Các Mặt Hàng Nông Nghiệp Đã Được Giảm Thuế Ngay Đầu Năm 2007

mức thuế suất tương ứng là 25% và 45%. Đặc biệt, đến năm 2013 thì thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu trên 20 độ sẽ được áp dụng ở mức 50%.

Luật cũng quy định mức thuế áp dụng chung cho tất cả cả các loại bia, không phân biệt bia hơi, bia tươi, bia lon với bia chai là 45% từ năm 2010 đến hết 2012. Từ năm 2013, thuế sẽ tăng lên 50% để đảm bảo không vi phạm cam kết WTO. Nhưng từ nay đến hết năm 2009, chúng ta vẫn áp dụng mức thuế với bia chai và bia lon là 75% còn bia hơi và bia tươi thì giữ ở mức 40%.

Nhìn chung, mức thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt bước đầu đã được điều chỉnh phù hợp với các cam kết trong WTO cũng như các cam kết đa phương và song phương khác.

1.1.1.2. Tình hình thực thi trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO chúng ta đã giảm thuế với một số mặt hàng như rau, chè, ngô, thịt, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát với mức giảm từ 20 - 40%.

Bảng 2.3. Các mặt hàng nông nghiệp đã được giảm thuế ngay đầu năm 2007

STT

Mặt hàng

Mức độ cắt giảm so với hiện hành

1

Hoa, cây cảnh

25%

2

Một số rau (cà tím, nấm, ớt)

40%

3

Chè

20%

4

Ngô loại đã rang nở

40%

5

Một số dầu thực vật

20-40%

6

Thịt chế biến (hộp)

20%

7

Bánh kẹo các loại

20-30%

8

Bia

20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 6

Nguồn: http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1447

Đến năm 2008, để phù hợp với cam kết, chúng ta lại tiếp tục giảm thuế một số mặt hàng như bia từ 65% xuống 59%; các loại cá giảm từ 30% xuống còn 25-26%; đa số các loại trái cây giảm từ 30% xuống còn 25-26%; riêng ổi, xoài giảm từ 40% xuống 35%; kẹo các loại giảm từ 40% xuống 35-36%; rượu mạnh giảm từ 65% xuống 60%; rượu vang giảm từ 65% xuống 62% và các mặt hàng khác như thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến. Việc giảm thuế lần này sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa sức lựa chọn với những mặt hàng phong phú hơn, chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, trong năm 2007 và 2008 cùng với việc mở cửa thị trường hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát trong nước tăng cao. Chính phủ phải tiến hành triển khai một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả trong nước. Một trong những biện pháp đó là điều chỉnh thuế suất một số mặt hàng nông sản để phù hợp với tình hình kinh tế và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vào giữa năm 2008, mặt hàng thịt bò và thịt lợn đều được giảm từ mức cam kết ban đầu 20% và 30% xuống 12%. Nhưng ngay sau đó, quyết định số 83/2008/QĐ-BTC ngày 03/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã tăng thuế thịt bò lên 17% và thịt lợn lên 27%. Đến cuối năm 2008, thịt lợn lại được giảm xuống còn 24%, gần với mức chúng ta cam kết với WTO là 25% vào năm 2010.

Thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu, theo cam kết đến năm 2009 giảm còn 18% tuy nhiên năm 2008 ta đã giảm xuống còn 10%. Việc thuế nhập khẩu bị giảm xuống quá thấp như vậy đã gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì thế, để khuyến khích sản xuất trong nước, ổn định giá cả thị trường đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì ngay đầu năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 39/2009/TT-BTC về việc sửa đổi mức thuế nhập khẩu ưu đãi với một số nhóm mặt hàng sữa (trừ sữa bột). Theo thông tư, thuế nhập khẩu sữa tươi sẽ tăng lên 20% còn thuế nhập khẩu sữa bột vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay, từ 10% đến 15%. Như vậy, mức thuế với một số nguyên liệu

sữa nhập khẩu phổ biến tăng từ 5% đến 13% so với mức hiện hành và về cơ bản cũng không ảnh hưởng đến giá cả thị trường đồng thời lại phù hợp với cam kết WTO.

Với thuốc lá điếu và xì gà, theo đúng như cam kết, chúng ta đã bỏ biện pháp cấm nhập khẩu. Ngay sau khi gia nhập, chính phủ đã chỉ định Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) - doanh nghiệp thương mại nhà nước là nhà nhập khẩu và phân phối duy nhất thuốc lá điếu cũng như thuốc lá xì gà tại thị trường Việt Nam trong vòng 3 năm đến hết 2009. Đồng thời chính phủ cũng quy định thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, tuân thủ các quy định đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam, phải dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính. Cũng như phải tuân theo các quy định hiện hành về phân phối, đại lý bán buôn và bán lẻ thuốc lá. Nhãn thuốc lá phải ghi xuất xứ nơi sản xuất, phải ghi nơi tiêu thụ là “cung cấp cho thị trường Việt Nam”. Riêng đối với các nhãn hiệu thuốc lá điếu, xì gà lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam thì phải được kiểm nghiệm bởi cơ quan Nhà nước trước khi nhập khẩu. Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc lá là công ty được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam uỷ quyền thực hiện việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm thuốc lá điếu cũng như xì gà tại Việt Nam. Theo biểu thuế suất ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành đầu năm 2008, mức thuế suất nhập khẩu hiện hành đối với sản phẩm thuốc lá điếu và xì gà đã được cắt giảm so với năm 2007, với mức cụ thể như sau:

Thuốc lá điếu: 140%

Thuốc xì gà : 125%

Như vậy, sau 2 năm gia nhập WTO, thuốc lá điếu và xì gà đã được giảm theo đúng lộ trình cam kết. Thuốc lá điếu giảm từ mức thuế suất 150% lúc gia nhập xuống còn 140%, gần với mức 135% phải thực thi vào năm 2010. Thuế suất gia nhập đối với xì gà cũng giảm được 25% sau 2 năm.

Việc thực thi theo đúng lộ trình về thuế suất các mặt hàng nông sản trong hơn hai năm qua đã thể hiện việc thực thi nghiêm túc các cam kết với WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.

1.1.1.3. Tình hình thực thi trong lĩnh vực công nghiệp.

Từ đầu năm 2007, các mặt hàng nằm trong danh sách giảm thuế bao gồm vàng bạc, đá quý, thủy tinh, giày dép, đồ gia dụng, hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, hợp kim, thiết bị lọc nước, máy hút bụi với mức giảm từ 10% đến 25%. Đối với mặt hàng ô tô chở người, ô tô tải, thuế chỉ còn 80% thay cho mức 90% cũ. Riêng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô tải đã qua sử dụng thì vẫn áp dụng mức 150% hiện hành. Đáng chú ý là mặt hàng dệt may giảm mạnh đến 63% so với hiện tại. Trong đó, nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải thuế suất giảm từ 40% xuống 12%, nhóm hàng quần áo và đồ may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%. Để thực hiện cam kết, Việt Nam đã cho phép áp dụng mức thuế suất trên với tất cả các nước theo nguyên tắc MFN.

Các ngành khác cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cạnh tranh với hàng nhập khẩu do việc giảm thuế tác động trực tiếp đến kim ngạch nhập khẩu gồm các sản phẩm gỗ, giấy, ô tô, xe máy, hàng chế tạo khác, sản phẩm hóa chất, đồ nhựa, dệt may và máy móc thiết bị các loại.

Bảng 2.4. Các mặt hàng công nghiệp được giảm thuế ngay đầu năm 2007


STT

Mặt hàng

Mức độ cắt giảm so với hiện hành

1.

Mỹ phẩm các loại, xà phòng

20-40%

2.

Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình

20%

3.

Giấy in báo

12%

4.

Một số loại giấy in khác, các tông

10-20%

5.

Hàng dệt may

63%

6.

Giày dép, mũ các loại

20%

7.

Gạch ốp

17%

8.

Đồ sứ

17-20%

9.

Thuỷ tinh, kính

10%

10.

Phích nước

17%

11.

Đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý,

ngọc trai

25%

12.

Một số sản phẩm kim loại (xích xe, ống

kim loại, dụng cụ cầm tay..)

15-40%

13.

Quạt điện

20%

14.

Thiết bị lọc nước

20%

15.

Một số loại ắc quy

20%

16.

Một số linh kiện chính cuả xe ôtô

10-17%

17.

Đồng hồ các loại

25%

18.

Một số hàng tạp hoá khác

20-25%

Nguồn: http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1447

Năm 2008, thuế nhập khẩu của các mặt hàng công nghiệp vẫn tiếp tục được điều chỉnh để phù hợp với lộ trình cam kết. Theo biểu thuế mới, thuế nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm, điều hòa, máy lạnh, máy khâu, quạt được giảm từ 40% xuống còn 30%. Các mặt hàng khác như vàng bạc, giày dép, hàng điện tử, sắt thép, phụ tùng ô tôcũng tiếp tục được giảm để phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

Riêng mặt hàng ô tô con, theo cam kết trong WTO, Việt Nam phải giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Như vậy tới năm 2014 thuế nhập khẩu ô tô sẽ đồng loạt áp dụng mức 70% và đến năm 2017 mức thuế áp dụng cho ô tô chỉ còn 47%. Kể từ khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu với ô tô chở người đã giảm 3 lần từ 90% xuống còn 60% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên đến đầu năm 2008 thuế suất đã lần lượt tăng từ 60% lên 70% và dừng lại ở mức 83%. Mức thuế này được coi là phù hợp với các cam kết WTO và tiếp tục được duy trì cho đến năm 2012. Đối với ô tô tải không quá 5 tấn, chúng ta vẫn cho duy trì mức thuế nhập khẩu là 80% đến năm 2008 và bắt đầu giảm xuống 74% năm 2009.

Theo cam kết thì gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất nhập khẩu, giấy in báo, giấy in, viết và các loại giấy khác từ 35% vào năm 2007 xuống còn 20% vào 2012. Để thực thi lộ trình cam kết, đầu năm 2008, thuế nhập khẩu giấy đã giảm 3% xuống còn 32%. Cũng trong năm 2008, Bộ Tài chính lại quyết định giảm thuế nhập khẩu giấy in báo từ 32% xuống 20% bằng với mức cam kết vào năm 2010 đồng thời giấy in, viết cũng được giảm xuống 25%. Quyết định này đã góp phần khuyến khích nhập khẩu một số mặt hàng giấy trong điều kiện cầu chưa đáp ứng đủ cung như hiện nay. Tuy nhiên, việc thuế nhập khẩu giấy bị giảm từ 7% đến 12% trước 3 năm đã gây ảnh hưởng khá lớn đến ngành sản xuất giấy trong nước. Chúng ta chưa đủ khả năng để cạnh tranh với thị trường nước ngoài, đặc biệt là các cường quốc sản xuất giấy trong WTO như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QuốcChính vì vậy, để

tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh, sức mua giảm và lượng hàng tồn kho còn nhiều, ngày 16/02/2009, Bộ Tài chính đã tăng thuế suất nhập khẩu mặt hàng giấy lên 29%. Mức thuế suất này đã góp phần giải quyết được khó khăn cho ngành sản xuất giấy trong nước đồng thời thể hiện việc thực thi nghiêm túc theo đúng lộ trình các cam kết với WTO.

1.1.2. Tình hình thực thi các cam kết phi thuế quan

Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu kể từ khi gia nhập.

1.1.2.1. Đối với mặt hàng nông nghiệp

Việt Nam chỉ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với bốn mặt hàng: đường, trứng, muối và thuốc lá. Để thực hiện cam kết, hàng năm chính phủ đều ban hành lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Bảng 2.5. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2009


STT

Mã số hàng hoá

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng


1

04070091

Trứng gà



34.000

04070092

Trứng vịt

04070099

Loại khác

2

2401

Thuốc lá nguyên liệu

Tấn

45.000

3

2501

Muối

Tấn

250.000

4

1701

Đường tinh luyện,

đường thô

Tấn

61.000

Nguồn: Thông tư 16/2008/TT-BTC về hướng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009

Bên cạnh đó, Việt Nam còn cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2008 và năm 2009 đối với hai nhóm mặt hàng có xuất xứ Campuchia với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% (không phần trăm) gồm:

Năm 2008: 150.000 tấn thóc, gạo (quy gạo) và 3.000 tấn lá thuốc lá khô.

Năm 2009: 200.000 tấn thóc, gạo (quy gạo) và 3.000 tấn lá thuốc lá khô. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng ban hành Thông tư số 04/2009/TT-

BCT hướng dẫn việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với ba nhóm mặt hàng có xuất xứ từ Lào gồm: thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá, phụ kiện mô tô.[7]

1.1.2.2. Với mặt hàng công nghiệp

Để thực hiện cam kết phi thuế quan với mặt hàng công nghiệp, ngay trước khi kết thúc đàm phán, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006 bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, trong đó có việc thay thế lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà bằng việc qui định đầu mối nhập khẩu. Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) đã có Thông tư số 06 ngày 30/5/2007 cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn vào Việt nam. Nhiều văn bản quản lý xuất nhập khẩu chuyên ngành cũng đã được các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi để bảo đảm các văn bản này chỉ phục vụ cho những mục đích mà WTO cho phép như bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống, bảo vệ các giá trị văn hóa và thuần phong mỹ tục..., không để các văn bản này trở thành những rào cản trá hình đối với thương mại hàng hóa.

1.1.3. Tình hình thực thi các cam kết về trợ cấp

1.1.3.1. Trợ cấp nông nghiệp

Việt Nam cam kết sẽ không duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản. Cam kết này đã được tuân thủ nghiêm túc, các văn bản về thưởng xuất khẩu trái với cam kết gia nhập WTO đã được bãi bỏ. Đối với các hình thức hỗ trợ khác mà ta bảo lưu được trong đàm phán gia nhập WTO, mức hỗ trợ thực tế trong hai năm qua là không quá mức bảo lưu.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí