Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Pháp Luật Về Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Vợ Chồng

Mặc dù BLDS năm 2015 có quy định về quan hệ nhân thân của người được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết, trong đó có quy định cụ thể về quan hệ nhân thân của vợ chồng. Tuy nhiên, quy định về hệ quả tài sản "Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn" (Khoản 3 Điều 73 BLDS 2015) là quy định áp dụng chung, những đặc thù riêng trong việc khôi phục quan hệ tài sản của vợ chồng không được nhắc tới. Tóm lại, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các quan hệ tài sản của vợ chồng diễn ra nhanh chóng và thường xuyên biến đổi đã và đang làm phát sinh những vấn đề mới mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc chưa bao quát hết. Bên cạnh đó, một số quy định đã có nhưng còn chung chung, chưa cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn như quy định về hệ quả pháp lý của việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân, quy định về thỏa thuận tài sản

chung…Những vấn đề trên đã khiến cho việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đặt ra yêu cầu sửa đổi hoàn thiện pháp luật cũng như tìm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II


Theo các qui định hiện hành thì quyền sử dụng đất của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp được coi là tài sản chung của vợ chồng, hoặc là quyền sử dụng đất có trước thời kỳ hôn nhân nhưng hai vợ chồng thỏa thuận sáp nhập vào tài sản chung có thể là bằng văn bản, hoặc dưới hình thức là đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai vợ chồng thì đó là quyền sử dụng đất chung của vợ chồng.

Như vậy, với quyền sử dụng đất của vợ chồng, về nguyên tắc trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi họ tên của cả vợ và chồng. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

ngày 19/05/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: “Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng” (Điều 4, khoản 1, điểm d).

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc xác định quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là trường hợp vợ chồng thỏa thuận nhập quyền sử dụng đất riêng vào tài sản chung. Chẳng hạn như cần quy định cụ thể trường hợp đất được thừa kế riêng nhưng khi tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đứng tên của hai vợ chồng thì mặc nhiên được coi là đã sáp nhập vào tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, pháp luật cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn để dễ dàng áp dụng trong vào thực tiễn.

Để có thể thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 thì vợ chồng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Vợ chồng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Đất được sử dụng để góp vốn phải không có tranh chấp;

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 10

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Việc góp vốn phải trong thời hạn còn được sử dụng đất;

Ngoài đáp ứng những điều kiện trên thì đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà vợ hoặc chồng bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay bị mất tích thì khi góp vốn phải đảm bảo thêm những điều kiện sau:

- Việc xác định vợ hoặc chồng mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự không phải do ý chỉ chủ quan của vợ chồng mà phải do cơ quan tài phán là Tòa án quyết định khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu.

- Khi sử dụng đất để góp vốn thì phải có sự đồng ý của người đại diện, việc đại diện này không vì mục đích lợi nhuận.

Đối với hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng, theo quy định tại Điều 184 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Vì vậy, vốn góp bằng quyền sử dụng đất phải được tiến hành định giá.

Việc các bên tham gia hợp tác trong sản xuất kinh doanh, trong đó có một bên dùng quyền sử dụng đất đã xác định được giá trị quy ra số tiền cụ thể để góp vốn được coi là một thỏa thuận dân sự và theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hiện hành thì thảo thuận này bắt buộc phải thể hiện bằng một hợp đồng dưới dạng văn bản.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng là một loại hợp đồng (thỏa thuận dân sự), do đó nó cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ thông qua sự thỏa thuận tự nguyện của các bên. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tình hình nhân thân, địa chỉ của các bên;

- Những thông tin của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm: mục đích sử dụng của thửa đất, hạng đất, diện tích, vị trí, ranh giới, số hiệu, người đứng tên...);

- Thời hạn sử dụng đất, trong đó ghi rõ thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất của bên góp vốn;

- Thời hạn góp vốn;

- Giá trị quyền sử dụng đất được quy tính ra số tiền để đem góp vốn;

- Quyền của bên thứ ba với đất đem vào góp vốn (nếu có);

- Trách nhiệm phát sinh khi một trong các bên vi phạm hợp đồng;

Đây là những thỏa thuận chung của một hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, có những thỏa thuận riêng đối với từng bên trong hợp đồng góp vốn, như:

- Nghĩa vụ của bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Quyền của bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Nghĩa vụ của các bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Quyền của các bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Có thể cho rằng, góp vốn cũng là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, nhưng nó có những đặc trưng riêng. Đó là, khi góp vốn thì có sự thay đổi chủ sử dụng đối với đất đai nhưng người chủ sử dụng vẫn đồng thời là đồng sở hữu phần vốn góp đó. Tại thời điểm góp vốn thì giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận, không được thấp hơn khung giá nhà nước. Việc góp vốn là có thời hạn. Trong thời gian góp vốn, chủ thể góp vốn phải một phần chịu nghĩa vụ chung với bên nhận góp vốn và được hưởng lợi nhuận nếu việc hợp tác sản xuất, kinh doanh thành công.

Khi các bên không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình là lúc mà tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phát sinh. Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử (giải quyết).

Để giải quyết các tranh chấp đó, chúng ta có cơ chế giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây:

- Cơ quan giải quyết tranh chấp

- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp

- Hệ thống các qui phạm pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp

- Tổng thể các qui phạm pháp luật đảm bảo thi hành quyết định giải quyết tranh chấp

Trong thời kỳ hôn nhân, về mặt lý thuyết, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Tuy nhiên, áp dụng vào thực tế, khi tài sản chung còn lại không đáng kể, thậm chí là không còn, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của vợ, chồng…thì việc đảm bảo đời sống của gia đình, của các con lại hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, vào lương tâm, trách nhiệm của cha mẹ với con cái.

Về quy định khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, trường hợp trước đó vợ chồng chia tài sản chung theo quyết định của Tòa án, nay muốn khôi phục, vợ chồng có thể tự thỏa thuận được không hay phải có bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng; việc khôi phục chế độ tài sản chung sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào? Pháp luật còn đang bỏ ngỏ câu trả lời cho những câu hỏi trên mà thực tế đặt ra.

Khi ly hôn, thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trạng các vụ ly hôn phải kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần xét xử do đương sự không nhất trí với các phán quyết của Tòa án về phần tài sản vẫn phổ biến.

CHƯƠNG 3:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Theo Luật hôn nhân - Gia đình 2014, " Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là Chế độ tài sản của vợ chồng. Có một câu hỏi lớn đặt ra là: Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lập theo luật pháp hay theo sự thỏa thuận của vợ chồng? Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của các nước trên thế giới được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân…Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định).

Ngoài ra, đất đai là tài nguyên của quốc gia, con người không thể tạo ra mà chỉ có thể cải tạo nó. Đất đai có ý nghĩa rất lớn cho nhu cầu cuộc sống của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Do đó, quyền sử dụng đất trở thành một loại tài sản có giá trị lớn mà ai cũng muốn sở hữu. Đối với những cặp vợ chồng ở nước ta, với ý nghĩ “an cư mới lạc nghiệp”, thì việc để có được mảnh đất xây dựng nhà ở, làm ăn sinh sống là hết sức cần thiết. Việc phân định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ

chồng tưởng chừng không quan trọng, nhưng trong cuộc sống có thể nảy sinh rất nhiều vấn đề cần đến việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng để bảo vệ quyền lợi cho vợ, chồng, con cái trong gia đình cũng như người thứ ba có liên quan (như các chủ nợ).

Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung, riêng của vợ chồng cũng gặp không ít khó khăn do đây là loại tài sản đặc thù nên khi xác định là tài sản chung, riêng cũng có điểm riêng biệt phức tạp hơn so với các loại tài sản thông thường khác; quan trọng hơn nữa là quy định của pháp luật hiện hành về xác định tài sản chung, riêng còn dễ gây ra các cách hiểu khác nhau và khó áp dụng. Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin được đưa ra một số vấn đề khi xác định tài sản chung, tài sản riêng là quyền sử dụng đất của vợ chồng để cùng xem xét, trao đổi.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

3.2.1.1. Đối với tài sản chung của vợ chồng

* Thứ nhất, về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng

Theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết dựa vào "thời kỳ hôn nhân", những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ, chồng.

Thông thường quy định này được áp dụng cho các cặp vợ chồng trong thực tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự và HN&GĐ, trong một số trường hợp cụ thế, việc xác định "thời kỳ hôn nhân" chưa được luật dự liệu; các văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa đề cập tới các vấn đề liên quan đến

nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với các trường hợp này.

- Trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết, mà sau đó lại trở về (Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2014); pháp luật mới chỉ dự liệu quan hệ hôn nhân được khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác), còn về vấn đề tài sản chung của vợ chống được xác định như thể nào? Đây là vấn đề còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về mặt lý thuyết.

Theo yêu cầu của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về, những người đã được chia di sản thừa kế của người đó phải trả lại những tài sản hiện còn; nếu có tình giấu giếm nhằm chiếm giữ tài sản đó thì họ phải trả lại toàn bộ giá trị tài sản, kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó. Quy định về hậu quả này được pháp luật của nhiều nước ghi nhận (Điều 130, Điều 131 BLDS của Cộng hòa Pháp; Điều 32 BLDS Nhật Bản...). Trong chừng mực nhất định, hậu quả về tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết mà lại trở về có nội dung khác với Điều 93 BLDS của Nhà nước ta. Ví dụ: Điều 55 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định: "... một người đã nhận được tài sản sau việc tuyên bố mất tích, nhưng mất quyền của mình sau khi hủy bỏ lời tuyên bố đó, phải hoàn lại tài sản đó chi trong chừng mực người đó đã trở lên giàu có nhờ tài sản đó". Tương tư, Điều 32 BLDS Nhật Bản dự liệu rằng: "Người được hưởng tài sản từ tuyên bố mất tích sẽ bị mất các quyền của mình khi tuyên bố này bị hủy bỏ. Tuy nhiên, người này chỉ chịu trách nhiệm trả lại tài sản đã nhận, tùy thuộc vào mức độ giàu lên hiện . . ".

Tuy nhiên, vấn để tuyên bố vợ, chồng chết mà sau này lại trở về, về hậu quả pháp lý của sự kiện này có liên quan đến cả quan hộ nhân thân và tài sản của vợ chồng. Trong đó thời điểm "phục hồi" quan hệ hôn nhân và Chế độ tài sản giữa vợ chồng theo hệ thống pháp luật của nhiều nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024