dân, được dân duy trì, ủng hộ qua đó thúc đẩy hiệu quả thực thi chính sách [16, tr.35].
1.2.5. Điều chỉnh chính sách
Chính sách xây dựng NTM luôn được thực hiện trong một môi trường cụ thể, gắn với địa bàn cụ thể trong một bối cảnh có sự tác động của cả trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM cần được thực hiện liên tục nhưng luôn cần có sự điều chỉnh thích hợp để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa bàn và thời điểm triển khai. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách không được lệch chủ trương, đường lối của Nhà nước về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, không được xa rời mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng NTM của Nhà nước và địa phương. Việc điều chỉnh chính sách chỉ xảy ra khi các cấp có thẩm quyền cho phép, nhằm đặt được những hiệu quả cao hơn trong triển khai chính sách [16, tr.39].
1.2.6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Để quá trình triển khai chính sách xây dựng NTM mới được theo dõi thường xuyên qua đó nhanh chóng phát hiện ra những khuyết tật, hạn chế của chính sách nhằm điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, các chủ thể thực hiện chính sách cũng cần thường xuyên đôn đốc các đơn vị triển khai chính sách nhằm bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ đặt ra. Hơn nữa, công tác kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho các đơn vị triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM nắm bắt được những hạn chế, khuyết điểm của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Giúp họ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của mình trong quá trình chính sách để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao và giúp cho người dân nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình để yêu cầu, giám sát cơ quan nhà nước thực hiện đầy đủ theo quy định.Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hoàn thiện, bổ sung chính sách vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả việc thực thi chính sách.
1.2.7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có sự tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi triển khai thực hiện và thực hiện chính sách xây dựng NTM là một nội dung qua trong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn. Việc đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách nhằm so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra, đánh giá hiệu quả vận dụng nguồn lực trong triển khai chính sách, đánh giá những chỉ tiêu đặt ra trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, các chủ thể thực hiện chính sách dễ dàng có thể rút ra được các kinh nghiệm thành công, thất bại trong triển khai thực hiện chính sách, qua đó có những giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm cải tiến thực hiện chính sách trong chu kỳ thực hiện tiếp theo.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 1
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2
- Mục Tiêu Và Nội Dung Của Chính Sách Xây Dựng Nông Thôi
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Kết Quả Khảo Sát Về Các Chủ Thể Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Ntm Tại Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Phân Công, Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
1.3.1. Môi trường thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Như đã trình bày tại mục điều chỉnh chính sách, bất kỳ chính sách nào đều được triển khai trong một môi trường cụ thể. Đối với chính sách xây dựng NTM, thì quá trình triển khai của chính sách sẽ diễn ra trên một địa bàn với những điều kiện về tự nhiên, địa hình, khí hậu... các điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người riêng... Các yếu tố của môi trường thực hiện chính sách này sẽ tác động đến hiệu quả, tiến độ thực hiện chính sách xây dựng NTM theo nhiều mức độ khác nhau. Nếu các địa phương có lợi thế về phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ tạo điều kiện để huy động các nguồn lực kinh tế trong triển khai chính sách, các địa phương có trình độ dân trí cao, dễ dàng nắm bắt, thấu hiểu chủ trương của Nhà nước thì sẽ phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung chính sách xây dựng NTM....
Thực trạng điều kiện KT-XH của các địa phương cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng NTM. Chẳng hạn như, tình trạng thu nhập bình quân của người dân địa phương, khoảng cách giàu nghèo, mật độ phân bố
dân cư, trình độ dân trí, phong tục tập quán… có ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai các chính sách xây dựng NTM tại địa phương.
1.3.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể và các bên liên quan thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Để triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM, Nhà nước huy động tổng thể các nguồn lực với sự tham gia của rất nhiều các đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương:
Một là, quan hệ giữa Nhà nước, các lực lượng xã hội liên quan đến thực hiện chính sách xây dựng NTM và chủ thể là người dân tại khu vực nông thôn. Để thực hiện được tổng thể các nội dung trong Chương trình xây dựng NTM thì Nhà nước với vai trò chủ đạo, cùng với các lực lượng xã hội, người dân cần thống nhất trong nhận thức để triển khai có hiệu quả các nội dung được đề xuất trong quá trình thực hiện chính sách.
Hai là, mối quan hệ thống nhất giữa sự chỉ đạo của cơ sở Đảng, sự thực hiện chính sách của chính quyền, sự phối hợp và thụ hưởng chính sách là người dân tại địa phương. Tổ chức cơ sở đảng có một vị trí hết sức to lớn trong tiến trình xây dựng NTM, vừa đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, vừa là nhân tố thúc đẩy tiến trình thực hiện NTM; chính quyền cơ sở (đặc biệt là chính quyền cấp xã) là nhân tố chính yếu triển khai thực hiện chương trình, là một nhân tố quyết định đến chất lượng, nội dung, tiến độ của tiến trình NTM cơ sở; hơn ai hết, nhân dân mà cụ thể là người nông dân với địa vị là chủ thể, có vai trò động lực cũng là người được thụ hưởng những thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
1.3.3. Nguồn lực thực hiện chính sách
* Nhân lực
Qua đó, nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách của cơ quan chức năng, đơn vị có thẩm quyền thì mới có thể biết chính sách đó được đại đa số nhân dân chấp thuận hay không, đi vào cuộc sống hay không. Trước tiên ta cần hiểu về các chủ thể có liên quan trong việc thực hiên
chính sách xây dựng NTM. Việc thực hiện chính sách xây dựng NTM ở nước ta hiện nay được thực hiện theo 4 cấp, cụ thể:
Đối với cấp trung ương: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các quy định, các tiêu chí, cơ chế chính sách,... để thực hiện xây dựng NTM.
Ở cấp tỉnh, thành phố (thuộc Trung ương): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn.
Ở cấp huyện, xã: là cấp thực hiện trực tiếp truyền tải các chính sách đến cán bộ đảng viên và nhân dân, ở cấp huyện thì phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực) giúp BCĐ huyện và Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai và thực hiện chính sách theo 19 tiêu chí đến tận người dân, hướng dẫn các xã đăng ký thực hiện từng tiêu chí cũng như lộ trình thực hiện của từng đơn vị.
Chủ thể thụ hưởng: Chủ thể thụ hưởng là hệ thống chính trị và của mọi người dân với mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
* Tài chính: Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ DN được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của DN (như xi măng, sắt thép, gạch, ngói...), tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất…) ngày công lao động, và các hình thức xã hội hoá khác...
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại thành phố Cao Bằng
Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thành phố đạt được nhiều thành quả quan trọng, hạ tầng cơ sở được cải thiện, đời sống, dân trí khu vực nông thôn ngày càng nâng cao. Hiện nay, Thành phố tiếp tục duy trì chuẩn các tiêu chí đã đạt, hướng đến xây dựng NTM nâng cao gắn với các tiêu chí phát triển đô thị.
Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 được Thành phố triển khai tại các xã: Chu Trinh, Vĩnh Quang, Hưng Đạo. Khi mới bắt đầu thực hiện năm 2011, xã Chu Trinh chỉ đạt 2/19 tiêu chí, xã Vĩnh Quang đạt 3/19 tiêu chí, xã Hưng Đạo đạt 6/19 tiêu chí, bình quân Thành phố đạt 3,67 tiêu chí NTM/xã.
Xác định xây dựng NTM là việc làm khó, lâu dài, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, ban hành nghị quyết chuyên đề với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng năm. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương như: Lồng ghép các chương trình, dự án; giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng NTM; hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất; huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ người dân..., nhằm huy động tổng lực thực hiện các tiêu chí NTM.
Là xã điểm thực hiện xây dựng NTM của Thành phố, xã Hưng Đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng về ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong xây dựng NTM. UBND xã thành lập ban phát triển, nhóm khảo sát ở các tổ, xóm đánh giá nhu cầu đầu tư xây dựng. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, người dân chủ động đề xuất để thực hiện các tiêu chí NTM hiệu quả. Tập
trung huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, khai thác hiệu quả hợp lý nguồn nhân lực sẵn có trong nhân dân.
Giai đoạn 2011 - 2016, xã Hưng Đạo huy động trên 56 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp trên 25 tỷ đồng, xã hội hóa hơn 31 tỷ đồng, vận động nhân dân hiến trên 8.100 m2 đất, đóng góp 250 tấn xi măng, 13.000 ngày công lao động đầu tư hạ tầng cơ sở nông thôn. Qua đó, bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 57 triệu đồng/ha/năm, đưa mức thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt trên 22 triệu đồng/người.
Đến cuối năm 2016, xã Hưng Đạo được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM trong niềm phấn khởi, hân hoan của nhân dân. Bí thư Đảng ủy xã Hưng Đạo Nông Thị Hoài Thanh cho biết: Hiện nay, xã tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao, đưa xã Hưng Đạo phát triển bền vững.
Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp trong thực hiện chương trình tại 2 xã Vĩnh Quang, Chu Trinh. Các phong trào, cuộc vận động của Trung ương, tỉnh được Thành phố cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Triển khai phong trào “Thành phố Cao Bằng chung sức xây dựng NTM”, kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức, cá nhân, con em thành đạt trên địa bàn đóng góp ủng hộ xây dựng NTM. Đến hết năm 2019, xã Vĩnh Quang được công nhận đạt chuẩn NTM; xã Chu Trinh đạt 15/19 tiêu chí; bình quân Thành phố đạt 17,3 tiêu chí NTM/xã.
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Thành phố huy động nguồn lực 60 tỷ 236 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 36 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp trên 10 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 3,4 tỷ đồng, hiến trên 17.000 m2 đất, vật liệu xây dựng và 44.760 ngày công
lao động thực hiện các công trình. Từ năm 2011 đến nay, 3 xã xây dựng, hoàn thiện trên 150 tuyến đường nông thôn với tổng chiều dài trên 105 km, cơ bản bê tông hóa các tuyến giao thông chính, đường ngõ xóm.
Hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hóa trên 100 km; 85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ động tưới, tiêu nước; 99% hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Công tác vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các cơ sở sản xuất truyền thống được quan tâm, chú trọng. Trạm y tế 3 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, duy trì tốt việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các trường học được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại các xã NTM. Phong trào văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, nhân dân tích cực hiến đất, đóng góp ngày công sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhà văn hóa xã, xóm.
Người dân mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn. Qua đó, thu nhập bình quân đầu người từ 11,42 triệu đồng/người (năm 2011) tăng lên 28 triệu đồng/người (năm 2019).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,0% (năm 2011) xuống còn 4,5% (năm 2018). Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh tăng lên 96,83%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên 81,1% (năm 2018). Công tác vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, ý thức của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác ngày càng cao.
Thành phố phấn đấu đến hết năm 2020, cả 3 xã hoàn thành xây dựng NTM; giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng xã NTM nâng cao và NTM kiểu
mẫu. Để đạt được mục tiêu đề ra, Thành phố tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các cuộc vận động; tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực hiệu quả kết hợp phát huy nội lực.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tạo ra các mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất giá trị, đảm bảo ổn định lâu dài [59].
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Nghi Xuân là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích hơn 222km2 và dân số hơn 100 ngàn người. Toàn huyện có 17 xã và 2 thị trấn. Trước năm 2010, huyện Nghi Xuân luôn là một huyện nghèo của tỉnh. Khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và Nhân dân huyện Nghi Xuân đã xác định rõ đây là con đường, là mục tiêu, là giải pháp duy nhất lúc này để phát triển huyện nhà vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc cho người dân.
Thực tế trong thời gian qua, Nghi Xuân đã làm rất tốt việc này và phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào của toàn dân. Hàng vạn ngày công, hàng trăm ha đất, hàng trăm tỷ đồng được huy động, hàng ngàn km đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, hệ thống điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc của tất cả các xã được sửa chữa nâng cấp, xây mới khang trang, hiện đại và đạt chuẩn. Đặc biệt, cùng với hệ thống phòng họp trực tuyến về tận từng xã, thị trấn, tất cả các thôn đều có nhà văn hóa khang trang với các thiết chế văn hóa đạt chuẩn. Mỗi nhà văn hóa đều có máy tính kết nối internet, có tủ sách dùng chung đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin, góp phần hình thành văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập.