* Kết quả triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo:
(1) Dự án 1: Chương trình 30a
Tổng kinh phí hỗ trợ: 452.517,692 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư là 363.136,627 triệu đồng; vốn hỗ trợ sản xuất là 70.493 triệu đồng; vốn duy tu bảo dưỡng18.888 triệu đồng.
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện
Trong những năm qua huyện đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư phát triển. Tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là 363.136,627 triệu đồng (trong đó vốn phân bổ theo các năm là 359.815 triệu đồng, vốn chuyển nguồn 2016 sang là 621,627 triệu đồng, vốn bổ sung là 2.700 triệu đồng), thực hiện đến ngày 31/12/2020 là 351.459,665, gồm 115 công trình giao thông nông thôn, y tế, giáo dục, công trình nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, nhà văn hóa xóm...
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện
Trong giai đoạn 2016 - 2020 tổng số vốn được giao 70.493 triệu đồng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế; thực hiện hỗ trợ các loại giống cây trồng, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ chuồng trại, hỗ trợ chăm sóc bảo vệ rừng cho các xã, thị trấn.
Vốn duy tu bảo dưỡng các công trình 30a: Tổng số vốn 18.888 triệu đồng, phân bổ cho 12 công trình đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà công vụ giáo viên, sửa chữa đình chợ Sóc Giang, xã Sóc Hà là 18.888 triệu đồng.
Triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo như: 05 dự án tạo việc làm công cho người nghèo thông qua việc hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn tại các xã Cần Yên, Lương Can, Yên Sơn, Cần Nông, Đa Thông, Ngọc Đào với kinh phí thực hiện 3.830 triệu đồng; 01 mô hình nông nghiệp dinh dưỡng tại 02 xã Lương Can và Quý Quân.
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tổ chức mở hội nghị tuyên truyền phổ biến chính sách việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin thị trường lao động, tư vấn tuyển chọn lao động trong nước và xuất khẩu lao động tại các xã, thị trấn được 61 cuộc có 5.490 lượt người tham dự. Kết quả có 58 lao động đi làm việc tại các nước Ả rập xê út, Maylaisia, Hàn Quốc và Nhật Bản; kinh phí thực hiện 552,45 triệu đồng.
Tổ chức mở được 33 lớp đào tạo các nghề nông nghiệp như: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ, nuôi và phòng bệnh cho trâu bò; sửa chữa máy nông nghiệp, trồng cây thanh long và sơ chế gừng, nghệ; các nghề phi nông nghiệp như: sửa chữa xe máy, xây dựng gia dụng nghề cho 1.049 người lao động nông thôn
(2) Dự án 2: Chương trình 135
Tổng kinh phí hỗ trợ: 173.314,706 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư là 144.182,692 triệu đồng; vốn hỗ trợ sản xuất là 21.100,854 triệu đồng; vốn duy tu bảo dưỡng là 8.031,16 triệu đồng, trong đó:
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng số vốn thực hiện là 144.182,692 triệu đồng, trong đó: Vốn phân bổ theo các năm là 139.529,521 triệu đồng; vốn năm 2015 chuyển nguồn sang năm 2016 thực hiện là 77,259 triệu đồng, vốn bổ sung là 4.575,912 triệu đồng giải ngân đến 31/12/2020 được 142.743 triệu đồng gồm 100 công trình giao thông nông thôn, y tế, giáo dục, công trình nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, nhà văn hóa xóm.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là 8.031,16 triệu đồng, duy tu bảo dưỡng 38 công trình (03 công trình trụ sở làm việc xã, 19 công trình giao thông, 02 công trình thủy lợi, 13 công trình nước sinh hoạt tập trung, 01 công trình điện sinh hoạt). Thông qua công tác duy tu, bảo dưỡng một số công trình đã xuống cấp được cải tạo, khắc phục, sữa chữa kịp thời, đảm bảo tiếp tục phát huy được hiệu quả của công trình, hỗ trợ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Dự án 3: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Phối hợp với Phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội nghị truyền thông giảm nghèo cho các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và đại diện các hộ nông dân nghèo các xã, thị trấn
nhằm phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến kinh nghiệm, mô hình điển hình và các thông tin thiết yếu khác. Hỗ trợ thiết bị nghe nhìn (ti vi) cho 230 hộ nghèo tại các xã, thị trấn.
Dự án 4: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá
Chỉ đạo tổ chức được 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 với 1.336 người tham gia; 10 lớp tập huấn công tác giảm nghèo tại huyện với 2.620 người tham gia với tổng số tiền 314,88 triệu đồng, kết quả giải ngân đạt 100% kế hoạch.
* Kết quả thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các tổ chức chính trị xã hội góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, điển hình như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thi đua làm giàu, giảm nghèo bền vững”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”...thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, tổ chức tuyên truyền phổ biến trong nhân dân hơn 14.304 lượt người nghe. Tuyên truyền về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phổ biến kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, các mô hình sản xuất được 176 cuộc, với 32.924 lượt người nghe. Tuyên truyền về các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của nhân dân; tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ, dân số kế hoạch hoá gia đình được 686 cuộc, 7.391 hội viên tham gia; tuyên truyền công tác giảm nghèo được 40 cuộc với 5.900 người tham gia.
Ủy ban Mặt trận các cấp quan tâm duy trì để triển khai xây nhà Đại đoàn kết, xoá nhà ở dột nát, hỗ trợ sản xuất, Quỹ “Vì người nghèo”, kết quả thu được trên 1 tỷ đồng, xây dựng 126 nhà Đại đoàn kết, trị giá 20 - 30 triệu đồng/nhà. Hội Liên hiệp phụ nữ tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ được vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, các cấp Hội có 3.077 hộ được vay vốn với tổng dư nợ 161.118 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay và được hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật trong nhiệm kỳ qua các cấp hội đã giúp được 126/97 hộ hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều, vượt 129% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã tác động tích cực và góp phần thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong huyện, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ đầu tư hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao; nắm bắt kịp thời thị trường để tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo được nhiều việc làm, tương trợ giúp đỡ được nhiều hộ gia đình trong cộng đồng thoát nghèo và làm giàu chính đáng...
Như vậy, từ nguồn lực của chương trình giúp cho địa phương chủ động triển khai các hợp phần của dự án ngay tại cơ sở gắn với sự tham gia của người dân nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Chương trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư giúp cho cán bộ cơ sở nâng cao năng lực trong quá trình chỉ đạo, điều hành và phát huy vai trò giám sát cộng đồng, sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện.
Từ nguồn vốn đầu tư phát triển đã giúp cho huyện đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội như: Phát triển mở rộng hệ thống đường giao thông, điện lưới quốc gia, mương thủy lợi, đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế xã... Kết thúc năm 2020, có 21/21 xã, thị trấn với 96,3% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; toàn huyện có 220 giường bệnh, tỷ lệ
15 bác sĩ/01 vạn dân; có 19/21 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% các trường học được đầu tư xây dựng kiên cố hóa; 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng động; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%; có 24 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 16 trường so với năm 2015).
Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, đã giúp cho người dân thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi; chú trọng khâu giống và công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất cho nhân dân; tổ chức hợp tác liên kết với các đối tác trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 30.637 tấn, giá trị nông nghiệp đạt 38,4 triệu đồng/ha, đạt 104% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, trong đó các xã vùng đồng đạt 63,7 triệu đồng/ha. Đã hình thành được vùng sản xuất thuốc lá chất lượng cao tại xã Ngọc Đào, thị trấn Xuân Hoà; các cây trồng có thế mạnh của huyện tiếp tục được mở rộng diện tích như ngô, lạc, gừng, ớt, nghệ... đem lại thu nhập ổn định cho người dân góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Các chính sách giảm nghèo khác được huyện chú trọng triển khai tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân, người dân có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ như: y tế, giáo dục, dạy nghề, xuất khẩu lao động, tín dụng ưu đãi giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó tỷ lệ giảm nghèo của huyện giảm mỗi năm bình quân giảm 6,45%/ năm (đầu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 59,02%, đến cuối năm 2020 chiến 32,87%) (theo chuẩn nghèo đa chiều)
Bảng 2.2. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020
Tỷ lệ hộ nghèo | Mục tiêu đề ra | Kết quả | So sánh | |
2016 | 59,02% (7.432 hộ nghèo) | 5% trở lên | 6,1 % (575 hộ) | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa Của Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 10
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
51,81 % (6.752 hộ nghèo) | 5% trở lên | 7,21% (680 hộ nghèo) | + | |
2018 | 46,78% (6.154 hộ nghèo) | 5% trở lên | 5,03% (598 hộ nghèo) | + |
2019 | 37,92% (5.494 hộ nghèo) | 5% trở lên | 8,86% (660 hộ nghèo) | + |
2020 | 32,87% (4.539 hộ nghèo) | 5% trở lên | 5,05% (955 hộ) | + |
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hà Quảng)
2.2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu
* Nguyên nhân của thành tựu Nguyên nhân khách quan:
Chính sách giảm nghèo của Nhà nước đưa ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cùng với những chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng xâu, vùng xa, biên giới với số vốn đầu tư tăng dần đặc biệt là các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là cơ sở quan trọng để huyện khai thác tiềm năng, tập trung cho đầu tư phát triển và thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.
Các cấp, các ngành coi giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện với quy chế hoạt động khá chặt chẽ và phân công nhiệm vụ rò ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo. Các chính sách liên quan đến chính sách giảm nghèo được xây dựng kế hoạch và triển khai trực hiện đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, đúng với đối tượng được hưởng thụ.
Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giảm nghèo bền vững đã có những chuyển biến tích cực coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo đến với nhân dân.
Các tổ chức đoàn thể tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện chính sách, chủ động, sáng tạo tìm cách làm hay vươn lên tự thoát nghèo. Ý thức của người dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng được nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh từng bước được cải thiện; nhân dân nhận thức rò vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ giảm nghèo đối với sự phát triển của địa phương.
Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cấp huyện chủ yếu là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo cấp cơ sở nên đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Các phòng, ban, ngành trong huyện cùng với nhiệm vụ chuyên môn trong thực hiện chính sách đã trực tiếp chỉ đạo các xã, thị trấn được phân công phụ trách; tích cực khảo sát thực trạng đói nghèo, tham mưu xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững và chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện chính sách.
2.2.2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
* Hạn chế:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững:
Việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chung chung, không sát với điều kiện thực tế của từng địa phương, thiếu giải pháp hiệu quả và khả thi; việc định hướng từ trên xuống chưa gắn kết với đặc điểm của từng địa phương. Việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, mô hình khuyến nông để giảm nghèo đã mang lại kết quả nhưng việc nhân rộng còn hạn chế. Trên địa bàn huyện chỉ có 02 mô hình điển hình là: Mô hình trồng cây thuốc lá chất lượng cao tại xã Ngọc Đào, thị trấn Xuân Hòa, mô hình trồng cây lạc giống tại xã Ngọc Động. Mức hỗ trợ cho công tác khuyến nông còn thấp.
Hà Quảng là một huyện nghèo, không có ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch xác định thứ tự ưu tiên để thực hiện trong từng giai đoạn, thời điểm chưa rò ràng. Kinh phí cấp để thực hiện các nội dung chính sách trong đề án giảm nghèo được duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn kinh phí
Trung ương bổ sung cho huyện nghèo còn thấp so với nhu cầu vốn thực tế của địa phương nên chỉ tập trung thực hiện hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phát triển hạ tầng nông thôn là chủ yếu.
Thứ hai, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:
Trình độ, năng lực của một số cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng từ khảo sát, lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Cán bộ khuyến nông đã được tăng cường, tuy nhiên vẫn còn mỏng so với thực tế, kèm theo năng lực còn hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả chưa cao. Mặt khác, hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững hiệu quả chưa cao; chưa thật sự gắn trách nhiệm trong việc phối kết hợp chỉ đạo và thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.
Hoạt động giảm nghèo chủ yếu là việc hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo dẫn tới sự trông chờ ỷ lại vào chính sách. Mặt khác, nhận thức của một số hộ dân vẫn còn hạn chế nên việc phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào thực tế còn nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi một lần chưa phát huy hiệu quả (do người dân chưa làm quen nên cần được tiếp tục hỗ trợ trong 2-3 mùa vụ). Việc sản xuất đã được cải thiện song chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn (giao thông đi lại khó khăn, chưa có nhà máy chế biến các loại nông sản) do đó không có đầu ra cho các sản phẩm nông sản sản xuất trên địa bàn huyện.
Từ nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với các công trình cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và hư hỏng. Tuy nhiên công tác vận hành, bảo dưỡng các công trình chưa được coi trọng, tình trạng sau khi nghiệm thu bàn giao các công trình được đưa vào sử dụng chưa lâu những xuống cấp nhanh, mau hỏng phổ biến ở hầu hết tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, đến cuối năm 2020 toàn huyện còn 13.807 hộ nghèo chiếm 32,87%, hộ cận nghèo còn 1.985 hộ, chiếm 14,38%, phát sinh hộ nghèo trung bình mỗi năm 68 hộ, những hộ mới thoát nghèo đời sống còn