Đề Án Phát Triển Thương Mại Trong Nước Đến Năm 2010 Và Định Hướng Đến Năm 2020.

Việt Nam cũng được đối xử bình đẳng hơn, không còn lo bị xử ép hay bị áp đặt hạn ngạch như trước đây. Năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành hàng cũng được cải thiện một cách đáng kể. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, đồ du lịch, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Sản phẩm gỗ là mặt hàng đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ do thuế suất nhập khẩu vào Mỹ thấp. Sản phẩm nhựa là mặt hàng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao do tiếp cận được với công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn và không quá khó để thâm nhập, đồng thời xuất khẩu mặt hàng này được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước xuất khẩu khác ở hầu hết các thị trường. Dây điện và cáp điện cũng là một trong những mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và FDI khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, may mặc và da giày vẫn là hai mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu của ta.

Ngành may mặc có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhanh sau hai năm thực thi cam kết với WTO bởi theo hiệp định đa sợi MFA, các nước nhập khẩu sẽ không đặt ra hạn ngạch đối với hàng dệt và may mặc của nước ta trong vòng mười năm. Ngành may Việt Nam có cơ hội phát triển, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao hơn. Nếu năm 2001, Việt Nam chưa có tên trong danh sách 25 nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ thì đến nay sau hơn hai năm trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã đứng vị trí thứ ba - chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Tổng kim ngạch hàng dệt may năm 2008 đạt 9,1 tỉ USD.

Thực thi các cam kết với WTO tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành da giày như gia tăng luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản

lý...Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ tư thế giới. Thông qua mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị tạo mới của sản phẩm xuất khẩu, lượng giày dép xuất khẩu dự kiến đạt kim ngạch 5,6 tỉ USD vào năm 2010, bình quân tăng 11,9 %/ năm. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ôxtrâylia. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Inđônêxia, Malaixia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ...

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử những cơ hội lớn như tăng cường khả năng thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng và vị thế cạnh tranh bình đẳng hơn. Môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng được cải thiện, hành lang pháp lý minh bạch dẫn đến sức cạnh tranh lành mạnh hơn, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hàng năm khoảng 20% đến 30%. Từ những lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã phát triển từng bước và bước đầu sản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu cũng như nghiên cứu thiết kế được một số sản phẩm thương hiệu Việt được bạn hàng quốc tế tin dùng. Về cơ bản, các sản phẩm điện tử và công nghệ đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa còn mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp mở rộng thị trường cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trong và ngoài nước. Hàng hóa được cung cấp trên nhiều thị trường nhờ thế mà doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào một thị trường nào, giúp phân tán rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, một

trong những yếu tố mang tính tích cực do thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mang lại là: do phải cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, sức ép tồn tại để tránh thua lỗ, tránh phá sản sẽ là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trong nước phải nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh. Việt Nam cũng sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài vào các ngành công nghiệp trong nước đồng thời có thêm cơ hội tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, thực thi các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thuế suất nhập khẩu và khả năng bảo hộ của nhà nước cho các ngành công nghiệp trong nước sẽ ngày càng bị hạn chế và thu hẹp. Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp) trong một thời hạn nhất định. Vì thế, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức và phải nỗ lực tối đa để không bị biến thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước khác, mà ngược lại phải cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ của mình cho thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh. Bên cạnh đó, thuế giảm khiến hàng nhập khẩu nước ngoài giá cả phải chăng hơn tràn vào nước ta ngày càng nhiều, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Ngay khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may đã được cắt giảm ngay. Với mức độ bảo hộ như hiện nay, hàng dệt may phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á có chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn và giá cả rất cạnh tranh. Việc Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch lại càng gây thêm sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đối với mặt hàng giày dép, EU vẫn là thị trường trọng điểm nhưng năm 2009, giày của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan của EU. Vì thế, xuất khẩu da giày sẽ gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ngành điện tử ngoài những cơ hội của mình cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ khốc liệt hơn ngay cả ở thị trường trong nước. Các doanh nghiệp điện tử sẽ phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Trong khi đó nhiều ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước dành cho ngành bị cắt bỏ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Không những vậy, thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp phải thận trọng khi lựa chọn bạn hàng, thị trường và phương thức kinh doanh.

Hơn hai năm qua, ngành công nghiệp cũng phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Lạm phát gia tăng, giá xăng dầu và than bất ổn đã gây nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế. Xăng dầu và than là một trong những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế, là nguyên liệu cơ bản đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất. Do tính thiết yếu của mặt hàng này nên việc tăng hay giảm giá sẽ tác động sâu rộng đến toàn nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Giá xăng dầu tăng vào giữa năm 2008 đã kéo theo sự tăng giá của một loạt các mặt hàng khác. Các doanh nghiệp ngành thép, xi măng và giấy cũng chịu sức ép khá lớn khi giá xăng dầu tăng. Để sản xuất ra được một tấn thép thì cần phải phải tốn bốn mươi kg dầu để nung và đối với xi măng thì chi phí dầu chiếm đến 50% đến 70% nhiên liệu sản xuất. Ngoài ra, chi phí xăng dầu cũng chiếm 1% đến 2% giá thành sản xuất giấy. Như vậy giá thành của các sản phẩm này sẽ tăng rất mạnh nếu giá xăng dầu tăng, chưa kể đến phí vận chuyển đối với mặt hàng này là khá lớn. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng phảị chịu tác động khá lớn từ việc giá xăng dầu tăng. Hiện tại, ngành dệt sử dụng khoảng 50% sợi PE (sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ). Khi giá dầu tăng, sợi PE cũng tăng theo khiến các doanh nghiệp sản xuất sợi phải nghiêng sang sản xuất sợi có nguồn gốc từ tự nhiên (bông vải) và làm cho loại sợi này tăng giá vì khan hiếm. Hiện có đến 90% bông vải và 100% sợi bông vải đang sử

Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 9

dụng tại Việt Nam được nhập từ nước ngoài. Trong khi đó giá sợi bông và bông nhập đang ở mức rất cao. Một vài các doanh nghiệp trong ngành cao su và ngành nhựa cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng giá của xăng dầu. Lượng dầu sử dụng trong sản xuất hiện chiếm khoảng 5% giá thành sản phẩm đối với ngành cao su và nguyên liệu chính sử dụng trong ngành nhựa là có nguồn gốc từ dầu mỏ. Giai đoạn giữa năm 2008, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nhựa gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cao su cũng hoạt động cầm chừng do nguồn nguyên liệu chính của doanh nghiệp này là mủ cao su, nhưng khi cao su tổng hợp tăng mạnh, giá mủ cao su thiên nhiên cũng tăng theo [23]

2.2.3. Tác động tới lĩnh vực đầu tư

Khi Việt Nam tiến hành mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO, nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư của các thành viên WTO vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước...Nhưng năm 2008, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta vẫn đạt khoảng 65 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Quy mô vốn bình quân đầu tư của một dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn nhiều so với năm 2007 (12,2 triệu USD/dự án). Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách FDI, là thành quả của Chính phủ trong nỗ lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục

hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở rộng đáng kể các ngành, các lĩnh vực đầu tư. Điều này đã kích thích mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay có khoảng 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ khi chúng ta gia nhập WTO đã thay đổi cả về lượng (số vốn đầu tư) và cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử như: Intel, Compal, Samsung...Số vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 53,7% số dự án và 55,7% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Bên cạnh những tác động tích cực mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nền kinh tế nước ta, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng lợi nhuận trong khu vực đầu tư nước ngoài phần lớn thuộc sở hữu của nước ngoài. Hàng hóa của khu vực đầu tư nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường nội địa, khiến nhiều doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, chương II đã cho chúng ta thấy rõ sự nghiêm chỉnh thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa ngay từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi cam kết. Việc thực thi các cam kết này đã có những tác động nhiều chiều đến nền kinh tế và các ngành kinh tế nước ta. Để tiếp tục thực thi các cam kết theo đúng lộ trình, chúng ta cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, các bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, chương III sẽ tập trung vào đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thực thi tốt hơn các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA‌‌


I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM THỰC THI TỐT HƠN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1.1. Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Ngay khi hội nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành thực thi các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Chúng ta còn xây dựng đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng năm 2020 để tiến hành mở cửa thị trường phân phối theo đúng cam kết và xây dựng nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước với những mục tiêu cụ thể:

a) Các chỉ tiêu tăng trưởng:

Đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%), đến năm 2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%). Tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng

Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo thành phần kinh tế đến năm 2010: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực

kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%

Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng;

b) Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại

Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại

- dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn;

c) Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử...;

d) Hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ;

đ) Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ;

e) Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trong nước khi thị trường thế giới biến động [16]

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí