Số liệu của hải quan cũng ghi nhận, tính từ năm 2009 đến hết năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng gấp 2,15 lần. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là 6,3 tỷ USD, đến năm 2013 con số này đã là 13,65 tỷ USD.
2.2.3. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
Biểu đồ 2.2 : Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn năm 2005- 2012 và 11 tháng năm 2013
Thống kê trong Biểu đồ 2.2 cho thấy từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Tính đến hết tháng 11/2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu
Trong năm 2012, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 12,2%, cao gấp 1,7 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép). Có một số mặt hàng có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam, như: sản phẩm từ chất dẻo 30,6%, sắt thép 25,7%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 21,4%, linh kiện phụ tùng ôtô 20,5%, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13%, sản phẩm hoá chất 11,4%...
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản ở Việt Nam là trên 9 tỷ USD, tăng 20,73% so với năm 2009. Trong đó, hầu như các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật của Việt Nam đều tăng trưởng về kim ngạch, như:
Thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu là 2,5 tỷ USD, tăng 11,42% so với năm 2009.
Sắt thép các loại có giá trị nhập khẩu 1,2 tỷ USD và khối lượng là 1,7 triệu tấn, tăng 19,38% về lượng và tăng 47,85% về trị giá so với năm trước.
Mặt hàng giấy các loại tuy không phải là mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này, nhưng lại tăng trưởng cao nhất trong nhóm mặt hàng - 86,42% so với năm 2009, với trị giá 62,2 triệu USD
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số mặt hàng giảm kim ngạch nhập khẩu nhưng số mặt hàng đó chỉ chiếm khoảng 20,5% trong tổng số chủng loại mặt hàng. Để biết được cụ thể hơn tình hình tăng giảm từng mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam, ta sẽ theo dõi bảng sau:
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
trong năm 2013
Đối với hoạt động xuất khẩu, ngoại trừ hai nhóm cao su và hóa chất có kim ngạch xuất khẩu tương đương tháng trước, các nhóm hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu cao hơn hẳn, trong đó kim ngạch dệt may ước đạt 1,6 tỷ USD - tăng 53% so với tháng trước; điện thoại ước đạt 2 tỷ USD - tăng 16% so với tháng trước, điện tử ước đạt 850 triệu USD - tăng 37% so với tháng trước.
Một số nhóm hàng xuất khẩu truyền thống cũng có mức tăng trưởng khá trong tháng như thủy sản đạt 600 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước, gạo đạt 255 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước và cà phê đạt 448 triệu - tăng 28% so với tháng trước.
Việc xuất khẩu tăng khá phần nào thể hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt khá tốt cơ hội khi kinh tế các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU đã thoát khỏi khủng hoảng. Đối với hoạt động nhập khẩu, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng hơn tháng trước nhưng chủ yếu từ các nhóm nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nên đó chưa hẳn là tín hiệu xấu mà ngược lại nó phản ánh phần nào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã nhộn nhịp hơn. Hai nhóm mặt hàng điện tử - linh kiện và nhóm hàng máy móc thiết bị - phụ tùng không những có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD mà còn cao hơn kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2014 ở các mức tương ứng 542 triệu USD và 236 triệu USD.
Ngoài ra, còn hai nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng khá là vải với mức tăng 24% so với tháng trước và xăng dầu tăng 31% so với tháng trước. Đối với hai mặt hàng nhạy cảm được chú ý nhiều gần đây là xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, những thống kê về lượng và giá trị nhập khẩu tháng qua cũng cho thấy giá nhập khẩu của chúng đang diễn biến cùng chiều với giá bán lẻ trong nước. Trong tháng, giá nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tăng khoảng 6% so tháng trước và giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tiếp tục giảm 10% so với tháng trước. Tính chung hết quý 1/2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,346 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 32,339 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam vẫn xuất siêu ước khoảng 1 tỷ USD, chiếm 1,53% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm vai trò chủ đạo khi xuất siêu tới gần 4 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 3 tỷ USD. Trong năm 2013, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện,...
Bảng 2.5: Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản ở Việt Nam năm 2010 so với năm 2009 (đơn vị: USD)
Mặt hàng | Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 | Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 | |
Tổng kim ngạch | 7.468.091.543 | 7.468.091.543 | |
1. | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 2.289.461.371 | 2.289.461.371 |
2. | Sắt thép các loại | 839.368.216 | 839.368.216 |
3. | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 839.376.209 | 839.376.209 |
4. | Sản phẩm từ chất dẻo | 339.338.607 | 339.338.607 |
5. | Linh kiện, phụ tùng ô tô | 394.754.084 | 394.754.084 |
6. | Vải các loại | 333.711.425 | 333.711.425 |
7. | Sản phẩm từ sắt thép | 255.030.614 | 255.030.614 |
8. | Chất dẻo nguyên liệu | 222.248.168 | 222.248.168 |
9. | Sản phẩm hóa chất | 155.511.321 | 155.511.321 |
10. | Kim loại thường khác | 117.535.427 | 117.535.427 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Asean – Nhật Bản (Ajcep)
- Ảnh Hưởng Từ Sự Gia Tăng Fta Giữa Nhật Bản Với Việt Nam Và Khu Vực.
- Kim Ngạch Mậu Dịch Việt Nam – Nhật Bản Giai Đoạn 1998-2007
- Những Thuận Lợi Khi Thâm Nhập Vào Thị Trường Nhật Bản
- Những Khó Khăn Trong Quan Hệ Việt Nam – Nhật Bản
- Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận năm qua, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, sắt thép & sản phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất dẻo. Tính chung kim ngạch nhập khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất này đạt 7,62 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
2.2.4. Những vấn đề đặt ra
“Mặc dù quan hệ thương mại Việt – Nhật đã có sự phát triển liên tục, khả quan, song do với tiềm năng thực có cũng như yêu cầu phát triển thực tế của cả đôi bên thì sự phát triển đó vẫn còn những hạn chế, bất cập” 14, tr.103. Thực tiễn phát triển những năm qua đã cho thấy hoạt động thương mại giữa hai nước được ghi nhận là phát triển khả quan. Song nếu so sánh tương quan với quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực với Nhật Bản thì tỷ trọng còn rất nhỏ bé. Thực trạng này có thể xuất phát từ một số các nguyên nhân sau:
- Để bảo vệ nông nghiệp trong nước, Nhật Bản đã đưa ra nhiều qui định về an toàn thực phẩm và có xu hướng ngày càng thắt chặt đối với các nước. Những rào cản này cũng đã được hai bên Việt Nam – Nhật Bản bàn thảo khá kỹ lưỡng, chắc chắn khi các hiệp định đó đã được ký kết thì hai nước sẽ đi đến chấp nhận các chứng chỉ, kết quả kiểm nghiệm của nhau trên một số lĩnh vực.
- Thứ hai là về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Phải thừa nhận rằng chúng ta đã có rất nhiều cố gắng về vấn đền này, trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có thêm những mặt hàng chiếm được uy tín cao về chất lượng. Thế nhưng qua thực tiễn xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản những năm qua, ta vẫn phải chấp nhận một thực thế là nhìn chung chất lượng hàng hóa của ta là chưa đều, còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Ngoài ra vấn đề giao hàng của Việt Nam cũng đã từng gây mất tín nhiệm với các bạn hàng Nhật Bản bởi một số thiếu sót như giao hàng thiếu, lẫn cả hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách so với yêu cầu của các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
- Biện pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản của Việt Nam còn quá đơn giản và chưa chủ động. Việc thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng hình thức tiếp cận trực tiếp thị trường chưa được các doanh nghiệp của Việt Nam quan tâm
đúng mức, mà một trong các nguyên nhân là do chi phí khảo sát thị trường rất tốn kém, mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, chưa có đủ tiềm lực kinh tế làm ăn lớn.
- Quy mô các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhỏ bé, và phương thức thu gom hàng của ta để xuất khẩu lâu nay vẫn chưa khắc phục hết tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún… nên rất khó khắn trong việc đáp ứng các hợp đồng lớn, hoặc các hợp đồng đột xuất ngoài dự kiến.
Ngoài ra muốn mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, cả hai phía cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn về hệ thống chính sách, cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương theo hướng thông thoáng, năng động phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu hợp tác phát triển của hai bên.
2.3.Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng trung bình 18%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của VN sang Nhật Bản trong giai đoạn (2008-2012), có tốc độ tăng dần đều và VN luôn xuất siêu sang Nhật Bản. Trong số kim ngạch song phương đạt 25 tỷ USD thì VN xuất khẩu 13 tỷ USD và nhập khẩu 12 tỷ USD. Thị phần hàng hóa của VN cũng không ngừng gia tăng với tốc độ phát triển rất nhanh. Nếu năm 2007 là 0,9% thì đến năm 2012 tăng lên 1,7%.
Theo số liệu thống kê được công bố gần đây của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2013 đạt 24,3 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2012. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này 13,65 tỷ USD hàng hóa, cao hơn 4,5 điểm % so với kết quả của một năm trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có xuất xứ từ Nhật Bản đạt trị giá 11,61 tỷ USD, hầu như không thay
đổi so với năm 2012. Số liệu trong Biểu đồ 1 dưới đây cho thấy tính từ năm 2009 đến năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đã cao gấp 2,15 lần; trong khi đó sau 5 năm thì nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ Nhật Bản chỉ gấp 1,55 lần.
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái xuất siêu (thặng dư) trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta xuất siêu 0,4 tỷ USD; chuyển sang năm 2012 con số này đã là 1,5 tỷ USD và năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nhật Bản trị giá 2,04 tỷ USD, tăng mạnh 39% so với con số ghi nhận được trong năm 2012.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch hàng hóa XNK và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm 2009-2013
Trong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị trường lớn nhất thế giới này. Theo nguốn số liệu được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)