Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển sôi nổi, công tác quản lý tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều lễ hội dân gian được khôi phục, bảo tồn... Thông qua các dòng họ, các hương ước, các giá trị di sản văn hóa tinh thần như tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - quê hương đất nước; lòng nhân ái, trọng tình nghĩa, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... được bảo tồn và thấm sâu vào toàn bộ đời sống của Nhân dân, vào mỗi con người.
Đây cũng chính là mục tiêu trọng tâm của xây dựng nông thôn mới. Người dân cũng chỉ thật sự vào cuộc khi họ nhìn thấy được, cảm nhận được, hấp thụ được những giá trị của nông thôn mới, khi nhưng giá trị của nông thôn mới làm thay đổi cuộc sống của gia đình họ, bản thân họ. Thu nhập đầu người, giá trị sản xuất, số lao động có việc làm phải tăng, các chế độ chính sách và phúc lợi xã hội phải được bảo đảm...
Để làm được điều này, thời gian qua, huyện Nghi Xuân rất chú trọng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện; tập trung chăm lo phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch một cách mạnh mẽ với bước đi, cách làm năng động, sáng tạo; tập trung cho phát triển các mô hình kinh tế, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau thủy canh, dưa lưới, nuôi tôm trên cát, các mô hình trang trại trồng trọt và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà theo công nghệ… đã mang lại việc làm và nguồn thu nhập cao cho người dân.
Bên cạnh đó, cùng với việc làm tốt công tác quy hoạch tổng thể, cải cách hành chính, xây dựng một bộ máy chính quyền phục vụ, Đảng bộ và Nhân dân huyện Nghi Xuân quyết tâm đưa huyện trở thành vùng đất hấp dẫn và thu hút đầu tư. Cùng với hệ thống hàng trăm đền chùa miếu mạo,
các khu di chỉ khảo cổ với những di tích có niên đại từ 4.000 đến 5.000 năm, khu di tích đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, khu du lịch biển Xuân Thành với hệ thống sân golf 18 lỗ, trường đua chó, tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ vui chơi giải trí ven bờ sông Lam, ven chân núi Hồng Lĩnh,... thông qua các hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhìn thấy được những tiềm năng kinh tế trên mảnh đất đầy ắp các giá trị văn hóa này. Nhờ đó, tổng thu hút đầu tư trên địa bàn huyện trong 3 năm gần đây đạt 9.000 tỷ đồng. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 5.030 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,7%, tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.900 tỷ, thu ngân sách đạt trên 300 tỷ . tỷ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn nghèo nông thôn mới) giảm còn 2,6%. An sinh xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được chú trọng, chất lượng sống ngày càng tăng [58].
Tiểu kết chương
Thực hiện chính sách xây dựng NTM là một nội dung thực hiện chính sách công của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nội dung chương 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ sở, công cụ như Nông thôn mới, chính sách xây dựng NTM, thực hiện chính sách xây dựng NTM là nền tảng nghiên cứu các bước thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên một địa bàn cụ thể. Nội dung chương 1 cũng làm rõ quy trình 07 nước thực hiện chính sách sách công gắn với chính sách xây dựng NTM, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách qua đó nhằm xác định được những nguyên nhân có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách. Bên cạnh cơ sở lý luận thì chương 1 của luận văn cũng làm rõ cơ sở thực tiễn từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng NTM tại một số địa phương, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trong thực hiện chính sách này tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2
- Mục Tiêu Và Nội Dung Của Chính Sách Xây Dựng Nông Thôi
- Theo Dõi Kiểm Tra, Đôn Đốc Việc Thực Hiện Chính Sách
- Kết Quả Khảo Sát Về Các Chủ Thể Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Ntm Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Phân Công, Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh Cao Bằng 40 km về hướng bắc; tiếp giáp với các huyện: Hòa An, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Po, thành phố Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Với diện tích tự nhiên 810,9399 km2.
Đơn vị hành chính: Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 02 thị trấn, gồm các xã: Ngọc Đào, Sóc Hà, Trường Hà, Quý Quân, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sỹ, Mã Ba, Thượng Thôn, thị trấn Xuân Hòa, Thanh Long, Cần Yên, thị trấn Thông Nông, Lương Can, Cần Nông, Yên Sơn, Ngọc Động, Đa Thông, Lương Thông. Huyện Hà Quảng có 8 xã biên giới giáp biên với Trung Quốc, với tổng chiều dài đường biên giới là 74,871 km, bao gồm các xã: Sóc Hà, Trường Hà, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Cần Nông, Cần Yên. Huyện có cửa khẩu Sóc Giang (thuộc xã Sóc Hà) và nhiều đường mòn dân sinh.
Huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp do kiến tạo địa chất, do đó Huyện phân thành nhiều vùng khác nhau
- Tiểu vùng thấp: Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sông suối cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc huyện Hà Quảng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tìm hiểu thực tiễn kết quả đạt được liên quan đến chỉ tiêu đề ra của huyện trong giai đoạn 05 năm vừa qua thì có 14/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,46% năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,4 triệu đồng/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 30.637 tấn; giá trị nông nghiệp đạt 38,4 triệu đồng/ha, đạt 104% kế hoạch. Đã hình thành được vùng sản xuất thuốc lá chất lượng cao tại xã Ngọc Đào, thị trấn Xuân Hoà. Các cây trồng có thế mạnh của huyện tiếp tục được mở rộng diện tích như ngô, lạc, gừng, ớt, nghệ… đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc đạt và vượt so với kế hoạch.
Giai đoạn 2016 – 2020, giá trị thu nhập từ chăn nuôi đạt trên 228 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia; đã huy động được trên 509 tỷ đồng từ các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Đến nay, bình quân toàn huyện đạt 10,6 tiêu chí nông thôn mới/xã và đã có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2020, thêm xã Lương Can đạt chuẩn). Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm và được nhựa hoá. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tiễn tại huyện Hà Quảng cho thấy tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97,2%.
100% trạm y tế có bác sỹ. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng, trồng rừng sản xuất được 79,6 ha; trồng rừng tập trung được 876 ha; tỷ lệ che phủ rừng hết năm 2020 đạt 50,9%, vượt 3,8% kế hoạch. Đã di dời được 1.882 hộ chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, trong đó có 5 xã, thị trấn đạt 100%. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tính đến hết năm 2020 đạt trên 634 tỷ đồng, chiếm 15,8% trong cơ cấu kinh tế. Toàn huyện có 36 hợp tác xã, 16 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, đã có 96,3% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa hết năm 2019 đạt trên 200 tỷ đồng. Giá trị thương mại – dịch vụ đạt gần 1.300 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn giai đoạn 2015 – 2020 đạt 3.112 triệu USD.
Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, lượng khách đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó ngày càng tăng, chỉ tính riêng năm 2019 đạt 243.511 lượt người. Doanh thu du lịch đạt trên 3 tỷ đồng, tăng 114,2% so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm đạt trên 1.327 tỷ đồng, thực hiện 520 công trình trên các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường học, công trình văn hóa thể thao, nước sinh hoạt. Thu ngân sách nhà nước được tập trung chỉ đạo quyết liệt, năm 2019 đạt trên 41 tỷ đồng, hằng năm tăng bình quân 15%, đạt 105,1% kế hoạch. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm đúng quy định theo dự toán giao. Tổng dư nợ của các ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 900 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội được đẩy mạnh.
Chất lượng giáo dục, đào tạo không ngừng được nâng lên, toàn huyện có 22 trường đạt chuẩn quốc gia. Có 84 bác sĩ/1 vạn dân; 19/21 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với đặc thù huyện miền núi, biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, những năm qua, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của địa phương đem lại hiệu quả rõ
rệt. Từ đó góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu được cấp ủy, chính quyền địa phương coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã lồng ghép, triển khai hiệu quả nguồn vốn các chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh với dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn.
Giai đoạn 2015 – 2019, thông qua các chương trình, dự án, huyện được hỗ trợ 123 tỷ đồng theo nguyên tắc phân bổ vốn cho từng xã và dựa trên nhu cầu thực tế của người dân bảo đảm công khai, công bằng, mang lại hiệu quả xã hội cao. Các xã được cấp 107 tỷ đồng để phát triển hạ tầng cơ sở và hỗ trợ sản xuất, trong đó, đầu tư 82 tỷ đồng xây dựng 66 công trình giao thông, nước sinh hoạt, trường học, thủy lợi...
Huyện được cấp hơn 124,4 tỷ đồng theo Nghị quyết 30a, trong đó, trên 28 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, trên 13 tỷ đồng thực hiện duy tu, bảo dưỡng 14 hạng mục công trình. Có 1.299 hộ dân được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, đến nay, Hà Quảng đã được hỗ trợ hơn 6,7 tỷ đồng, 67,5 tấn giống cây trồng cho 70.000 lượt hộ nghèo vùng khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế...
Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tổ chức, phối hợp tổ chức 80 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho 5.729 lượt người là hộ nghèo, cận nghèo. Đến nay, hàng trăm lượt hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS có thêm vốn, tư liệu sản xuất cũng như được trang bị kiến thức để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi của bà con đã được hình thành, phát triển như mô hình nuôi lợn, bò và các
mô hình phát triển vùng trồng gừng, lạc, thuốc lá đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
Nhận thức được vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, gặp mặt, tham quan, học tập kinh nghiệm cho những người có uy tín; lựa chọn các đại biểu là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tham dự các hội nghị, lễ tuyên dương, qua đó động viên người có uy tín phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Trưởng Ban công tác Mặt trận xóm Bản Pò, xã Lũng Nặm cho biết: Ban Công tác Mặt trận luôn phối hợp với cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành quy ước, hương ước xóm và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ từ chính sách dân tộc vào sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước giảm nghèo.
Thông qua thực hiện các dự án giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS… đã tác động tích cực, làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức cho người dân và là động lực để nhiều hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhất là các xóm, xã đặc biệt khó khăn. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 90% phòng học được kiên cố; thu nhập bình quân đầu người đạt 13,5 triệu đồng/năm; 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 96% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% người DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế…
Có thể khẳng định, các chính sách đặc thù cho vùng DTTS được thực hiện trong thời gian qua đã đem lại nguồn lực to lớn, giúp huyện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển vùng DTTS nói riêng. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chính sách cho đồng bào
DTTS, tạo điều kiện để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực, chủ động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ ở cơ sở; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, huyện chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS; chăm lo xây dựng và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; nâng cao vị trí, vai trò của người có uy tín trong cộng đồng.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách dân tộc được triển khai ngày càng phát huy hiệu quả, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện và nâng cao. Đồng bào các dân tộc huyện Hà Quảng ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên, mốc giới và chung tay xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
2.1.2. Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng
Ngay từ đầu năm UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM năm 2020; giao chỉ tiêu hoàn thành các tiêu chí và vốn cho các xã, các đơn vị và chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia. Chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác trên địa bàn huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới theo đồ án, đề án đã được phê duyệt. Đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ xã Lương Can thực hiện các tiêu chí đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020. Sau sáp nhập giữa hai huyện Thông Thông và huyện Hà Quảng các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện, UBND các xã đã ban hành 06