Thực Trạng Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk

lao động.


Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường, phát triển quỹ đất được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai được thực hiện theo đúng quy định. Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và môi trường được nâng lên. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo định kỳ làm cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng; tạo quỹ đất bán đấu giá, hình thành các khu dân cư mới. Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt một số kết quả tích cực: Được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm tập trung triển khai, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nước, huy động nguồn lực trong xã hội và đóng góp của người dân (5.211 triệu đồng) tham gia đầu tư phát triển, đã góp phần thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện thực hiện được 120/228 tiêu chí, đạt 52,6%, bình quân đạt 10 tiêu chí/xã, tăng 34 tiêu chí so với năm 2015, không còn xã đạt dưới 05 tiêu chí.

2.1.2.2. Về văn hóa – xã hội


Giáo dục - đào tạo được chú trọng; cơ sở vật chất, quy mô, chất lượng giáo dục được nâng lên. Toàn huyện có 51 cơ sở giáo dục, với 18.815 học sinh (Học sinh dân tộc thiểu số có 10.190 học sinh, chiếm 54,8%); các chỉ tiêu khác về giáo dục, đào tạođều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; tỷ lệ học sinh khá, giỏi, đỗ tốt nghiệp ở các cấp học hàng năm được duy trì ở mức cao (); công tác khuyến học, khuyến tài đã được các cấp ủy Đảng và các tầng lớp nhân dân quan tâm, thu hút và huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia, góp phần thúc đẩy phong trào học tập ở địa phương ngày càng phát triển. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục được quan tâm, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

trong nhiệm kỳ đã cử trên 540 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp

đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức của huyện được đào tạo trên đại học đạt 0,69 % (NQ 2%); đào tạo đại học đạt 45,1% (NQ 45%).

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân trong 5 năm qua được chú trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đã cho hiệu quả tốt, góp phần nâng cao giá trị sản xuất đối với các sản phẩm trồng trọt. Ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp, công tác y tế, giáo dục, công tác thông tin liên lạc và các hoạt động phục vụ đời sống dân sinh. Ngoài ra ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng trong thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác điều hành, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các cơ quan Nhà nước các cấp.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được cải thiện; thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh; các dịch vụ y tế hoạt động đúng quy định và được quản lý chặt chẽ. Mạng lưới y tế được củng cố(); cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện. Công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 95%; chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, đa dạng về dịch vụ y tế. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em được quan tâm. Dân số năm 2020 là 73.059 người (NQ 78.000 người), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1% (NQ 1,3%/năm). Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mục tiêu dân số - KHHGĐ được thực hiện thường xuyên; hàng năm giảm tỷ suất sinh 0,4%0, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết.

Hoạt động Văn hóa, thể thao, truyền thanh, truyền hình, thông tin cơ sở ngày càng phát triển. Đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ

trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Các phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở được duy trì thường xuyên góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh tiếp tục được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực; các thiết chế văn hóa được quan tâm và đạt kết quả tốt; Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục phát triển; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu ().

Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo: Công tác dân tộc thường xuyên được quan tâm; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát huy được hiệu quả(), tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 68,31% đầu nhiệm kỳ xuống 20,85%, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân từng bước nâng cao.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo, các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, thuần túy và tuân thủ các quy định của pháp luật. Các cấp, các ngành đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết các nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo đúng pháp luật, tạo điều kiện để chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng “sống tốt đời, đẹp đạo”, cùng với chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.

Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Tập trung triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo, nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu Chương trình số 13- CTr/HU ngày 21/12/2016 về

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020(), qua đó đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 51,69% xuống còn 17,67%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 18,75% xuống còn 9,81%; bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 6,8% (KH 3-3,5%), giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm giảm 9% (NQ 4,0- 4,5%); giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6.928 lao động, đạt tỷ lệ 15,17% (KH 15-17%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối nhiệm kỳ đạt 51,74% (NQ 50%), trong đó đào tạo nghề đạt khoảng 23,76% (KH 30%).

Các chính sách đối với người có công, chính sách xã hội khác đã được quan tâm, kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa “uống nước nhớ nguồn” đã được toàn thể hệ thống chính trị quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả.

Giáo dục - đào tạo được chú trọng; cơ sở vật chất, quy mô, chất lượng giáo dục được nâng lên. Toàn huyện có 51 cơ sở giáo dục, với 18.815 học sinh (Học sinh dân tộc thiểu số có 10.190 học sinh, chiếm 54,8%); Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức của huyện được đào tạo trên đại học đạt 0,69 %; đào tạo đại học đạt 45,1%.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được cải thiện; thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh; các dịch vụ y tế hoạt động đúng quy định và được quản lý chặt chẽ. Mạng lưới y tế được củng cố; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện. Công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 95%; chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, đa dạng về dịch vụ y tế. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em được quan tâm.

Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cựctỷ lệ hộ nghèo từ 51,69% (năm 2016) xuống cònc15,89% (cuối năm 2020); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 18,75% xuống còn 9,81%; bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 7,1%; giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6.928

lao động.


Lắk

2.1.3. Thực trạng người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk


Hiện nay, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk đang quản lý hơn 1.500 đối tượng

người có công và thân nhân người có công.


Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng Nhà nước, sự giúp đỡ thường xuyên của các Sở ngành chuyên môn, huyện M’Drắk luôn chú trọng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng vẫn còn bất cập: Một số đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến bị thương tật, bị hy sinh nhưng không còn giấy tờ nên chưa được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước; một số chế độ, chính sách có thời điểm chưa được triển khai thực hiện kịp thời, còn vướng mắc; việc xác lập hồ sơ để xem xét hưởng chế độ có thời điểm thiếu chặt chẽ; văn bản thực hiện chính sách thường xuyên thay đổi, công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao; quản lý đối tượng, chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi còn có những bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công.

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là cơ hội lớn để nhằm đánh giá lại một cách toàn diện, khách quan, chính xác việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, khắc phục những thiếu sót, tồn tại, hạn chế, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc đảm bảo thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công.

Bảng 2.1. Số lượng người có công trên địa bàn huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk


(Tính đến tháng 12/2020)



STT

Loại đối tượng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


1

Mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống)


01


01


01


01



2

Mẹ Việt Nam Anh hùng(đã chết)


07


13


13


13


14


3

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh


206


204


199


196


191

4

Thương binh loại B

20

20

19

20

21

5

Bệnh binh

261

252

238

221

206


6

Người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng


22


22


19


17


13


7

Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học


84


84


83


80


80


8

Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày


20


20


19


19


19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 7

9

Người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, huy chương; Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân – Huy chương


905


893


881


873


859


10

Trợ cấp tiền tuất liệt sỹ hàng tháng


75


71


66


59


52


11

Trợ binh

cấp

tuất

thương


22


25


31


34


34

12

Trợ cấp tuất bệnh binh

25

29

34

37

40


13

Trợ cấp tuất đối với vợ liệt sỹ tái giá


21


22


20


20


22


14

Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học


02


02


02


02


01


15

Hồ sơ hưởng thờ cúng liệt sỹ


195


208


212


222


229


Tổng cộng

1.866

1.865

1.837

1.805

1.781


Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện M’Drắk


2.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện M'Drắk đối với

việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công


Là huyện có địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế và không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trên địa bàn nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa. Huyện M'Drắk được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 về phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Trong đó có 11 xã được phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội và 01 xã khó khăn.

Thuận lợi


Là huyện nghèo của tỉnh, trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo, huyện thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành của tỉnh, tạo điều kiện triển khai đầu tư chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp, kịp thời, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện đã có nhiều giải pháp để tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cũng như các dự án về giảm nghèo. Các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách xã hội, vùng khó khăn thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện; tình hình trật tự an ninh - xã hội được đảm bảo.

Khó khăn


- Là một huyện ngoại thành có số lượng người có công khá lớn đòi hỏi công tác chăm sóc, quan tâm của huyện M’Drak, tỉnh Đắk Lắk đối với các đối tượng là người có công cần quan tâm đặc biệt hơn.

- Số lượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại huyện có sự biến động tăng giảm thường xuyên. Đối tượng tăng lên do có sự di chuyển từ địa phương khác đến hoặc là đối tượng mới được công nhận hưởng chế độ, chính sách; đối tượng giảm do chết hoặc di chuyển sang nơi khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023