kinh tế ở nhiều trung tâm kinh tế thế giới. Với sự tham gia ngày càng sâu vào thị trường thế giới, những ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đối với thị trường trong nước ngày càng lớn. Vì thế việc đánh giá và dự báo các tác động của việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO ngày càng có vai trò quan trọng. Sau đây là một số tác động của việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.
2.1. Tác động chung đối với nền kinh tế
Cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa về thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài vào. Vì thế, khi tiến hành thực thi các cam kết, tính chất thị trường của nền kinh tế lại hình thành ngày càng rõ nét, sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng. Trong một nền kinh tế được vận hành theo nguyên tắc như vậy, các nguồn lực (vốn, lao động) sẽ được phân bổ và sử dụng hiệu quả nhất.
Việc giảm bớt các rào cản thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, góp phần làm tăng trưởng kinh tế nói chung. Nhất là với Việt Nam hiện nay, xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong GDP nên việc đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế. Thông qua việc mở cửa thị trường hàng hóa, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các biện pháp hạn chế về định lượng và hàng rào kỹ thuật, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng, tiếp cận nhiều thị trường và gặp gỡ nhiều bạn hàng mới. Người tiêu dùng cũng được tiếp cận với đa dạng các mặt hàng, giá cả phải chăng hơn. Thực thi các cam kết với WTO, trong hai năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng nhanh. Các mặt hàng truyền thống như may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, thủy sản...cũng như các mặt hàng mới như xuất khẩu phần mềm, lao động, du lịch...đã có vị thế cao hơn trên thị trường thế giới. Điều này cũng góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân.
Tuy nhiên, Việt Nam gia nhập WTO đúng vào thời điểm khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới. Vì thế, việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới càng gây nên nhiều khó khăn, bất ổn cho nền kinh tế nội địa. Lạm phát gia tăng, năm 2007 kinh tế nước ta đã phải đối mặt với chỉ số lạm phát cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Thuế nhập khẩu giảm, các biện pháp phi thuế quan bị bãi bỏ đã khiến lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều gây nên tình trạng nhập siêu. Mặc dù trong năm 2008 chúng ta đã phần nào khắc phục được tình trạng này nhưng tình hình trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn.
2.1.1. Tác động đến Nhà nước
Việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, đặc biệt là việc giảm thuế theo lộ trình cam kết đã tác động lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, chính sách thuế và chính sách bảo hộ sản xuất.
Việc cắt giảm hàng rào thuế quan đã có tác động đáng kể đến ngân sách Nhà nước. Từ chỗ chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước, phần đóng góp của thuế nhập khẩu đã giảm dần. Theo tổng hợp của dự án nghiên cứu tác động về số thu thuế nhập khẩu do ảnh hưởng của việc thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết WTO mà Bộ Tài Chính tiến hành, trong giai đoạn năm năm sau khi hội nhập WTO, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (tương đương 4.800 tỷ đồng). Thống kê cho thấy, thuế nhập khẩu giảm nhiều nhất là từ ngành dệt may với 366,4 triệu USD (số giảm thu trực tiếp là 467 triệu USD trong khi số thu tăng nhờ kim ngạch tăng chỉ là 1010 triệu USD). Tiếp đó là ngành máy móc thiết bị giảm 81,3 triệu USD, ngành gỗ giấy giảm 96 triệu USD...[21]
Tuy nhiên, việc giảm thuế cũng khiến kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất hay nông sản...gia tăng nên ngân sách nhà nước vẫn thu được nhiều thuế hơn. Chính điều này đã dẫn đến tác
động khác của việc cắt giảm thuế đối với ngân sách nhà nước là tỷ trọng của nguồn thu từ thuế nhập khẩu có thể giảm nhưng số thu tuyệt đối sẽ không giảm nhiều. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn năm 2007 nhưng theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm. Trong đó, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cam Kết Thực Hiện Hiệp Định Tự Do Hoá Theo Ngành
- Các Mặt Hàng Nông Nghiệp Đã Được Giảm Thuế Ngay Đầu Năm 2007
- Hiệp Định Vệ Sinh Kiểm Dịch Động Thực Vật (Sps)
- Đề Án Phát Triển Thương Mại Trong Nước Đến Năm 2010 Và Định Hướng Đến Năm 2020.
- Một Số Định Hướng Nhằm Thực Thi Tốt Hơn Các Cam Kết Của Việt Nam Với Wto Trong Lĩnh Vực Thương Mại Hàng Hóa.
- Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Ngành Nông Nghiệp
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Việc cắt giảm thuế không chỉ dẫn đến việc thay đổi biểu thuế suất nhập khẩu theo cam kết mà nó đòi hỏi phải có điều chỉnh trong hệ thống thuế nói chung. Để bù đắp phần thiếu hụt do thuế nhập khẩu giảm, các khoản thu nội địa đã được điều chỉnh tăng dần. Nhà nước áp dụng biểu thuế giá trị gia tăng mới, tăng thu từ thuế thu nhập cá nhân và thu nhập của doanh nghiệp để gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Năm 2008, khoản thu từ nội địa chiếm 110,9% tổng thu từ ngân sách nhà nước. Trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%; thu phí, lệ phí bằng 116,5%.
Dưới tác động của việc giảm thuế, năm 2009 chính sách thuế của nhà nước đã chuyển hướng sang khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh đặc biệt là xuất khẩu. Như vậy nguồn thu nhà nước sẽ được mở rộng. Quy trình hoạt động thu thuế bao gồm tính thuế, kê khai, thu thuế cũng được tiến hành minh bạch và nghiêm chỉnh hơn. Đặc biệt, việc áp dụng các nguyên tắc tính thuế theo tiêu chuẩn quốc tế (Hiệp định trị giá tính thuế hải quan của WTO) đã thể hiện việc thực thi nghiêm chỉnh các cam kết gia nhập WTO đồng thời cũng góp phần vào quá trình cải cách chính sách thuế của Việt Nam.
Việc thực thi cam kết cũng tác động đến chính sách bảo hộ của nhà nước với các ngành hàng và các doanh nghiệp. Tình trạng bảo hộ tràn lan, dễ dãi thông qua thuế suất cao và các khoản trợ cấp trực tiếp vi phạm pháp luật
đã bị thay thế và loại bỏ. Nỗ lực bảo hộ của Nhà nước sẽ được thực hiện có chọn lọc, trọng điểm. Với đà tăng trưởng của nền kinh tế, khả năng trợ cấp của Nhà nước ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, để tuân thủ các cam kết trong Hiệp dịnh về trợ cấp và Hiệp định Nông nghiệp, Nhà nước đã chuyển các khoản trợ cấp bị cấm sang các khoản trợ cấp được cho phép như trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng hay thành lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo lãnh tín dụng...
2.1.2. Tác động đến doanh nghiệp
Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với các doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn. Nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn mà các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp và kinh doanh các sản phẩm thay thế nhập khẩu, việc cắt giảm thuế và giảm các rào cản bảo hộ sẽ gây ra sức ép cạnh tranh lớn buộc các doanh nghiệp phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp nào theo kịp với xu hướng hội nhập sẽ tồn tại và thu được nhiều lợi nhuận từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu và cung cấp hàng hóa. Hơn nữa, khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp có điều kiện xuất khẩu hàng hóa ra nhiều thị trường, có chính sách kinh doanh ổn định, có quyền tiếp cận kịp thời các thông tin cần thiết.
Tuy nhiên, do sự cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Việc mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trường thế giới. Theo cam kết gia nhập WTO, nhiều khoản trợ cấp hoặc có tính chất trợ cấp của Chính phủ cho một số ngành trước đây buộc phải bãi bỏ. Các ưu đãi về vốn, về tín dụng, các
khoản hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất kinh doanh đối với ngành dệt may, ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành cơ khí, thưởng xuất khẩu theo thành tích xuất khẩu đối với thị trường mới và mặt hàng mới... đã bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều này càng làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.
Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế còn có hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng. Vì vậy, mặc dù nhiều ngành hàng của chúng ta đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may...nhưng do chúng ta chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
Mặc dù các hàng rào phi thuế quan đã được cắt giảm đối với một số mặt hàng và một số thị trường, như hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ và EU...nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nước. Các mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Những mặt hàng công nghiệp chế biến và cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá như hàng dệt may, giày dép, xe đạp, nan hoa, lò xo...
2.1.3. Tác động tới người tiêu dùng
Việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO thực tế đã có những tác động tích cực tới người tiêu dùng. Khi thuế nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, người tiêu dùng sẽ thỏa sức
lựa chọn những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu các sản phẩm mới, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vì thế, người tiêu dùng lại có cơ hội mua được những sản phẩm giá rẻ mà chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, gia nhập WTO đúng vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái cũng tác động tiêu cực đến người tiêu dùng Việt Nam. Lạm phát tăng nhanh, giá cả các mặt hàng trong nước đều tăng khiến sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Mặt hàng lương thực thực phẩm tăng cao khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Các mặt hàng điện tử cũng như các mặt hàng khác chưa được giảm giá như kì vọng của người tiêu dùng.
2.2. Tác động tới các ngành kinh tế
2.2.1. Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp
Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, hàng nông sản của ta có thêm nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp với nhu cầu thị trường. Môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, thị trường sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện thiếu công bằng mà Việt Nam đã từng gặp phải trước đây khi xuất hàng vào các thị trường nước ngoài.
Việc xóa bỏ các rào cản thương mại, xây dựng các chính sách trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo sức hút với các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng có cơ hội tham gia vào các chương trình hợp tác khoa học và công nghệ, thu hút đầu tư, từ đó nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa đối với nền nông nghiệp là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hàng nông sản nhập khẩu chế biến cũng như chưa chế biến với chất lượng cao và giá tương đối rẻ sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nước mất dần thị phần với ngay cả với những nông sản truyền thống và có thị trường trong nước.
Trong hai năm qua, thị trường nông sản Việt Nam đã có nhiều biến động. Trong năm 2008, mặc dù đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ lạm phát cao kỉ lục, chi phí sản xuất cao nhưng thương mại nông sản của nước ta sáu tháng đầu năm vẫn đạt được những thành tích ấn tượng. Nửa đầu năm 2008, Việt Nam đã thu về 7,65 tỷ USD từ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nông sản chiếm tỉ lệ cao nhất trên 4,2 tỷ USD, tăng 31%, xuất khẩu lâm sản đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 21% và thủy sản 1,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007. Những ngành hàng vốn là thế mạnh của thương mại nông sản Việt Nam như Gạo, Cà phê, Điều, Tiêu, Thủy sản, Gỗ & sản phẩm gỗ tiếp tục phát huy vai trò trong xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình thị trường về cuối năm đã diễn biến theo hướng không có lợi, do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giá của hầu hết các loại nông sản xuất khẩu đều giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Thị trường nông sản phụ thuộc vào nhiều các yếu tố căn bản của cung cầu như sản xuất, dự trữ, tiêu dùng và các yếu tố nhạy cảm khác như tỷ giá, chính sách, giá dầu, diễn biến thời tiết. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ảnh hưởng đến suy giảm giá khác nhau tùy từng ngành hàng. Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường hàng nông sản thế giới. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với
đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản thế giới. Những hiện tượng này trước đây chưa từng xảy ra, đó là biến động của thị trường tài chính lan sang thị trường nông sản với tốc độ nhanh và phạm vi sâu rộng. Sự suy giảm của thị trường thế giới đã phần nào ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Mặc dù vậy, nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu nông sản vẫn đạt được những thành công đáng kể. Sản lượng xuất khẩu giảm song kim ngạch tăng mạnh là xu hướng chung của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam như cà phê, cao su, gạo, tiêu, chè [23]
2.2.2. Tác động tới lĩnh vực công nghiệp
Những tác động tích cực của việc thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa tới ngành công nghiệp thể hiện chủ yếu ở ba mặt: mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu. Cắt giảm thuế trước hết sẽ tác động đến giá nguyên liệu là đầu vào của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn, sẽ sản xuất được những mặt hàng với mức giá cạnh tranh hơn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất, tạo vốn để họ có điều kiện tái đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, trong điều kiện giá nguyên liệu nhập khẩu giảm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát triển kinh tế của nước ta bởi xuất khẩu công nghiệp chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khi thực thi các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa với WTO, các doanh nghiệp và hàng hóa của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp và hàng hóa của các nước khác. Trong quá trình xuất khẩu, nếu có khả năng dẫn đến những tranh chấp thương mại, doanh nghiệp