Đối Tượng Hưởng Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng

thực hiện chính sách người có công trên địa bàn địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, và là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách người có công.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

Chương 1


CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

1.1. Người có công và chính sách người có công


Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 3

1.1.1. Người có công


Theo quy định tại Điều 32, Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2005, thì “Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước"; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến” [25].

Điều 29, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chi tiết: “Người có công giúp đỡ cách mạng là người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước"; người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công” hoặc bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến có đủ điều kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng”.

Theo Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012, Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Người có công với cách mạng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ

kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng” [26] và theo Điều 3 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, quy định như sau”Người có công với cách mạng bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, bao gồm cả Thương binh B được công nhận trước ngày 31/12/1093, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng [27].

Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiện xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật” [18].

Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của người có công, đó là người có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất

sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. Ở khái niệm này, người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng [18].

Trong luận văn này, người có công với cách mạng là công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác ... đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Khái niệm chính sách người có công


Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện bằng đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra [29, tr. 42].

Theo tác giả Vũ Cao Đàm: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ

thống xã hội. Khái niệm hệ thống xã hội được hiểu theo một ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp hay một nhà trường [18].

Chính sách nói chung là sách lược, là kế hoạch của Đảng và Nhà nước dựa vào đường lối chính trị chung và thực tế tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhằm đạt được một mục tiêu nhất định về những vấn đề của xã hội. Trên cơ sở chính sách đề ra, Nhà nước tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể, thể chế nội dung chính sách thành các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội.

Cũng có quan niệm cho rằng: Chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân.

Trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khó để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn. Nhân dân ta không bao giờ quên công lao to lớn đó, đồng thời thấm nhuần truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước luôn đưa ra những chính sách để phần nào bù đắp về mặt vật chất và tinh thần cho họ, đó là một bộ phận của chính sách xã hội.

Chính sách đối với người có công với cách mạng là chính sách vô cùng quan trọng, nó phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh đi trước. Vì vậy, nó có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Làm tốt chính sách đối với người có công với cách mạng sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt chính sách ưu đãi này sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng dựa trên sự phát triển kinh

tế xã hội nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến, hi sinh của người có công. Chính sách đối với người có công được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với các chính sách nhằm biết ơn đối với các thế hệ đi trước.

Vì vậy, chính sách người có công là chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hi sinh cao cả của họ, và đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình của họ.

1.1.3. Nội dung chính sách người có công với cách mạng


1.1.3.1. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng


- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định.

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và pháp luật đã liệt kê những trường hợp quy định những người là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng

chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực

lượng vũ trang nhân dân”; người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

- Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh:


+ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13;

+ Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

- Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 15, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp: mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật.

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

- Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.

1.1.3.2. Một số chính sách ưu đãi người có công


Mục tiêu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nhằm tôn vinh, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh, góp phần chăm sóc, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng, tạo sự ổn định chính trị, phát triển xã hội; đồng thời, là sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Nội dung chính sách người có công được quy định tại các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công, gồm các chính sách cụ thể như sau:

Một là, trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho các đối tượng sau:

- Người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;


- Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;


- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động;

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023