Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Văn Hóa – Xã Hội


lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián tiếp như thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ. Vì du khách là “người mới” đối với cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng là nguồn thu thêm cho nhà nước (vì chúng không bắt buộc từ những công dân của địa phương).

Tuy nhiên, những lợi ích từ nguồn thu nhập thêm này phải được cân nhắc với những trách nhiệm và chi phí của Nhà nước phải tăng thêm. Trong một số trường hợp chính phủ một quốc gia buộc phải giảm thuế để khuyến khích đầu tư. Ví dụ, chính phủ có thế hứa sẽ miễn thuế trong 5 năm đầu nều nhà đầu tư xây dựng một khu nghỉ dưỡng lớn tại đất nước.

Trong các trường hợp khác, các thu nhập thu được thực sự có thể bị giảm do chi phí phát triển du lịch tăng. Một quốc gia khuyến khích du lịch phát triển nên hiểu rõ rằng để hấp dẫn du khách một cách thực sự cần phải phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như đường xá, giao thông công cộng, sân bay, nhà ga, bến tầu, điện, nước và thông tin liên lạc. Việc xây dựng các tiện nghi này đạt được các tiêu chuẩn cần thiết đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là các tiện nghi bổ sung để cải thiện đời sống cho cả dân cư địa phương.

Ngoài ra, Nhà nước còn phải hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, cải thiện các điều kiện sinh hoạt của dân cư nói chung, của người lao động trong ngành nói riêng, tuyển dụng thêm các nhân viên hải quan và cửa khẩu, các nhân viên y tế, an ninh và vận chuyển… khi du lịch phát triển. Nhà nước phải cân nhắc những trách nhiệm này cùng với khả năng tăng nguồn thu ngoại tệ, việc làm, lợi ích cho các ngành kinh tế địa phương và các lợi ích khác. Nếu các khoản kinh phí của Nhà nước bỏ ra sẽ được bù đắp bằng các khoản thu thích đáng thì phát triển du lịch sẽ có lợi cho nền kinh tế quốc gia và địa phương.

- Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt

Du lịch thường được gọi là ngành công nghiệp sạch bởi vì nó không cần hầm mỏ cũng như các nhà máy chế biến. Ngoài ra, nó được coi là ngành tăng trưởng nhanh bởi vì một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng thì số khách du lịch có thể tăng thêm với một tỷ lệ cao. Một khu vực, một vùng có thể là một điểm đến du lịch có lợi thế ngay cả khi nó hầu như chưa có một thứ tiện nghi nào miễn là có một số điểm hấp dẫn du khách. Ngược


lại, nếu khu vực đó, vùng đó có rất ít các điểm hấp dẫn tự nhiên nhưng vẫn có thể tạo ra sự hấp dẫn nhân tạo thu hút được một số khách thăm như trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại với các cửa hàng miễn thuế.

Cùng với các lợi ích của mình, du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có những vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia, ví dụ các vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa. Vấn đề này không chỉ là những nội dung đã đề cập ở trên (như tăng nguồn thu, giải quyết vấn đề thiếu việc làm) mà còn làm cho các vùng này thu hút được sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Để phát triển các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt (vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa), Nhà nước sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa lực lượng lao động đến khu vực, xây dựng nhà ở và các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc các công trình phát triển này để tránh mâu thuẫn và tranh chấp với các mục tiêu sử dụng khác như quân sự, đảm bảo an ninh quốc gia.

Mặt khác, do phát triển các khu du lịch làm cho người dân địa phương trước đây không muốn đến sinh sống ở những vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa nay nhận thức được các lợi ích do du lịch mang lại như thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần phong phú hơn đã thuyết phục họ chuyển đến và yên tâm định cư tại các vùng này.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 10

Ngoài ra, khi một khu vực có tầm quan trọng về quân sự, chính trị và tôn giáo được mở cửa để đón khách du lịch và trở thành những điểm đến du lịch phổ biến thì có thể làm giảm sự đối đầu hoặc thù địch với các dân tộc khác, các nước khác.

- Khuyến khích nhu cầu nội địa

Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn trong khu vực địa phương của mình nhưng dù sao họ vẫn tự hào khi thấy một thực tế là các điểm hấp dẫn này lại thu hút được nhiều người từ khắp nơi thậm chí từ rất xa đến thăm viếng. Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó.

Ngoài ra, khi địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc tế thì điều này cũng có thể có lợi cho dân chúng địa phương. Khi các khách


sạn mới, các khu giải trí, các tiện nghi dịch vụ mới xây dựng mà quyến rũ được khách du lịch quốc tế thì cũng làm cho người dân địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi “tại nhà”- tại địa phương của mình hơn.

Tóm lại, tất cả các lợi ích đề cập ở trên tập trung từ sự phân tích tác động của du lịch trên phương diện kinh tế. Trong các vấn đề đã thảo luận, các vấn đề áp dụng với du lịch quốc tế (như ngoại tệ, thuế,…), các vấn đề còn lại vừa liên quan đến hoạt động du lịch trong phạm vi một quốc gia (nội địa cũng như du lịch quốc tế).

Du lịch có thể tạo ra nhiều việc làm dù là du lịch nội địa hay quốc tế; du lịch có thể làm tăng nguồn thu thuế cho địa phương mà không cần biết nguồn gốc của du khách. Sản xuất địa phương có thể được thúc đẩy, triển vọng việc làm được cải thiện mà không đặt vấn đề khách du lịch là người địa phương hay quốc tế.

Du lịch nội địa cũng như quốc tế có gây nên một số vấn đề tồn tại như tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác, giá cả sinh hoạt tăng ở các khu du lịch… do vậy, sự phân tích cẩn thận, lượng hóa được các lợi ích và tiềm năng về kinh tế của du lịch, cũng như những hạn chế hoặc bất cập của nó đối với nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương là có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là:

- Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu), tăng chi phí cho việc bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác.

- Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại…cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, phát triển du lịch không có quy hoạch hợp lý có thể dẫn đến kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

- Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư. Một công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển cũng có thể gây ra sự tăng giá về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, giá hàng hóa, dịch vụ ở các khu du lịch có thể dẫn tới làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng.


- Sự phát triển du lịch quá nhanh, không bền vững tại một số địa phương có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch.

Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), ở Gambia, một bán đảo nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển có 30%, một bán đảo nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển có 30% dân cư phụ thuộc vào hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp, ở Mandive có 83% dân cư sống phụ thuộc vào du lịch, ở Jamaica có 34% và sự lệ thuộc quá vào du lịch là khá mạo hiểm bởi vì diện mạo du lịch, các khu du lịch ở các địa phương có thể bị phá hủy do tác động của thiên tai, chiến tranh,… Khi đó kinh tế địa phương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

1.2 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa – xã hội

Khi tìm hiểu động cơ chủ yếu để đi du lịch thường đề cập đến sự khao khát hiểu biết và phát triển nhận thức về các nền văn hóa, nghệ thuật, nghề thủ công, tập quán sinh hoạt của những dân tộc khác, ở những địa phương khác. Nói chung, đây là một căn cứ quan trọng để đánh giá vai trò của du lịch trong một khung cảnh xã hội. Nhưng đồng thời vẫn phải chú ý để đảm bảo rằng du khách sẽ không gây nguy hại cho những nơi mà họ đến thăm quan, thưởng thức hoặc tìm hiểu.

Du lịch có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết và đánh giá của người dân ở khu vực này đối với những người ở khu vực khác. Nhiều quốc gia có chính sách khuyến khích du lịch, đặc biệt là du lịch nội địa vì họ cho rằng điều này sẽ giúp cho các công dân hiểu biết và đánh giá đúng hơn về đất nước của mình, đánh giá đúng các khía cạnh tích cực về môi trường sinh sống của chính mình. Có thể thấy, trong các chính sách tuyên truyền và quảng bá du lịch là khuyến khích những người dân thành thị đi nghỉ ở các vùng thôn quê để hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt và cộng đồng ở các vùng nông thôn. Tương tự như vậy, các tour du lịch thành phố trọn gói trong các ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần nhằm mở mang sự hiểu biết và những kinh nghiệm về văn hóa đô thị và đời sống công nghiệp cho những người sinh sống ở nông thôn.

Sự hiện diện của du khách ở một đất nước sẽ làm ảnh hưởng đến các hình mẫu cuộc sống của những người dân địa phương (người bản xứ). Cách thức du khách giới thiệu mình và các mối quan hệ cá nhân của họ với dân cư nước chủ nhà thường có tác động sâu sắc đến cách sống và thái độ của những người địa phương.


Có lẽ sự ảnh hưởng sâu sắc và đáng chú ý nhất về văn hóa – xã hội của du lịch là đối với các nước đang phát triển. Cách sống của người dân địa phương, đặc biệt trước hết là những nhân viên khách sạn và nhà hàng – những người có mối quan hệ trực tiếp với khách bị thay đổi hoàn toàn do viêc phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh này gây ra. Ví dụ, tại Ấn Độ, thật bình thường khi nhìn thấy những nữ công nhân xây dựng làm việc trên các công trường với những đứa con đi cùng. Nhưng một phụ nữ được thuê làm nhân viên phục vụ phòng khi làm việc với một đứa con địu trên lưng là vi phạm quy chế làm việc do đó những người làm thuê như vậy buộc phải thay đổi phong cách sống của mình dù muốn hay không muốn.

Cấu trúc xã hội của gia đình ở các nước đang (hoặc kém) phát triển có thể bị thay đổi do sự phát triển du lịch ở đây. Người đàn ông không còn giữ vị trí trụ cột về kinh tế trong gia đình nữa vì vợ và con anh ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ các hoạt động tham gia phục vụ du lịch. Hậu quả là sẽ làm nảy sinh các xung đột gia đình, xung đột thế hệ và xung đột xã hội.

Ngoài ra, khi các thành viên trong gia đình tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài thường bị hấp dẫn bởi phong cách sống khác lạ của họ. Quần áo du khách mặc, các đồ vật cá nhân du khách sử dụng có thể trở thành sự ham muốn của những người địa phương. Kết cục có thể là trong gia đình này nảy sinh sự không thống nhất về cách thức chi tiêu và tiết kiệm.

Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hóa, xã hội của điểm đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn hóa, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có thể so sánh và đánh giá cao nền văn hóa và cuộc sống ở những nơi này mặc dù có thể xa lạ. Cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác nhau có thể là lợi ích to lớn đối với du khách.

Các tác động văn hóa

- Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương

Du khách quốc tế trở về nhà sau kỳ nghỉ ở Úc thường có cảm tình với phong cách sống thú vị và sự thân thiện của những người dân nơi đây. Họ thường bộc lộ hy vọng


được trở lại đất nước này như một du khách hoặc dượcđịnh cư sinh sống ở đây vì họ cảm nhận được sự thoải mái, thư dãn nhiều hơn.

Thông thường, các du khách trở về sau một chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình cùng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhập hoặc học tập được. Du khách nông thôn và du khách đến từ các cộng đồng nhỏ hơn, yên tĩnh hơn trở về nhà sau chuyến viếng thăm các thành phố lớn thường hy vọng có thể tái tạo lại sự nhộn nhịp và quyến rũ của các thang phố lớn kia cho cộng đồng của mình.

Sự so sánh các nền văn hóa, sự mong muốn bổ xung thêm các yếu tố “tốt” của nền văn hóa khác, loại bỏ các yếu tố “xấu” của chính cộng đồng mình là một phần tích cực và mang tính giáo dục trong kinh nghiệm của du khách và cũng là một phản ứng, một tâm lý rất thông thường của những người sau khi đi du lịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tác động này đều có ích hoặc là sự mong muốn lẫn nhau. Có thể nảy sinh sự bất bình của người dân địa phương đối với du khách do quá chênh lệch về các điều kiện kinh tế, về cách ứng xử, về dáng vẻ bề ngoài và cả hiệu quả kinh tế thu được.

Ví dụ ở Bắc Mỹ, người dân địa phương có thể bực bội với du khách thể thao bởi vì họ săn bắn “hươu của chúng tôi” và đang bắt “cá của chúng tôi”. Cầu về hàng hóa, dịch vụ của du khách cũng có thể dẫn đến việc tăng giá cả và tạo nên cảm giác khó chịu cho người dân địa phương thậm chí ở cả những nơi đã và đang đón tiếp du khách rất tốt từ nhiều năm nay. Hay ở Việt Nam, người dân Huế đã than rằng: Bún bò Huế đã bớt cay. Họ cho rằng vì du lịch phát triển, người dân thập phương đến đây ngày càng đông và để đáp ứng khẩu vị của các loại “thượng đế” ấy, các quán bún bò đã phải giảm bớt…ớt. Ví dụ này cho thấy du lịch đã xung khắc với văn hóa truyền thống.

Do du lịch ở các nước phát triển hơn, có các nền văn minh tương tự và cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ tạo ra sự căng thẳng ít hơn, trừ khi số du khách đến quá lớn đến nỗi gây ra sự cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ với những người dân địa phương và du khách khác. Ví dụ, ở Anh khi giá vé máy bay giảm vì đồng Bảng mất giá làm du khách kéo đến London rất đông, hệ thống giao thông công cộng luôn đầy nghẹt khách du lịch làm cho người dân địa phương khó có thể đi làm một cách bình thường. Các cửa hàng cũng đầy ắp du khách buộc người dân Anh phải thay đổ cách đi mua sắm. Đường phố tấp nập du


khách làm các phương tiện giao thông phải chạy chậm lại. Có thể cảm nhận thấy rằng khách du lịch ở London không thể tăng thêm được nữa. Vì vậy không ít người cho rằng điểm bão hòa là thời điểm mà người dân ở đó tuyên bố đã quá đủ khách du lịch.

Ở các nước phát triển, du khách có thể ít nhất phải tuân theo các tập quán văn hóa thông thường. Trong khi đó tại một số nước đang phát triển các nhà bảo tàng, phòng trưng bày, nhà thờ… lại có những sự sắp xếp đặc biệt để phù hợp với du khách, điều đó có thể gây nên sự bất bình và không hài lòng đối với những người dân địa phương. Nếu bảo tàng Louvre ở Paris theo truyền thống thường đóng cửa vào thứ ba thì nó vẫn sẽ giữ nguyên việc đóng cửa vào thứ ba mà không quan tâm đến bao nhiêu ô tô bus trở đầy khách du lịch thích nó mở cửa vào ngày đó. Ở các nước nhỏ hơn, kém phát triển hơn có thể không giữ được sự kiên định như vậy.

Ví dụ ở Việt Nam, một tình hình khá phổ biến là tổ chức các lễ hội để thu hút khách du lịch theo hướng biến lễ hội thành “sản phẩm văn hóa” làm mất chức năng vốn có của lễ hội là liên kết cộng đồng, theo đó lễ hội có thể bị “biên tập” lại hoặc thêm thắt các tiết mục tân kỳ, nêm các thứ gia vị toàn cầu, hoặc cắt bớt và tẩy trùng để phù hợp với thị hiếu của các loại khách “sang trọng”, ham thích khám phá cái mới lạ.

Đối với du khách, vốn mong muốn phát hiện một nền văn hóa bên ngoài quốc gia mình, trong trường hợp này, thay vì hiểu biết phong phú đích thực thì họ chỉ nhận được một sự dàn cảnh của cái đích thực bằng những thứ màu mè, phù phiếm và giả tạo.

- Khía cạnh văn hóa thông qua sự chi tiêu của du khách

Việc chi tiêu một số tiền lớn khi đi du lịch của du khách cũng là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ của du lịch. Vấn đề nảy sinh liên quan đến quan niệm như thế nào được coi là một số tiền lớn đối với nhiều người dân địa phương ở các nước đang phát triển khi thấy một người có thể thoát ly khỏi công việc, giành thời gian để đi du lịch nước ngoài, đi bằng máy bay và lưu trú tại các khách sạn có dịch vụ hoàn hảo thì quan niệm rằng khách du lịch là những người giàu có.

Tuy nhiên, đánh giá này không phải lúc nào cũng đánh giá đúng thực chất của vấn đề. Trong trường hợp những du khách trẻ tuổi đi du lịch chủ yếu bằng đôi chân của họ, mang theo túi ngủ, mọi chi tiêu hết sức tiết kiệm thường được coi là những du khách nghèo. Sự thực, họ cũng có tiền bạc và thời gian cho chuyến đi và họ cũng thường có


những tài sản có giá trị như quần áo, máy ảnh, đồng hồ… có nghĩa là họ cũng “giàu” và “chơi đẹp” đối với những người bán hàng, người ăn xin và những người khác họ gặp trên đường. Nếu thấy một du khách châu Âu trẻ, đeo balô nặng đang cố gắng mặc cả với một người bán hàng châu Á mà tranh luận rằng người đó là một sinh viên nghèo thì có thể là một sự ngộ nhận. Sinh viên nói chung đều có khả năng kinh tế hết sức hạn chế nhưng người bán hàng lại cho rằng bất kỳ một người nào có khả năng đi du lịch nước ngoài thì chắc chắn là không nghèo. Sự mặc cả trong những tgrường hợp như vậy là hết sức khó khăn. Khi đi du lịch du khách thường mua những món quà mang về nhà. Trong một số trường hợp, họ mua những thứ không có giá trị thực đối với người dân địa phương. Ở nhiều cửa hàng bán hàng lưu niệm, hầu hết những thứ có sẵn cho khách du lịch có khi lại không phải sản xuất ở địa phương. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, các thứ du khách mang về nhà có thể là các đồ cổ có giá trị hoặc các món đồ có giá trị tôn giáo, giá trị lịch sự, giá trị văn hóa thực sự.

Khi du khách đến thăm một đền đài, một di tích lịch sử hoặc một di chỉ khảo cổ, họ thường gặp những người dân địa phương chào bán món đồ giả cổ. Nói chung, công việc chế tác các bản sao này không chỉ tạo cơ hội cho người địa phương có thu nhập mà còn là sự hồi sinh các tác phẩm nghệ thuật, các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống mà chúng có thể bị mai một nếu du khách không biểu lộ sự thích thú. Những hàng hóa này có thể được du khách mua và sẽ mang lại cho họ niềm thích thú thực sự. Mặt khác, cũng có những trường hợp các đồ cổ thật được đem bán cho du khách. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay có những luật lệ nghiêm ngặt liên quan đến việc mua bán, xuất khẩu hoặc thậm chí quyền sở hữu các đồ vật truyền thống của một dân tộc, một bộ lạc hoặc của tôn giáo bản xứ. Bởi vì những đồ vật này được chế tác ra để sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo nên việc sở hữu chúng là hoàn toàn tối kỵ. Thông thường, các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt và chỉ được sử dụng cho các mục đích rất đặc biệt. Nếu chúng được “sản xuất hàng loạt” thì sẽ tạo ra sự giảm giá trị đối với những tác phẩm nguyên gốc và sự thương mại hóa các di sản văn hóa địa phương.

- Sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách

Việc du khách được phép tham gia vào các hoạt động văn hóa (ví dụ tham gia vào các điệu múa dân tộc) hoặc các dịp lễ hội tôn giáo có thể gây ra nhiều ý kiến khác nhau.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí