyệt đối. Trong quá trình lên kế hoạch cụ thể cho từng năm học, chắc chắn phải có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận
1.1. Thông qua việc nghiên cứu lí luận dự báo và thực tiễn GD-ĐT của Tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi thấy dự báo phát triển giáo dục là căn cứ khoa học để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trong luận văn này đã cố gắng vận dụng Toán thống kê như là một trong những phương pháp của khoa học dự báo phát triển giáo dục.
1.2. Dựa vào thực trạng giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã thực hiện dự báo khoa học, xác định qui mô học sinh THCS trong tỉnh đến năm 2010 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS, đáp ứng qui mô học sinh đến năm 2010, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Sóc Trăng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng đến yêu cầu nâng cao chất lượng của giáo dục THCS phù hợp với yêu cầu xã hội đề ra.
1.3. Với việc phân tích thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tác động qua lại của quá trình phát triển kinh tế- xã hội tới giáo dục THCS, tới đội ngũ giáo viên THCS Tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã đề ra các giải pháp mang tính khả thi cho việc củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên theo nhu cầu dự báo. Đây là công việc trọng tâm, cần thiết cho công tác quản lí của ngành và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng.
1.4. Ở một mức độ nào đó, đề tài có thể sẽ góp phần vào việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và giúp cho trường CĐSP Sóc Trăng có những tư liệu để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng trong những năm sắp tới.
Vấn đề dự báo nói chung, đặc biệt dự báo giáo dục, dự báo phát triển đội ngũ giáo viên phải được tiến hành hết sức công phu, qua nhiều vòng, nhiều đợt. Các cơ quan nghiên cứu và
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Dự Báo Của 3 Phương Án
- Dự Báo Nhu Cầu Đào Tạo Giáo Viên Theo Cơ Cấu Bộ Môn
- Nhu Cẩu Bồi Dưỡng Giáo Viên Về Số Lượng
- Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 11
- Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
chỉ đạo phải có phối hợp nhịp nhàng, liên tục để tiến hành công tác theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh dự báo, làm cho dự báo sát với thực tiễn giáo dục của tỉnh Sóc Trăng .
II. Khuyến nghị:
Thông qua việc thực hiện dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
2.1. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên (cấp trung ương) : Bộ GD-ĐT và các Bộ có liên quan :
Cần phải xây dựng cơ chế quản lý thích hợp để có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, tạo điều kiện cho trường sư phạm làm tốt vai trò đào tạo giáo viên, bảo đảm vừa cập nhật, vừa phù hợp với tình hình thực tế của cả nước và của từng địa phương.
Bộ giáo dục - Đào tạo cần sớm ban hành điều lệ Trường CĐSP để các Trường CĐSP thực hiện tốt chức năng trong giai đoạn mới (Hơn 20 năm nay chưa có điều lệ mới). Qui định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, định mức của giáo viên CĐSP trong giai đoạn hiện nay.
Ban hành các văn bản về chế độ chính sách của giáo viên nói chung, giáo viên CĐSP và giáo viên THCS nói riêng, có sự thống nhất liên tịch giữa các Bộ có liên quan.
Bộ Giáo dục - Đào tạo cần sớm ban hành Chương trình đào tạo-giáo viên THCS thích ứng với chương trình học sinh THCS đang được học ở phổ thông (Đã có chương trình mới áp dụng cho học sinh phổ thông từ năm học 2002-2003) . Các Trường CĐSP đang đào tạo theo chương trình cũ ban hành năm 1996, đã lạc hậu so với phổ thông).
2.2. Đối với địa phương : UBND Tỉnh, Sở giáo dục - Đào tạo và các Sở, Ban Ngành trong tỉnh.
Phải có định hướng và có kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo giáo viên các cấp cả về số lượng và cơ cấu loại hình, đáp ứng sát với nhu cầu thực tế của giáo dục tỉnh.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các cấp, các ngành tham gia phát triển giáo dục.
Tỉnh nên có chế độ ưu đãi cho các giáo viên có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ, học tập để chuẩn hóa văn bằng , có chế độ khuyến khích, đào tạo nhân tài, có chính sách thu hút nhân tài ở các nơi khác đến.
Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên sư phạm, cấp đủ kinh phí hoạt động sao cho tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo giáo viên của trường sư phạm (theo qui định cụ thể của Trung ương). Đầu tư có hiệu quả để nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng tốt nghiệp của sinh viên các trường sư phạm. Phòng tổ chức Sở GD-ĐT cần có kế hoạch nắm được số lượng cụ thể, chính xác về đội ngũ giáò viên THCS để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thực tế.
2.3. Đối với Trường CĐSP Sóc Trăng
Tích cực, chủ động, rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề ra các giải pháp nhằm phát huy nội lực, tiềm năng của trường, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn lực khác.
Cần qui hoạch đội ngũ giáo viên sư phạm, cử nhiều giáo viên đi thi đầu vào cao học, nghiên cứu sinh để xây dựng được một đội ngũ có năng lực thực sự, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
Cần có những đề tài nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên THCS cho từng giai đoạn phát triển, có theo dõi chặt chẽ các dự báo để có thể điều chỉnh dự báo cho phù hợp với thực tiễn.
Nhữns kết quả rút ra từ thực tiễn của luận văn chỉ là những nhật xét bước đầu chúng tôi thấy rõ cần phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa để bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả dự báo cho phù hợp với những biến - đổi của giáo dục tỉnh Sóc Trăng, nhằm nâng cao tính khả thi và độ tin cậy của dự báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Chúng - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục,1983.
2. Vũ Đình Cự - Giáo dục hướng tới thế kỷ 21. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
3. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn: Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
4. Vũ Cao Đàm - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội,1998.
5. Phạm Minh Hạc. Mười năm đổi mới giáo dục. Nxb Giáo dục - 1996.
6. Nguyễn Sinh Huy-Trần Trọng Thủy. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Vụ giáo viên -Bộ GD-ĐT. Hà Nội 1999
7. Trần Kiểm : Quản lý giáo dục và trường học - Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1997.
8. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị : Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục - 1999.
9. Bùi Ngọc Oánh : Tâm lý học trong xã hội và quản lý. Nxb Thống kê - 1995.
10. Nguyễn Ngọc Quang : Các khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáp dục Trang ương I - 1998.
11. Hoàng Tâm Sơn: Một số vấn đề về tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II - 1993.
12. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm - Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1996.
13. Phạm Viết Vượng - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 1995.
14. Báo cáo tóm tắt tình hình và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo khu vực Đồng bằng sông cửu Long. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Tháng 1/1999.
15. Báo cáo tổng kết năm học 1999-2000, 2000-2001. Sở Giáo dục - Đào tạo Sóc Trăng.
16. Chiến lược phát triển giáo dục -đào tạo Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010. Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Sóc Trăng.
17. Giáo dục học đại cương, Giáo trình đào tạo giáo viên THCS. Bộ GD-ĐT, Nxb Giáo dục, 2000.
18. Kế hoạch 5 năm 2001-2005 về phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng. Sở GD-ĐT Sóc Trăng. Tháng 7 năm 2001
19. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
20. Chính phủ : Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 ban hành kèm theo quyết định số201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính Phủ.
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quyết định số 38/QĐ quy định về tổ chức trường Cao đẳng Sư phạm.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ thị số 19/GD-ĐT ngày 21/12/1995 về Tăng cường quản lý công tác đào tạo,bồi dưỡng giáo viên phổ thông, mầm non, cán bộ quản lý; củng cố và đổi mới hệ thống các trường sư phạm năm học 1995-1996 và các năm tiếp theo.
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo : Hướng dẫn thực hiện một số nội dung công tác chủ yếu về xây dựng đội ngũ giáo viên trường sư phạm phục vụ yêu cầu triển khai Nghị quyết TWII (Khóa VIII). HD số 3028/GV ngày 25/04/1997.
24. Mục tiêu kế hoạch giáo dục Trường THCS mới. Dự Án GD THCS (TA-2690VIE)
25. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Sóc Trăng lần X (2001-2005).
26. Niên giám thống kê Tỉnh Sóc Trăng năm 1998, 1999, 2000 : Cục thống kê Tỉnh Sóc Trăng.
27. Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng. Tháng 10/1996
28. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa VII. NXB Chính trị quốc gia.
29. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII. NXB Chính trị quốc gia.
30. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Lý luận và thực tiễn xây dựna chiến lược giáo dục và đào tạo, Hà Nội,1997.
31. Harold Koontz; Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich : Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992.
32. V.G.Afanaxep : Con người trong quản lý xã hội. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nôi,1979.(Tập 1).
PHẦN PHỤ LỤC