Thực Trạng Thực Hiện Pháp Luậttrong Lĩnh Vực Hành Chínhkhi Người Sử Dụng Đất Thực Hiện Quyền Chuyển Nhượng, Góp Vốn, Thế Chấp Quyền Sử Dụng

kiện sinh hoạt kém hơn và đối tượng khác không được miễn mà phải ghi nợ lệ phí trước bạ. Nên chưa bảo đảm sự công bằng chính sách xã hội của nhà nước đối với các đối tượng ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi chính sách xã hội của Nhà nước.

(iii) Nguyên nhân của cơ chế tài chính tác động đến người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất

- Cơ chế quản lý đất đai ở Việt Nam mặc dù đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, song vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của lối tư duy cũ, điều này phản ánh rõ nét nhất trong cơ chế tài chính về đất đai được quy định trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành;

- Công tác hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cũng như việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật trong thực hiện cơ chế tài chính về đất đai ở các địa phương còn nhiều bất cập, chưa thật sự tuân thủ nguyên tắc giá thị trường của Luật Đất đai;

- Quy định pháp luật về thuế, phí, lệ phí quá nhiều, tản mạn, thay đổi liên tục khiến cho khó khăn khi tiếp cận, áp dụng. Các quy định về trình tự, thủ tục còn phức tạp gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận. Mặt khác, về phía người dân, chưa hiểu quyền và nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch, nghĩa vụ đối với Nhà nước, thường có tâm lý né tránh nghĩa vụ, ngại tiếp cận với các thủ tục hành chính. Về phía Nhà nước, còn thiếu các giải pháp tích cực, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả cơ chế tài chính đất đai.

2.3. Thực trạng thực hiện pháp luậttrong lĩnh vực hành chínhkhi người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất

2.3.1. Thực trạng về thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất.

Ở nước ta hiện nay khi thực hiện các quyền về chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất việc chấp hành pháp luật trong quá trình này chính là

việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính về thuế, lệ phí …và không được thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính những năm qua ở nước ta cho thấy, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện một bước đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà, tham nhũng của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ở một mức độ cao hơn, một số địa phương đã áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh giá, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức. Trong số các tiêu chí đánh giá về cơ quan hành chính, có các tiêu chí liên quan tới việc tuân thủ các thủ tục hành chính như: tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của pháp luật của các quyết định; tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc. Thực tiễn việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính đã mang lại những kết quả đáng kể: việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện các thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn gây khó khăn, bức xúc cho người dân, vẫn còn nhiều hồ sơ giải quyết không đúng hẹn làm người dân phải đi lại nhiều, phải mất những khoản chi phí ngoài quy định; chi phí ngoài luồng trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai… còn khá lớn và thường xuyên. Có nơi người dân và tổ chức vẫn phải gặp trực tiếp cán bộ các phòng chuyên môn sau khi đã nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Đây cũng là “mảnh đất” phát sinh tiêu cực

Thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất của người sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay - 8

trong hoạt động của cơ quan hành chính. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các địa phương chưa thống nhất, dẫn đến mô hình tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có sự khác nhau. Cụ thể, một số địa phương đã sắp xếp và tổ chức lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện theo hướng tách việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; lĩnh vực đăng ký kinh doanh về Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế; lĩnh vực chứng thực, hộ tịch chuyển về Phòng Tư pháp. Tại các phòng chuyên môn này cũng thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Như vậy, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện đã bị phân tán về các phòng chuyên môn. Tại cấp tỉnh, do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, cũng như do nhận thức khác nhau về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông nên một số sở, ngành đã tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với từng lĩnh vực công việc tại từng phòng chuyên môn của sở, ngành đó, dẫn đến việc trong một cơ quan hành chính tồn tại nhiều Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, mặc dù vẫn bảo đảm nguyên tắc “nhận hồ sơ và trả kết quả ở cùng một nơi”, tuy nhiên, yếu tố công khai, minh bạch đã không còn đáp ứng yêu cầu, không đảm bảo để mọi người dân có thể giám sát thủ tục hành chính.

Đối với cơ chế liên thông, có thể thấy sự “liên thông” trong xử lý các công việc cho người dân và tổ chức còn thấp, nên mặc dù thực hiện liên thông nhưng người dân và tổ chức vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết các thủ tục hành chính. Thực hiện liên thông giữa các cấp hành chính còn khó khăn, đặc biệt là liên thông giữa cơ quan hành chính ở địa phương với cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn thì phần lớn các địa phương chưa thực hiện được.

Nhìn chung, thủ tục hành chính ở nước ta vẫn tồn tại xu hướng phổ biến là cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vẫn còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành thủ tục hành chính. Đặc biệt, do thiếu sự công khai,

minh bạch nên người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính gây khó khăn trong việc thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính. Do đó, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội.

Từ thực tế trên, so với khu vực, thủ tục hành chính của nước ta chưa đạt được mức độ trung bình, kể cả lĩnh vực thuế, hải quan là những lĩnh vực có nhiều cải cách tích cực. Các thủ tục trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng nhà ở còn phức tạp, chưa thuận lợi. Tính công khai minh bạch chưa được bảo đảm. Tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn phổ biến.

2.3.2. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân về thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện quyền của người sử dụng đất

(i) Thuận lợi

Nhìn nhận một cách khách quan, quy định về thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Lần đầu tiên, các trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất được chính thức quy định tại một văn bản có tầm hiệu lực cao là Luật Đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, áp dụng thống nhất trên thực tế. Đồng thời, tạo điều kiện để người sử dụng đất có điều kiện tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện các quyền của mình và chấp hành các quy định đó.

Pháp luật cũng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - cơ quan trung gian, đầu mối duy nhất trực tiếp thực hiện

các thủ tục hành chính có liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất. Thông qua tổ chức này, sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc thực hiện các quyền của người sử dụngđất, đảm bảo lợi ích thiết thựccho họ. Mặt khác, Văn phòng này cũng góp phần tích cực khắc phục tình trạng dây dưa kéo dài, trì trệ và kém hiệu quả trong việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến người sử dụng đất như trước đây.

Các quy định về thủ tục hành chính cụ thể đã đơn giản, thông thoáng, đỡ phức tạp và dễ tiếp cận, dễ thực hiện hơn cho cả cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất. Cụ thể, đã quy định rõ về:

- Các loại giấy tờ cần phải có trong một bộ hồ sơ; yêu cầu công chứng, chứng thực đối với hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; số lượng bộ hồ sơ mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp;

- Đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm quyền giải quyết;

- Thời hạn giải quyết của phía cơ quan nhà nước.

- Cơ chế “một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nói chung, về thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng được xác lập. Theo đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công chịu trách nhiệm giúp cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất.

(ii) Khó khăn

Quy định về thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn, thếchấpquyền sử dụng đất còn có điểm chưa đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đất đai cũng như giữa hệ thống pháp luật đất đai với các văn bản pháp luật khác, chẳng hạn:

+ Mặc dù Luật Đất đai đã quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng, đăng ký thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất song vẫn còn rất chung chung, chưa dự liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tế. Trong khi đó, các

quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành lại tương đối phức tạp, cồng kềnh, khó nhớ và khó thực hiện. Dẫn tới tình trạng, mặc dù đều phải thực hiện theo quy định pháp luật, song khi thực hiện công khai hoá thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất nói chung, đến quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại đưa ra các nội dung không giống nhau. Hoặc tham khảo trên các trang tư vấn thủ tục hành chính trên mạng internet cho thấy, nội dung tư vấn về thủ tục hành chính liên quan đến việc chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân của mỗi trang đều có sự khác nhau.

+ Các quy định của pháp luật đất đai về thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình hiện đang có sự khác biệt so với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể, về việc ghi tên người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, thành viên hộ gia đình không chỉ bao gồm vợ, chồng mà còn có các thành viên khác; tài sản chung của hộ gia đình được hiểu không chỉ bao gồm tài sản chung của vợ chồng, mà còn của các thành viên khác của hộ gia đình cùng đóng góp vào để hoạt động kinh tế chung (Điều 106).

2.4. Thực trạng về những vi phạm pháp luật của người sử dụng đất khi thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất

2.4.1. Thực trạng về những vi phạm pháp luật đất đai của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất

(i) Những hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Những hành vi vi phạm pháp luật đất đai thực tế ở địa phương khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm: không thực hiện trình tự, thủ

tục hành chính theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai năm 2013 (chuyển nhượng ngầm); chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất đang có tranh chấp; khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế để trốn thuế; lập hợp đồng uỷ quyền để che dấu giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm trốn thuế; chuyển quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện chuyển nhượng (như đã phân tích ở trên); người chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có quyền sử dụng đất (ví dụ, người chuyển nhượng chỉ là người được uỷ quyền trông coi, quản lý thửa đất…); nhận chuyển quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng.

Những hành vi vi phạm khi thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm: không thực hiện đăng ký góp vốn; góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện góp vốn; góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất đang có tranh chấp.

Những hành vi vi phạm khi thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất: so với các doanh nghiệp thì những vi phạm của hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện quyền chuyển nhượng, góp vốn và thế chấp bằng quyền sử dụng đất rất phức tạp và đa dạng, đặc biệt trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất có những trường hợp đất do lấn chiếm và đất đang có tranh chấp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vẫn được chuyển nhượng (kể cả việc chuyển nhượng không qua các thủ tục pháp luật quy đinh - chuyển nhượng ngầm hòng trốn thuế...)

(ii) Về hình thức và biện pháp xử lý các hành vi vi phạm luật đất đai tại địa phương

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật quy định các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi toàn quốc đã áp dụng các hình thức và biện pháp xử lý hành vi vi phạm của hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện quyền chuyển

nhượng, góp vốn và thế chấp quyền sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp hạn chế tối đa những vi phạm và thực hiện mục đích răn đe, giáo dục những người vi phạm pháp luật đất đai ổn định về chính trị trật tự an toàn xã hội.

Nói chung trên thực tế tại các tỉnh, thành phố hộ gia đình, cá nhân vi phạm Luật Đất đai khá nhiều, nhưng để đảm bảo tính nhân đạo việc xử lý các hành vi vi phạm rất hạn chế đặc biệt là việc áp dụng chế tài nghiêm khắc như hình sự, mức độ phạt tiền không ở mức tối đa mà các địa phương chủ yếu áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục là chính để tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân tự khắc phục hậu quả xảy ra và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình không tái phạm.

2.4.2. Thực trạng về những vi phạm pháp luật đất đai của các doanh nghiệp khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất

(i) Những hành vi vi phạm pháp luật đất đai thực tế ở địa phương

Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm: không thực hiện trình tự, thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai(chuyển nhượng ngầm); giao dịch chuyển quyền sử dụng đất được che dấu bằng hình thức hợp đồng góp vốn để trốn thuế; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất không được chuyển nhượng (đất thuê theo phương thức trả tiền hàng năm; tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp....).

Khi thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bao gồm: góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất không có quyền góp vốn (tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2024