Bảng 1.5: Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành
Số dòng thuế | Thuế suất MFN (%) | Thuế suất cam kết cuối cùng (%) | |
1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% | 330 | 5,2% | 0% |
2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% | 1.300/1.600 | 6,8% | 4,4% |
3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết | 89 | 4,2% | 2,6% |
4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% | 1.170 | 37,2% | 13,2% |
5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% | 81 | 2,6% | 0% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 2
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Wto Về Thương Mại Hàng Hóa
- Các Cam Kết Của Việt Nam Với Wto Trong Lĩnh Vực Thương Mại Hàng Hóa.
- Các Mặt Hàng Nông Nghiệp Đã Được Giảm Thuế Ngay Đầu Năm 2007
- Hiệp Định Vệ Sinh Kiểm Dịch Động Thực Vật (Sps)
- Tác Động Chung Đối Với Nền Kinh Tế
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn: http://ww.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2108
Ngoài ra, Việt Nam tham gia không đầy đủ một số hiệp định khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng…
3.2.2. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan
3.2.2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp
Những hàng rào phi thuế quan, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu sẽ bị loại bỏ, trừ các biện pháp dưới đây:
Hạn ngạch thuế quan (TRQ)
Hạn ngạch thuế quan theo cam kết được áp dụng cho 4 mặt hàng là trứng gia cầm, đường ăn, thuốc lá và muối (muối trong WTO không được coi là hàng nông sản). Đồng thời chúng ta cũng cam kết áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định của WTO.
Quyền tự vệ đặc biệt (SSG)
Nước ta không được quyền áp dụng SSG cho mặt hàng nông sản nào vì đây là biện pháp quá độ hầu như chỉ dành cho các nước thành viên WTO
trong vòng Uruguay. Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta chỉ được quyền áp dụng biện pháp tự vệ.
3.2.2.2. Trong lĩnh vực công nghiệp
Việt Nam cam kết về thủ tục cấp phép nhập khẩu: cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/05/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam cho phép một doanh nghiệp thương mại nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô - tô cũ, cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế nhập khẩu được xác định trong biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Việt Nam đảm bảo cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hóa của WTO.
3.2.3. Cam kết về trợ cấp
3.2.3.1. Trợ cấp nông nghiệp
Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập WTO. Tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển ở lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm, nhìn chung Việt Nam còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách nhà nước của Việt Nam cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.
Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên Việt Nam được áp dụng không hạn chế.
3.2.3.2. Trợ cấp phi nông nghiệp
Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt
Nam được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may). Đây là khoảng thời gian cần thiết để các ngành phi nông nghiệp tránh “bị sốc” và có thêm thời gian thích nghi với môi trường cạnh tranh mới khi Việt Nam thực sự hội nhập.
3.2.4. Các cam kết khác
3.2.4.1. Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (SPS)
Việt Nam cam kết tuân thủ hiệp định SPS ngay từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên chúng ta không phải cam kết về sản phẩm biến đổi gen (GMO). Trong trường hợp có bằng chứng khoa học thì nước ta được phép phân biệt đối xử về các biện pháp SPS.
3.2.4.2. Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Việt Nam cam kết tuân thủ hiệp định TBT từ khi gia nhập: không được áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm gây cản trở thương mại, không được phân biệt đối xử trong việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật.
3.2.4.3. Hiệp định về trị giá hải quan (CVA)
Việt Nam cam kết áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế của WTO (CVA) kể từ khi gia nhập: lấy giá trị để tính thuế nhập khẩu theo giá trị giao dịch thực tế đồng thời bỏ bảng giá tối thiểu.
Tóm lại, chương I đã đưa ra cái nhìn tổng quan về Tổ chức thương mại Thế giới WTO, tiến trình gia nhập và nội dung các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh thương mại hàng hóa. Chúng ta cam kết thực thi tất cả các cam kết đó theo đúng lộ trình ngay từ thời điểm gia nhập WTO. Vì vậy, chương II sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO, từ đó chỉ ra tác động của việc thực thi các cam kết đối với nền kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Gia nhập WTO là nấc thang cao nhất trong quá trình mở cửa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, là cơ hội lớn nhất để nước ta khai thác các lợi thế do quá trình hội nhập kinh tế đem lại để phát triển đất nước. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nước ta có điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này. Các cam kết mà Việt Nam đã ký với WTO có hiệu lực thực thi đến nay được hơn hai năm. Việc thực thi các cam kết đặc biệt trong lĩnh vực thương mại hàng hóa đã có tác động lớn tới nền kinh tế xã hội nước ta.
Ngay sau khi gia nhập WTO, ngày 27/2/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn (Khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng. Chương trình Hành động thể hiện sự chủ động và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc tận dụng triệt để các cơ hội và vượt qua các thách thức từ việc gia nhập WTO, để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Trong gần hai năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Ta cắt giảm trên
3.000 dòng thuế liên quan hàng dệt may, xi-măng, nông thổ sản, rau quả tươi, cà-phê, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng, ô-tô... Ta đã xây dựng và hoàn
chỉnh nhiều văn bản pháp quy quan trọng như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực thi các cam kết gia nhập WTO liên quan đến đầu tư nhằm đưa hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - thương mại của ta phù hợp hơn các quy định của WTO, qua đó cải thiện và tăng cường tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Thời gian trôi qua chưa phải là dài nhưng cũng đủ để Việt Nam có thể nhìn lại quá trình thực thi của mình để rút ra bài học kinh nghiệm cho những chặng đường tiếp theo. Sau đây là tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và những tác động của việc thực thi các cam kết.
I. THỰC TRẠNG THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
1.1. Thực trạng thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
1.1.1. Tình hình thực thi các cam kết về thuế của Việt Nam với WTO
1.1.1.1. Khái quát chung về tình hình thực thi
Theo đúng cam kết với WTO, từ 11/1/2007 Việt Nam đã cắt giảm trên 1.800 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với mức hiện hành. Hầu hết các mặt hàng giảm thuế lần này đều đang có mức thuế suất cao từ 30% trở lên và là hàng tiêu dùng nên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc cắt giảm thuế. Năm 2008, vẫn theo lộ trình thực thi cam kết với WTO, Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 106/2007/QĐ- BTC ngày 20/12/2007 tiếp tục giảm khoảng 1.700 dòng thuế với mức giảm từ 1% - 6% trong đó có ít nhất 26 ngành hàng nằm trong diện được cắt giảm thuế. Biểu khung thuế được xây dựng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hạn chế xuất khẩu những sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế và về cơ bản vẫn giữ nguyên khung thuế suất với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế. Trong số những mặt hàng trên có những mặt hàng có tính chất
tương tự nhau, hiện hành đang cam kết mức thuế suất như nhau nhưng có mức thuế suất cam kết WTO cao thấp khác nhau. Để tránh gian lận thương mại, Bộ Tài chính đã quy định mức thuế suất bằng nhau cho các mặt hàng này, mức thuế suất được lấy theo mức cam kết thấp nhất. Vì vậy sẽ có những mặt hàng có mức thuế suất giảm nhanh hơn mức cam kết, tuy nhiên mức giảm hơn không lớn, chủ yếu là từ 1% đến 2%. Đồng thời để đối phó với tình trạng nhập siêu, Bộ Tài chính cũng nâng thuế một số mặt hàng trong phạm vi mức trần cho phép. Vào năm 2009, chúng ta dự định sẽ tiếp tục giảm khoảng 2.000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với mức tối đa khoảng 2%. Các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến, rau quả tươi, kim loại, hóa chất...vẫn tiếp tục nằm trong danh sách giảm thuế trong năm nay.
Theo Bộ Tài chính, bình quân các ngành có mức bảo hộ thực tế ở mức khoảng 30% nhưng việc cắt giảm thuế theo các cam kết với WTO đã giảm mức bảo hộ chung xuống còn 15%. Mức độ chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành sẽ thu hẹp đáng kể. Các ngành đang có mức bảo hộ cao chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhưng giảm bảo hộ sẽ giúp các ngành nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển.
Bảng 2.1. Các ngành có mức bảo hộ thực tế giảm
Mặt hàng | Hệ số bảo hộ theo mức thuế hiện hành | Hệ số bảo hộ theo mức thuế cam kết WTO | |
1. | Thịt và sản phẩm đã chế biến, bảo quản | 42,0 | 22,6 |
2. | Rau, dầu, chất béo động vật đã qua chế biến | 40,8 | 23,1 |
3. | Sữa, bơ, sản phẩm từ sữa | 43,2 | 19,6 |
4. | Bánh, mứt, kẹo, coca, sản phẩm chocolate | 56,0 | 24,0 |
5. | Rau quả đã qua chế biến được bảo quản | 53,5 | 31,8 |
6. | Rượu, bia, đồ uống có cồn | 140,5 | 64,8 |
7. | Cà phê đã chế biến | 51,1 | 29,4 |
8. | Thủy sản đã chế biến và phụ phẩm | 24,5 | 11,7 |
9. | Thực phẩm chế biến khác | 52,7 | 27,9 |
10. | Bột giấy, sản phẩm giấy và phụ phẩm | 24,5 | 11,7 |
11. | Gỗ đã chế biến và sản phẩm gỗ | 9,9 | 3,8 |
12. | Dược phẩm | 4,9 | 2,3 |
13. | Xà phòng thơm, chất tẩy rửa | 53,6 | 26,3 |
14. | Nước hoa và chất pha chế | 41,6 | 17,5 |
15. | Sản phẩm nhựa khác | 35,4 | 17,8 |
16. | Sơn | 19,3 | 11,1 |
17. | Hóa phẩm khác | 11,2 | 6,0 |
18. | Thiết bị gia đình và phụ tùng | 32,6 | 14,3 |
19. | Xe mô tô, phụ tùng | 214,7 | 126,3 |
20. | Xe đạp và phụ tùng | 96,7 | 35,1 |
21. | Máy có chức năng tổng hợp | 7,6 | 1,7 |
22. | Máy móc chạy điện | 17,3 | 9,3 |
23. | Thảm | 66,1 | 5,8 |
24. | Sản phẩm dệt, thêu | 42,6 | 3,1 |
25. | Sản phẩm da | 65,4 | 24,3 |
26. | Gasoline, chất bôi trơn đã tinh chế | 12,6 | 1,2 |
Nguồn: Bộ Tài chính 2006
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam đã cắt giảm thuế xuất khẩu với mặt hàng phế liệu kim loại đen và màu theo cam kết vào đầu năm 2008. Nhóm hàng phế liệu kim loại đen (sắt thép) đã được giảm từ mức 30-40% xuống còn 10- 30%. Nhóm hàng phế liệu kim loại màu giảm từ 40-50% xuống còn 10- 40%. Việc điều chỉnh giảm này hoàn toàn phù hợp với cam kết.
Để thực hiện cam kết với WTO về thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu và bia, Quốc Hội đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2010. Trong biểu thuế suất mới, rượu và bia đã được thay đổi theo đúng cách phân loại và đúng lộ trình cam kết.
Bảng 2.2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu và bia
Hàng hoá, dịch vụ | Thuế suất (%) | |
1 | Rượu | |
a) Rượu từ 20 độ trở lên | ||
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 | 45 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 | 50 | |
b) Rượu dưới 20 độ | 25 | |
2 | Bia | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 | 45 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 | 50 |
Nguồn: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008/QH12
Như vậy, cách phân loại cũng như mức thuế của rượu, bia đã có sự thay đổi rõ rệt. Cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009, rượu được chia làm ba mức dưới 20 độ, từ 20 đến 40 độ và trên 40 độ với 3 mức thuế suất lần lượt là 20%, 30% và 65%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010, theo đúng nguyên tắc của WTO, ta đã chia rượu thành hai loại là có độ cồn dưới 20 độ và trên 20 độ với