Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2


tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn cho thấy những thành tựu đạt được của Việt Nam trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các vùng nông thôn hiện nay. Kết cấu hạ tầng tại các khu vực nông thôn như: điện, nước, đường xá, trường học, trạm y tế, chợ dân sinh, thủy lợi còn nhiều yếu kém chưa được khắc phục; sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng các sản phẩm hàng hóa nông sản còn thấp, công tác bảo quản và chế biến trước khi đưa ra thị trường chưa gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các vùng nông thôn gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn chậm chưa được triển khai...

Năm 2011, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng bắt đầu triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM”. Tính đến hết tháng 6/2019, trên địa bàn huyện có 3/18 xã đạt chuẩn NTM đó là: xã Trường Hà, Đào Ngạn và xã Phù Ngọc; số tiêu chí bình quân là 10,94 tiêu chí trên xã. So với năm 2011 tăng 7,83 tiêu chí/xã và thu nhập bình quân toàn huyện đạt 13,9 triệu đồng/năm, tăng 6,9 triệu đồng. Có 10 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (Vần Dính, Lũng Nặm, Nội Thôn, Cải Viên, Vân An, Kéo Yên, Sỹ Hai, Hồng Sỹ, Tổng Cọt, Quý Quân); 05 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (Mã Ba, Sóc Hà, Nà Sác, Thượng Thôn, Hạ Thôn); 03 xã đạt từ 15 - 19 tiêu chí (Trường Hà, Đào Ngạn, Phù Ngọc).

Từ năm 2011 đến nay bằng sự hỗ trợ của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và các nguồn hỗ trợ khác, 100% các xã có đường ô tô được nhựa hóa đến trung tâm xã. Thông qua phong trào “Hà Quảng chung sức xây dựng NTM”, từ năm 2016 đến tháng 6/2019 tổng nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư cho chương trình là trên 509 tỷ đồng, tăng 120,2% so với giai đoạn 2011-2015. Theo đó, thực hiện được 137 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng chiều dài 161,31 km/324,86 km đạt 49,66%, trong đó


mở mới 97 tuyến, sửa chữa nâng cấp được 22 tuyến; nhân dân đóng góp được 54.084 ngày công, hiến 147,810 m2 đất, nhà nước hỗ trợ 1.992 tấn xi măng. Đến nay 192/213 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm chiếm 90,1%. Đầu tư xây dựng được 125 công trình thủy lợi, trong đó mương thủy lợi; 119 công trình, tổng chiều dài 92,81 km và 06 công trình trạm bơm, đập tích trữ nước phục vụ sản xuất. Có 11 trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 05 nhà văn hóa xã, xây mới, nâng cấp, sửa chữa 93 nhà văn hóa xóm; Toàn huyện có 13/19 Trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Tuy nhiên, cũng như toàn tỉnh và cả nước, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM tại Hà Quảng còn những tồn tại và bất cập, đó là: nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về xây dựng NTM còn hạn chế; công tác phối kết hợp để tổ chức thực hiện xây dựng NTM chưa hiệu quả, việc huy động sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn lực trong xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản của một số xã còn cao, đặc biệt, trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế, cho nên quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM cấp cơ sở còn lúng túng. Xuất phát từ những phân tích ở trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Để thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”, tác giả luận văn nghiên cứu các công trình khoa học, cụ thể:

Trong cuốn sách chuyên khảo: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020, Nguyễn Thị Tố Quyên (2019), đã chỉ ra một số điểm trọng tâm nổi bật về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2000 đến 2011; chỉ ra những cơ hội và thách thức mới đặt ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020. Từ đó, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, đó là: Phân bổ nguồn lực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn (với hai nguồn lực cơ bản là lao động và đất đai); quy hoạch vùng, quy hoạch nông thôn - đô thị; Chuyển đổi hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn sang nông nghiệp kinh doanh hàng hoá và nông thôn hiện đại; Nâng cao thu nhập cho người nông dân; Thay đổi tư duy, cách thức thực hiện khuyến nông; Chính sách xã hội đối với nông dân; nâng cao năng lực của hệ thống chính quyền nông thôn - phát triển dân chủ và xã hội pháp quyền ở nông thôn.

Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2

Tác giả Nguyễn Tiến Toàn (2018), Vai trò của trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 59 -66. Bài viết phân tích các vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Bao gồm các vai trò: 1) nắm bắt chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật xây dựng nông thôn mới; 2) tuyến truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới; 3) lãnh đạo lập kế hoạch chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; 4) tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới; 5) kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; 6) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; 7) đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan và cấp có thẩm quyền.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế bảo vệ tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương: Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam của Đoàn Thị Hân (2017), đã làm rõ thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho XDNTM trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc. Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho XDNTM trên địa bàn nghiên cứu.


Đề xuất định hướng và giải pháp huy động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Tác giả Huỳnh Văn Hiệp (2020), Vai trò của phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả cho rằng việc phát triển văn hóa nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, động lực, là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Hà Tiến Thăng (2019), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã tổng quan kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những khoảng trống và vấn đề khoa học cần được tập trung nghiên cứu trong luận án. Làm rõ cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới một số địa phương, đúc rút những bài học cho tỉnh Thái Bình có thể tham khảo vận dụng trong CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới. Đánh giá, phân tích thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, rút ra những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của các thành tựu hạn chế đó. Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Tác giả Vũ Văn Phúc (2018), Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề và thực tiễn [34]. Tác giả đã tổng hợp các bài viết của các nhà khoa học


về vấn đề xây dựng nông thôn mới, với nội dung gồm những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới; với thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Một số tác giả, trong bài viết của mình, đã đề cập những vấn đề liên quan tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, như: vấn đề an sinh xã hội đối với dân cư nông thôn (tác giả Nguyễn Trọng Đàm); thực trạng về phụ nữ nông dân, nông thôn (của Nguyễn Linh Khiếu)....

Tác giả Nguyễn Văn Út (2017), với luận văn thạc sĩ: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới, chính sách và việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới dưới góc độ khoa học chính sách công. Mặt khác, tác giả Nguyễn Văn Út cũng đã phân tích quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng, một địa phương mang những đặc thù của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Qua những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế tìm được, luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn, gắn với đặc điểm xây dựng nông thôn mới tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhằm thực hiện một cách khoa học các chu trình thực hiện chính sách trong xây dựng mô hình nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020 [61].

Bên cạnh các tác giả trên, cùng nghiên cứu về thực hiện chính sách công, tác giả Hoàng Văn Vĩ (2018), trong luận văn thạc sĩ của mình đã làm rõ vấn đề trên tại huyện Yên Dũng, cụ thể với tên đề tài: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của một số địa phương để làm tiền đề nghiên cứu thực trạng trên địa bàn huyện Yên Dũng; nghiên cứu thực trạng thực hiện chính


sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Dũng với nhựng kết quả đạt được và nguyên nhân được xác định cho những hạn chế được rút ra trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo[62].

Tiểu kết:

- Những kết quả đạt được: Những công trình nêu trên của các tác giả, nhà khoa học đã cung cấp phần nào những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta nói chung và ở một số địa phương cụ thể.

- Khoảng trống chưa nghiên cứu: Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng dưới góc độ khoa học chính sách công, để làm rõ được những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách này tại một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Hà Quảng.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, khi tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nội dung liên quan đến chính sách xây dựng nông thôn mới hay thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn nghiên cứu thì đề tài luận văn sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu chuyên sâu của khoa học chính sách công, nhằm bổ sung cho những lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng NTM ở một địa phương cụ thể là huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (đây là một địa phương đang trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới). Việc tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc trong quá trình phân tích các mục tiêu đã đặt ra của luận văn gắn với nghiên cứu thực tiễn một địa phương cụ thể.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá các nội dung của thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chỉ rõ được những thành công, ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là chính sách và thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao

Bằng.


- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng cách tiếp cận theo hệ thống, đa ngành, liên ngành về khoa học xã hội, tiếp cận dựa trên phương pháp nghiên cứu quy phạm về


chu trình thực thi và đánh giá chính sách công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp để thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn nhưng do đặc thù của đề tài gắn với khoa học chính sách công và đặc thù của chính sách xây dựng nông thôn mới nên học viên đã chọn các phương pháp cụ thể sau để thực hiện nghiên cứu đề tài:

Đề tài sử dụng phương pháp này để tìm các thông tin cần thiết để chứng minh cho những luận điểm được đề xuất trong quá trình nghiên cứu. Việc thu thập thông tin dữ liện liên quan đến thực hiện chính sách xây dựng NTM có thể qua nhiều kênh phương tiện khác nhau như: trên mạng internet; qua các báo cáo tổng kết của Trung ương, tỉnh Cao Bằng, huyện Hà Quảng; qua các quy định pháp luật về nông nghiệp, nông thôn, về xây dựng NTM... đặc biệt là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.

Đề tài sử dụng phương pháp trên nhằm so sánh, đánh giá các kết quả thông tin đã thu thập được, qua đó phân tích chứng minh cho các luận điểm, các vấn đề được nêu ra trong nghiên cứu của luận văn.

Bên cạnh đó, luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá để đưa ra các luận điểm của mình về các vấn đề nghiên cứu, qua đó rút ra được các nhận định khách quan về quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Để thu thập thêm các dữ liệu khách quan phục vụ quá trình nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi (Mẫu bảng hỏi tại Phụ lục 1), nội dung bảng hỏi được xây dựng nhằm hướng tới các đối tượng là cán bộ quản lý liên quan đến vấn đề thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Hà Quảng (30 người), các bộ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể như Ủy ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...) (90 người)... Đề tài phát ra 120 phiếu hỏi bằng cách phỏng vấn trực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023