Khái Niệm Thực Hiện Chính Sách Người Có Công


đày;

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù


- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế;


- Người có công giúp đỡ cách mạng;


Hai là, Trợ cấp đột xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Được hỗ trợ khi các đối tượng bị ốm đau, tai nạn hoặc gặp hỏa hoạn thiên tai và được trích từ nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa, từ ngân sách của huyện, của xã, nguồ huy động từ các tổ chức, cá nhân...Đối tượng được hỗ trợ bao gồm:

Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 4

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 02 năm 1945;


- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt nam anh hùng;


- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;


- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;


- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;


- Bệnh binh;


- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;


- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;


- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;


- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng

liệt sỹ;


sau:

Ba là, cấp bảo hiểm y tế.


Thẻ Bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng toàn bộ cho các đối tượng


- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 02 năm 1945;


- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày

khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;


- Bà mẹ Việt nam anh hùng;


- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;


- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;


- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;


- Bệnh binh;


- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;


- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;


- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;


- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng

liệt sỹ;


- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ

đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật và đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Người phục vụ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;


- Người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổng thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

Bốn là, điều dưỡng phục hồi sức khỏe.


Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần:


- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;


- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sỹ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên;

- Bà mẹ Việt nam anh hùng;


- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên;

- Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần:


- Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sỹ; con liệt sỹ bị khuyết tật nặnn, khuyết tật đặc biệt nặng;

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%;

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,

đày.


- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp

hàng tháng.


Năm là, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở.

Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện nhà ở tùy theo hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng người và khả năng của Nhà nước, địa phương. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng và chỉ giải quyết một lần.

Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu được Nhà nước giao đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp sẽ được giảm một phần tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Sáu là, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.

+ Ưu đãi trong tuyển sinh, tạo việc làm: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của

người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;

+ Hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học gồm các đối tượng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh); Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Con của liệt sĩ; Con của thương binh; Con của bệnh binh; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Hỗ trợ học phí và trợ cấp mỗi năm học một lần đối với người có côngvới cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học. Trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.

Người có công với cách mạng và con của họ đang theo học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì hưởng ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công.

1.2. Thực hiện chính sách người có công


1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách người có công


Thực thi chính sách công có thể hiểu là quá trình đưa chính sách công vào

thực tiễn đời sống xã hội thông qua các hoạt động có tổ chức nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách. Hay nói cách khác “là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”.

Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của nhà nước thành hiện thực với các đối tượng quản lý là người có công với cách mạng nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu của chính sách. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu chỉnh chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát huy tác dụng trong cuộc sống.

Từ những quan niệm nêu trên, theo tác giả: Thực hiện chính sách người có công là toàn bộ các hoạt động có tổ chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo đảm những người có công với cách mạng tiếp cận và thụ hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với họ.

Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa chính sách nên các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện này. Có thể thấy số lượng người có công hiện nay rất lớn, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chính sách khác nhau, do đó để có thể thực thi chính sách đối với người có công thì phải phân định ra một hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức một cách hiệu quả trong việc thực thi chính sách nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, đảm bảo công bằng cho các đối tượng.

1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách người có công


Chính sách người có công là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc một, loại hình chính sách đặc biệt, là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội,

là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư đặc biệt. Do đó, thực hiện chính sách người có công có những vai trò dưới đây:

Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi người có công là một khâu hợp thành chu trình chính sách, thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại, là khâu kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống nhất là với khâu hoạch định chính sách, là bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội.

Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn biến ý đồ chính sách ưu đãi người có công thành hiện thực; từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung trong chính sách ưu đãi người có công; khẳng định tính đúng đắn của chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công đồng thời giúp cho chính sách ưu đãi ngày càng hoàn thiện.

Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi người có công là góp phần vào thực thi chính sách con người, làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hiện đại ngày nay.

1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách người có công


Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại địa phương là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp và nhiều ngành. Trong đó được phân công cơ bản như sau:

- Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước thuộc cấp mình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công

với cách mạng theo quy định của pháp luật.


- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp: Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn lập hồ sơ công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của từng diện cụ thể. Đồng thời, chủ trì trong việc thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công theo quy định của Nhà nước đã ban hành.

Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp thực hiện việc xác nhận đối tượng người có công, thân nhân người có công để thực hiện các chính sách ưu đãi khác theo quy định về pháp luật ưu đãi về người có công.

- Các cơ quan nhà nước có liên quan: Các cơ quan nhà nước có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật để thực hiện hoặc phối hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chính sách ưu đãi có liên quan đến người có công và thân nhân người có công cụ thể như sau:

+ Cơ quan Nội vụ: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công của Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội để thực hiện việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức.

+ Cơ quan Y tế: Căn cứ thẻ Bảo hiểm y tế do cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội mua cấp cho đối tượng để thực hiện miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh cho người có công và thân nhân người có công.

+ Cơ quan Xây dựng: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở theo mức do Chính phủ quy định.

+ Cơ quan Thuế: thực hiện miễn, giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật đối với người có công và thân nhân người có công khi có các giao dịch

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí