hành chính phát sinh...
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, vận động toàn dân tham gia chăm sóc người có công, xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa, thực hiện các chương trình tình nghĩa đối với người có công với cách mạng.
1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách người có công
Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cũng tuân theo quy trình thực thi chính sách nói chung và được tiến hành qua 5 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách.
Thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạchtriển khai thực thi chính sách đối với người có công gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi, những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Đối Tượng Hưởng Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng
- Khái Niệm Thực Hiện Chính Sách Người Có Công
- Kinh Nghiệm Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Ở Một Số Địa Phương Và Bài Học Tham Khảo Cho Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực Trạng Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk
- Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk Giai Đoạn 2016 – 2020
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật cho tổ chức thực thi chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời
gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên
truyền chính sách đến tổng kết, rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian cho việc dự kiến thực hiện mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách.
Thứ năm, xây dựng những nội dung nội quy, quy chế trong thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng bao gồm nội quy quy chế về tổ chức điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách...
Dự kiến chính sách thực thi ở cấp nào thì lãnh đạo ở cấp đó xem xét thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Sau khi kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước triển khai tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong qua trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện. Đây là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách người có công với cách mạng. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả
kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Tuyên truyền vận động thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Việc tổ chức thực thi chính sách được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tùy theo yêu cầu của cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.
Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách.
Bước tiếp theo của tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách được thực thi trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách đối với người có công diễn ra hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật... Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Trong thực tế người ta thường hay phân công cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
Hoạt động phân công phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách
người có công một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.
Để đảm bảo cho chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra giúp cho các đối tượng thực thi chính sách nhận ra hạn chế để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.
Đôn đốc thực hiện chính sách người có công với cách mạng là hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
Bước 5: Đánh giá, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm.
Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, còn xem xét của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách công với cách mạng. Cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách công trong cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao
và những nội dung, quy chế được xây dựng. Đồng thời còn kết hợp các văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với nhà nước.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách người có công
- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng, gồm:
+ Số lượng người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công với cách mạng hàng tháng.
- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng, gồm:
+ Số lượng người có công với cách mạng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công thông qua cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng, gồm:
+ Số lượng người có công với cách mạng được điều dưỡng phục hồi sức
khỏe.
+ Tổng số tiền trợ cấp cho người có công theo chế độ điều dưỡng phục hồi
sức khỏe.
- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở:
+ Số lượng người có công với cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở.
+ Tổng số tiền hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học đối với người có công gồm:
+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh.
+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tạo việc làm.
+ Số lượng người có công, con người có công với cách mạng được hỗ trợ học phí.
+ Tổng số tiền hỗ trợ người có công với cách mạng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ học phí.
1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện chính sách.
Thực thi chính sách đối với người có công là giai đoạn cụ thể hóa chính sách vào thực tế, do vậy sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách vào trong thực tế.
Thông qua đường lối, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về các quyết sách, kế hoạch là căn cứ chỉ đạo và định hướng hoạt động từ Trung ương đến cơ sở và các nội dung cơ bản trong quá triển khai thực thi chính sách. .
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách. Thông qua các phương thức phổ biến, tuyên truyền chính sách, cán bộ, công chức nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách, từ đó phát huy sự gương mẫu của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.
Cuối cùng là vai trò trong việc phân công, phối hợp, đôn đốc thực hiện chính sách trên các kế hoạch đã xây dựng. Đó là việc chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách; kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện chính sách.
- Năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.
Chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực thi chính sách. Nói cách khác, năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực thi chính sách. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công cần phải khhông ngừng nâng cao năng lực thực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.
Năng lực của cán bộ, công chức trong thực thi chính sách đối với người có công có thể hiểu chính là việc hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối, các quy định của pháp luật và triển khai chính sách có hiệu quả và giải quyết chính sách đạt được mục tiêu.
Năng lực thực thi chính sách đối với người có công được thể hiện ở các năng lực sau: năng lực xây dựng kế hoạch triển khia thực thi chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân công, phối hợp thực thi chính sách; năng lực kiểm tra, đôn đốc, kiểm tra để duy trì chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực thi chính sách.
Nếu cán bộ, công chức thực hiện chính sách không có các năng lực trên
không chỉ làm cho việc thực thi chính sách chính sách khó đạt được mục tiêu, mà còn có thể làm cho mục tiêu của chính sách dễ bị sai lệch.
- Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực thi chính sách đối với người có công.
Nguồn lực tài chính và điều kiện cơ sở vật chất của Nhà nước là yếu tố quan trọng, không thể thiếu khi triển khai thực thi chính sách đối với người có công. Nguồn lực tài chính để thực thi chính sách đối với người có công chủ yếu là nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.
Khi có đủ nguồn lực tài chính và vật chất thì đối tượng người có công được thụ hưởng các chính sách ưu đãi sẽ được mở rộng, chế độ trợ cấp ưu đãi người có công cũng được quy định ở mức cao hơn. Ngược lại, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất hạn hẹp thì việc thực thi chính sách đối với người có công sẽ gặp khó khăn, mức trợ cấp thấp sẽ không đảm bảo đời sống cho người có công.
- Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của dân tộc.
Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đều kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc: “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực thi chính sách đối với người có công ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cả xã hội quan tâm. Có được những kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hoá của dân tộc, tấm lòng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, tình cảm, đạo đức của dân tốc Việt Nam. Thấm nhuần truyền thống văn hoá của dân tộc, chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội, đồng bào cả nước và đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài đã góp công, góp sức vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng thực thi