Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU



Trang

Bảng 2.1:

Số lượng người có công trên địa bàn huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk

45

Bảng 2.2:

Số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

55

Bảng 2.3:

Số liệu cấp thẻ BHYT cho người có công và thân nhân người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

57

Bảng 2.4:

Kinh phí thực hiện chế độ điều dưỡng cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

58

Bảng 2.5:

Số liệu về sửa chữa, xây mới nhà cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

59

Bảng 2.6:

Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

60

Bảng 2.7:

Kết quả thực hiện hỗ trợ đột xuất cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong những năm qua, chính sách ưu đãi dành cho người có công với cách mạng luôn là một chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự tôn vinh và tri ân, thể hiện sâu sắc đạo lý của dân tộc đối với cống hiến của những người có công với cách mạng. Để ghi nhớ công ơn của những người con ưu tú của dân tộc, năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày để nhân dân ta tỏ lòng “Hiếu nghĩa bác ái” và lòng yêu mến đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Thực hiện tư tưởng của Người, cùng với sự tôn vinh, biết ơn, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những người có công với cách mạng đang còn sống và thân nhân của những người đã hy sinh.

Hiện nay, hệ thống văn bản thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tương đối đầy đủ, ngày càng được bổ sung và hoàn thiện đã đáp ứng phần nào những nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách; tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những bất cập và những thiếu sót gây khó khăn cho công tác giải quyết chế độ chính sách và ảnh hưởng đến người thụ hưởng chính sách. Số lượng văn bản nhiều cũng là một trong những khó khăn lớn trong việc nắm bắt và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đội ngũ những người làm công tác chính sách người có công tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đại đa số đều mới chỉ là lao động hợp đồng do đó chưa an tâm công công tác, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ mà ỉ lại vào cơ quan cấp trên...

Huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay đang quản lý hơn 1.780 hồ sơ người có công với cách mạng, chính vì vậy việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với

cách mạng trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk đã mang lại cuộc sống tốt hơn và niềm tin cho nhân dân đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo là người có công giảm mạnh qua các năm. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục hồ sơ, chưa có sự thống nhất, nhiều gia đình đối tượng người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương đôi lúc chưa kịp thời, chưa phù hợp, chưa tính hết các vấn đề phát sinh trong thực tế; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ người có công còn chưa chặt chẽ. Nhất là một số quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ trong việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, công nhận Bà mẹ Việt nam Anh hùng… còn bất cập. Do đó, việc nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện chính sách này trong thời gian tới là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn


Tới nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về vấn đề thực hiện chính sách NCCVCM ở những mức độ, phạm vi khác nhau được công bố, có thể kể tới như:

- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay”, Phạm Hải Hưng, 2007. Luận văn tập trung tiếp cận nghiên cứu về năng lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có công. Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao

năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật đối với người

có công ở nước ta.


- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang”, Nguyễn Anh Công, 2011. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay”, Đỗ Thị Hồng Hà, 2011: Luận văn đã đưa ra một số nội dung liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công và thực trạng ưu đãi đối với người có công trên phạm vi cả nước từ đó đã đề ra một số giải pháp quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công.

- Bài viết “Chính sách đối với người có công thực trạng và một số kiến nghị”, Bùi Thu Huyền, Trang Thông tin điện tử, Ban Nội chính Trung ương, 2013. Bài viết trình bày hệ thống chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời tác giả đã nêu lên một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có công với cách mạng.

- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”, Phạm Thị Dung, 2014. Luận văn nghiên cứu thực tiễn tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

- Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”, Nguyễn Xuân Bách, 2015. Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với người có công, tổ chức quản lý và thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

- Bài viết “Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Phương Thanh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 7/2015. Bài viết đã giới thiệu hệ thống pháp luật của Việt Nam về chính sách người có công với cách mạng kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay. Qua đó, tác giả phân tích, chỉ ra những điều còn bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về người có công với cách mạng ở nước ta; tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trên.

- Bài viết “Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, Tạp chí Cộng sản điện tử, 2015. Bài viết giới thiệu các chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách người có công với cách mạng qua các kỳ Đại hội; tác giả đề xuất giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng ở nước ta. Qua đó tác giả khẳng định: việc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được thực hiện thường xuyên, trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, còn có các công trình được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin đại chúng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn.

- Bài viết “Thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”, TS. Trần Văn Minh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2016. Bài viết đã khẳng định chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công là nội dung cơ bản, bộ phận hữu cơ của chính sách đối với người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Qua phân tích thực trạng, tác giả đã nêu lên một

số giải pháp cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với đối tượng này, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020”, Phạm Thị Hải Chuyền, Tạp chí Cộng sản điện tử, 2016. Bài viết đã phân tích và chứng minh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta; đồng thời tác gia đưa ra những giải pháp có tính định hướng đến năm 2020.

- Luận án Tiến sĩ chuyên ngành chính trị học: “Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thực trạng và giải pháp”, Lê Anh, 2017. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực thi chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng gồm chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo, chính sách bảo trợ xã hội từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó ưu đãi đối với người có công với cách mạng tác giả đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ phát triển nhà ở.

Qua khảo cứu cho thấy, các công trình được công bố đã giải quyết được nhiều vấn đề khoa học về chính sách, thực hiện chính sách xã hội, chính sách đối với NCCVCM ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thực hiện chính sách có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Do vậy, đề tài luận văn không bị trùng lặp, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công và thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công như: chính sách người có công, thực hiện chính sách người có công, quy trình thực hiện chính sách người có công, nội dung thực hiện chính sách người có công và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công.

- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các chính sách người có công gồm: chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách trợ cấp đột xuất, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo.

- Về thời gian: từ năm 2016 đến 2020


- Về không gian: trên địa bàn các xã thuộc huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.


5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn


5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách và thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Đồng thời, luận văn vận dụng lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách công để xây dựng khung lý thuyết của đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứu khoa học về thực hiện chính sách người có công, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

- Phương pháp thống kê mô tả: được tác giả sử dụng để trình bày số liệu thu thập được từ kết quả báo cáo hàng năm.

- Phương pháp phân tích, đánh giá: đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở để đề xuất những giải pháp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công.

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách người có công địa bàn huyện M’Drắk và đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình của địa bàn huyện M’Drắk nhằm tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Đồng thời, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các chủ thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023